Bệnh lên máu – tăng huyết áp, mối nguy hại cho những người ngoài 50 tuổi

5/5 - (5 bình chọn)

Bệnh lên máu là tên gọi “dân gian” của chứng tăng huyết áp – bệnh lý tim mạch phổ biến tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý đang là mối đe dọa cho hơn một nửa dân số thế giới ở độ tuổi ngoài 50.

Huyết áp bao nhiêu được coi là mắc bệnh lên máu?

Huyết áp là chỉ số áp lực của máu lên thành mạch. Để đánh giá người bệnh có bị lên máu hay không người ta dựa vào 2 chỉ số là huyết áp tâm thu (áp lực động mạch khi tim co lại) và huyết áp tâm trương (áp lực động mạch khi tim nghỉ). 

Trước đây, người bệnh được coi là bị lên máu khi huyết áp tâm thu và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg. Tuy nhiên vào năm 2017, Hội tim mạch Mỹ đã điều chỉnh lại chỉ số này ở mức thấp hơn, cụ thể được trình bày ở bảng sau:

Bảng đánh giá chỉ số huyết áp theo Hiệp hội tim mạch Mỹ 2017

Bảng đánh giá chỉ số huyết áp theo Hiệp hội tim mạch Mỹ 2017

Xem thêm: Tăng huyết áp và những điều bạn cần biết

Nguyên nhân gây ra bệnh lên máu

Có tới 90% trường hợp người bệnh lên máu không tìm ra nguyên nhân (tăng huyết áp nguyên phát). Một số điều kiện dưới đây có thể là yếu tố nguy cơ gây bệnh:

– Bệnh thận: sỏi thận, viêm cầu thận, hẹp động mạch thận…

– Bệnh nội tiết: u tủy thượng thận, cường giáp, basedown, bệnh tiểu đường…

– Bệnh tim mạch khác: hẹp động mạch, xơ vữa động mạch…

– Tác dụng phụ của thuốc: thuốc tránh thai, thuốc cường giao cảm…

– Tuổi cao trên 60.

– Tiền sử gia đình: có người mắc bệnh mạch vành (nữ dưới 65 tuổi và nam dưới 55 tuổi).

– Lười vận động thể chất.

– Chế độ ăn thiếu khoa học: nhiều muối, chất béo, đường.

– Yếu tố tâm lý: căng thẳng, lo lắng thường xuyên.

Triệu chứng lên máu là gì?

Hầu hết những người mắc bệnh lên máu đều sẽ không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào. Cách chính xác nhất để biết bạn có bị lên máu hay không là đo huyết áp thường xuyên. Tuy nhiên, nếu huyết áp tăng cao lên đạt mức 180/120mmHg thì đây được coi là cơn tăng huyết áp kịch phát, người bệnh sẽ gặp phải các những triệu chứng như:

– Đau đầu.

– Buồn nôn, nôn mửa.

– Chóng mặt, khó chịu trong người.

– Mờ mắt, nhìn đôi, nhìn ba.

– Chảy máu cam, có máu trong nước tiểu.

– Đánh trống ngực, tim đập loạn nhịp.

– Khó thở.

Bệnh lên máu có nguy hiểm không?

Huyết áp tăng cao trong thời gian dài nếu không được điều trị tốt có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như:

– Đột quỵ (tai biến mạch máu não).

– Nhồi máu cơ tim.

– Suy tim.

– Suy thận.

– Bệnh mạch vành.

– Tổn thương mạch máu (rách, phình mạch, xơ vữa mạch máu…)

Bạn bị lên máu và lo lắng về những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra? Hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo theo số 0962.546.541 để được tư vấn về giải pháp phòng tránh hiệu quả.


Cách trị lên máu tại nhà khi người bệnh tăng huyết áp kịch phát

Khi bị lên máu cần làm gì để hạ huyết áp nhanh chóng? Những bước xử trí dưới đây sẽ trả lời câu hỏi này giúp bạn khi người thân gặp phải cơn tăng huyết áp kịch phát:

– Để người bệnh nghỉ ngơi tại chỗ, nới rộng quần áo.

– Đo huyết áp. Nếu thấy huyết áp tăng cao trên 180mmHg/110mmHg, cho người bệnh dùng thuốc hạ áp (theo chỉ định của bác sỹ), ưu tiên sử dụng dạng nhỏ giọt hoặc đặt dưới lưỡi tác dụng nhanh.

– Nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí thích hợp.

Dưới đây là video tư vấn của GS. TS Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam hướng dẫn cách xử trí khi lên cơn tăng huyết áp kịch phát, mời bạn tìm hiểu thêm:


GS.TS Phạm Gia Khải hướng dẫn cách xử trí khi lên cơn tăng huyết áp kịch phát 

Điều chỉnh lối sống – Giải pháp dài hạn cho người bệnh lên máu

– Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, cà phê, trà đặc, nước tăng lực có chứa caffeine…

– Giảm lượng muối ăn (dưới 6g/ngày).

– Hạn chế đồ ăn chứa nhiều chất béo, tinh bột, đường…

– Tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên vỏ…

– Tập thể dục thường xuyên từ 30 – 45 phút mỗi ngày; tham khảo ý kiến bác sỹ khi bắt đầu những bài tập đòi hỏi gắng sức nhiều.

