Người bị lên máu uống gì? – 8 thức uống tốt nhất cho người bệnh lên máu

3.7/5 - (4 bình chọn)

Mặc dù thuốc hạ áp là chỉ định bắt buộc và không thể thay thế đối với người bị lên máu, nhưng có rất nhiều loại đồ ăn, thức uống quen thuộc hằng ngày cũng sẽ hỗ trợ cùng thuốc để hạ áp hiệu quả. Vậy người bị lên máu uống gì để hạ áp an toàn? Hãy để chuadautim.com giải đáp giúp bạn câu hỏi này.

Nước râu ngô

Theo đông y, râu ngô có vị ngọt, tính bình; quy kinh thận, bàng quang; có tác dụng lợi tiểu, trị tiểu buốt, tiểu rắt, sỏi thận, sỏi mật… Chính tác dụng lợi tiểu của râu ngô đã giúp đào thải lượng dịch dư thừa trong cơ thể, giảm khối lượng tuần hoàn, nhờ đó mà người bệnh lên máu có thể hạ áp hiệu quả nhờ thức uống này. Theo kinh nghiệm dân gian, để hạ huyết áp bằng nước râu ngô, bạn hãy dùng 30g râu ngô đun trong 300ml nước cho đến khi cạn chỉ còn 100ml nước, mỗi ngày uống 1 cốc liên tục trong 2 – 3 tháng.

 

Người bệnh lên máu nên uống nước râu ngô mỗi ngày để hạ huyết áp

Nước dừa

Với hàm lượng lớn kali, canxi, nước dừa là thức uống lý tưởng giúp bạn đào thải lượng natri dư thừa trong máu. Có thể bạn chưa biết, loại bỏ natri dư thừa là mục tiêu quan trọng để hạ áp hiệu quả. Tốt nhất, người bệnh lên máu nên sử dụng nước dừa tươi nguyên chất, không thêm đường; không uống nước dừa trước và sau khi luyện tập thể thao vì có thể làm giảm trương lực cơ bắp, gây mệt mỏi khi luyện tập.   

Nước ép cần tây

Không chỉ là loại rau gia vị quen thuộc, cần tây còn có thể được chế biến thành nước uống giúp hạ mỡ máu rất hiệu nghiệm. Hoạt chất apigenin trong cần tây được chứng minh là có tác dụng hạ huyết áp và giảm mỡ máu hiệu quả. Bạn có thể dùng 50g rau cần tây sắc với 3 bát con nước cho đến khi còn 1 bát để uống. Cách đơn giản hơn là xay cần tây rồi ép lấy nước, thêm mật ong và uống khoảng 120ml mỗi ngày. Huyết áp sẽ ổn định dần sau vài tháng sử dụng thức uống này.     

Nước ép mướp đắng (khổ qua)

Không chỉ biết đến với công dụng hạ mỡ máu, mướp đắng còn hỗ trợ hạ huyết áp và phòng ngừa các biến chứng trên tim mạch rất hiệu quả. Để chế biến nước ép mướp đắng thành thức uống hạ huyết áp, người bệnh lên máu có thể dùng 1 quả mướp đắng tươi, lọc bỏ hạt và rửa sạch, đem xay với khoảng 200ml nước rồi lọc bỏ bã. Mỗi ngày uống 1 cốc nước ép mướp đắng liên tục trong 3 tháng, tình trạng huyết áp cao của bạn sẽ được cải thiện thấy rõ.     

 

Nước ép khổ qua – thức uống hạ áp vô cùng công hiệu

Nước ép lựu

Theo nghiên cứu của Đại học Sheffield Hallam (Anh), uống 1 cốc ép lựu mỗi ngày có thể giảm huyết áp tâm thu 3.14mmHg, huyết áp tâm trương 2.33mmHg và huyết áp trung bình 2.6mmHg sau 28 ngày. Nguyên nhân là trong nước ép lựu có chứa nhóm chất phytochemical có tác dụng giãn mạch, hạ áp tương tự các thuốc hạ áp nhóm ức chế men chuyển.

Không chỉ vậy, nước ép lựu còn làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch tới 30%. Vì vậy, người bệnh lên máu nên uống khoảng 180ml nước ép lựu nguyên chất mỗi ngày, chú ý không bổ sung thêm đường.

Rượu tỏi

Trong tỏi có chứa hợp chất allicin, khi vào cơ thể hoạt chất này sẽ kích thích cơ thể giải phòng oxit nitric (NO) khiến cho các mạch máu giãn ra, từ đó giúp làm hạ huyết áp và cho phép máu lưu thông dễ dàng hơn trong lòng mạch. Tác dụng hạ áp của tỏi sẽ được tăng lên khi được ngâm chung với rượu.

Bạn hãy dùng 500g tỏi tươi, phơi khô 5 nắng liên tiếp rồi lột sạch vỏ và sao nóng bằng lửa vừa trong 4 phút. Sau đó ngâm tỏi đã sao với 1 lít rượu trắng trong lọ thủy tinh, để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp trong 2 tháng. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần chỉ uống 30 – 40ml (không uống quá nhiều rượu), nên uống trước bữa ăn vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.  

Nước táo mèo (Sơn tra)

Theo y học cổ truyền, táo mèo có vị chua, chát, tính hàn; quy kinh tì, vị, can; có công dụng hạ áp, giảm mỡ máu, hoạt huyết, giải độc. Nghiên cứu của Đại học Reading (Anh) cũng cho thấy, dịch chiết Sơn tra giúp làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương sau 10 tuần điều trị. Bạn có thể chế biến nước táo mèo bằng cách:   

– Lấy 1.5 kg táo mèo tươi, rửa sạch, thái miếng và ngâm trong nước muối khoảng 30 phút rồi vớt ra, rửa lại thật sạch với nước và để ráo.

– Xếp táo vào bình, đổ 1 lít mật ong vào và đậy kín nắp.

Sau 4 tháng là bạn có thể sử dụng siro mật ong táo mèo này để chữa bệnh lên máu. Mỗi ngày, bạn nên dùng 20ml siro táo mèo pha loãng với nước để uống.

Trà Đỏ ngọn

Đỏ ngọn là loại cây mọc nhiều tại vùng núi phía Bắc nước ta. Các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Sinh – Y – Dược học, Học viện Quân y đã nghiên cứu và tìm thấy trong loại lá này chứa các nhóm chất flavonoid, acid hữu cơ, saponin… có tác dụng chống oxy hóa, hạ huyết áp và ngăn ngừa xơ vữa động mạch rất hiệu quả. Bạn có thể dùng lá Đỏ ngọn tươi đun nước để uống; hoặc phơi khô lá và hãm với nước sôi để uống như trà hằng ngày.      

Giờ đây, thay vì hãm sắc vừa tốn thời gian, công sức, vừa không đảm bảo được hàm lượng hoạt chất trong Đỏ ngọn, Sơn tra… bạn có thể sử dụng những viên uống hỗ trợ hạ áp chứa chiết xuất Sơn tra, Đỏ ngọn như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống. Việc kết hợp sử dụng viên uống này cùng các thuốc hạ áp tây y sẽ giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn và phòng ngừa các biến chứng suy tim, xơ vữa động mạch do bệnh lên máu hiệu quả. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của bác Bùi Đức Thúy (Sơn Dương, Tuyên Quang) – một người bị lên máu lâu năm đã trải nghiệm giải pháp này qua video dưới đây:

Người bệnh lên máu nên uống gì? – Chia sẻ từ người bệnh đã hạ áp hiệu quả

Nếu bạn quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về giải pháp thảo dược đã được bác Thúy áp dụng hiệu quả, vui lòng liên hệ tổng đài (zalo) 0962.546.541 để được tư vấn hỗ trợ.

Mong rằng sau khi đọc bài viết này, bạn đã biết rõ người bị lên máu uống gì và lựa chọn được thức uống phù hợp để hạ áp hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên luyện tập thể dục thường xuyên và dùng thuốc hạ áp theo chỉ định để đạt kết quả điều trị tốt nhất.

Xem thêm:

Vương Tâm Thống – Giải pháp thảo dược cho người bệnh lên máu

Bệnh lên máu – mối nguy hại cho sức khỏe tim mạch của người cao tuổi

Dược sĩ Cao Thủy

Trường Đại học Dược Hà Nội

Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh tim mạch

Nguồn tham khảo:

http://www.eatingwell.com/article/2052883/three-drinks-to-lower-blood-pressure/

BẢNG GIÁ

Điện thoại đặt hàng:  0962.546.5410866.746.966

1. Vương Tâm Thống hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 1 – 2 hộp: 205.000 đồng/hộp

– Từ 3 – 5 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 195.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

2. Vương Tâm Thống 2 lọ x 90 viên (Tặng 1 hộp 30 viên):

– Giá: 1.100.000 đồng/hộp 2 lọ

3. Miễn phí vận chuyển đơn hàng từ 1,000,000đ trở lên

Ngoài ra đơn hàng thành công sẽ được chúng tôi tặng thêm 01 cuốn cẩm nang điện tử “Sống khỏe với bệnh tim mạch” qua email đăng ký

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      2 Bình luận
      Cũ nhất
      Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      nguyễn văn tám
      nguyễn văn tám
      1 Năm Trước

      tôi ở bình hòa, thuận an, bình dương thì mua thuốc vương tâm thống ở đâu?

      DS. Lê Lương
      Người sửa
      1 Năm Trước
      Trả lời  nguyễn văn tám

      Chào bạn nguyễn văn tám,
      Hiện nay Vương Tâm Thống đã được phân phối đến hầu hết các nhà thuốc tây lớn trên cả nước. Ở Bình Dương, bạn có thể hỏi mua sản phẩm tại các nhà thuốc tây gần nơi sinh sống. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt hàng trực tuyến bằng cách liên hệ qua điện thoại/zalo số 0962.546.541 hoặc truy cập đường link https://chuadautim.com/dat-hang, chúng tôi sẽ hỗ trợ giao hàng tận nhà cho bạn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về giá cả và các chương trình khuyến mại của Vương Tâm Thống tại bài viết sau:
      https://chuadautim.com/bai-viet/vuong-tam-thong/vuong-tam-thong-gia-bao-nhieu-mua-vuong-tam-thong-o-dau-la-chinh-hang.html
      Nếu cần được tư vấn cụ thể hơn, bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số: 0962.546.541 để được hỗ trợ trực tiếp.
      Chúc bạn sức khỏe!