– Giảm căng thẳng, luyện những bài tập thư giãn như hít thở sâu, yoga, thiền,…

– Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.

Khi bị lên máu nên uống gì?

Thuốc điều trị bệnh lên máu

Nếu thay đổi lối sống thôi chưa đủ để kiểm soát chỉ số huyết áp của bạn, bác sỹ có thể kê toa một số loại thuốc hạ áp kết hợp với các thuốc điều trị nguyên nhân. Các thuốc trị bệnh lên máu thường dùng là:

– Thuốc chẹn beta: giúp tim đập chậm hơn, giảm lượng máu đi qua động mạch.

– Thuốc lợi tiểu: giúp loại bỏ bớt dịch dư thừa trong máu để làm hạ huyết áp.

– Thuốc ức chế men chuyển: là thuốc giãn mạch, hạ áp thường dùng cho người bệnh có suy tim.

– Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II: được dùng để thay thế cho nhóm ức chế men chuyển khi người bệnh gặp tác dụng phụ như ho khan quá mức.

– Thuốc chẹn kênh canxi: giúp tim đập chậm hơn, mạnh hơn, giảm gánh nặng cho tim và áp lực trong lòng mạch.

Sản phẩm thảo dược cho người bệnh lên máu

Thuốc tây có thể giúp giảm huyết áp nhanh chóng. Tuy nhiên nếu ngừng thuốc, huyết áp có thể tăng vọt bất kỳ lúc nào. Do vậy, giải pháp tối ưu để ổn định chỉ số huyết áp mà các bác sỹ khuyên người bệnh nên áp dụng, đó là sử dụng thuốc kết hợp cùng những sản phẩm thảo dược có hoạt tính giãn mạch tốt như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Đan sâm, từ đó phòng tránh những biến chứng nguy hiểm do tăng huyết áp gây ra.

Lợi ích của những thảo dược này cũng đã được chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Điển hình như nghiên cứu về Hoàng bá của Đại học Yaounde I, Cameroon cho thấy, chiết xuất thảo dược này giúp làm giảm huyết áp tâm thu (6,0%) và huyết áp tâm trương (13,1%) chỉ sau 8 tuần sử dụng.

Tác dụng giãn mạch, hạ áp của Đỏ ngọn cũng đã được các bác sỹ Học viện Quân y chứng minh qua nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng Sinh – y – dược học. Sử dụng Đỏ ngọn và Bồ hoàng không chỉ làm gia tăng tác dụng hạ áp, mà còn bổ sung thêm các chống oxy hóa, tăng tính đàn hồi thành mạch; từ đó giúp bảo vệ tim mạch khỏi các nguy cơ như bệnh mạch vành, suy tim, nhồi máu cơ tim…

Hiện nay, bạn có thể tìm thấy những thảo dược này trong viên uống thảo dược hỗ trợ hạ áp cho người bệnh lên máu là Vương Tâm Thống. Cũng nhờ giải pháp thảo dược này mà bác Bùi Đức Thúy (Sơn Dương, Tuyên Quang) – một người bị bệnh lên máu lâu năm bị biến chứng hở van tim đã kiểm soát được huyết áp trong giới hạn an toàn, hiệu quả vượt trội hơn so với chỉ dùng thuốc tây đơn độc. Bạn đọc có thể lắng nghe chia sẻ của bác tại video dưới đây:

Bí quyết trị bệnh lên máu với thảo dược Đông y

Xem thêmThông tin về sản phẩm giúp ổn định huyết áp có chứa Bồ hoàng, Đan sâm

Lên máu là bệnh lý mạn tính đòi hỏi người bệnh phải kiên trì điều trị suốt đời. Đừng để đến khi xuất hiện những triệu chứng thì bạn mới điều trị, bởi đó cũng chính là lúc biến chứng ập đến với những hậu quả khôn lường. Bạn hãy xây dựng cho mình kế hoạch điều trị dài hạn với chế độ ăn uống khoa học, luyện tập thường xuyên và sử dụng thuốc đều đặn để sống chung với căn bệnh vốn được coi là “sát thủ thầm lặng này”. 

Dược sĩ Lê Lương

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/high-blood-pressure-hypertension

http://www.bloodpressureuk.org/BloodPressureandyou/Thebasics/Whatishigh

https://www.medicalnewstoday.com/articles/159283.php

——————————

BẢNG GIÁ

Điện thoại đặt hàng:  0962.546.5410866.746.966

1. Vương Tâm Thống hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2-5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

2. Vương Tâm Thống 2 lọ x 90 viên (Tặng 1 hộp 30 viên):

– Giá: 1.100.000 đồng/hộp 2 lọ

3. Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Ngoài ra đơn hàng thành công sẽ được chúng tôi tặng thêm 01 cuốn cẩm nang điện tử “Sống khỏe với bệnh tim mạch” qua email đăng ký

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      2 Bình luận
      Cũ nhất
      Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Quang Hung
      Quang Hung
      6 Năm Trước

      Tôi 52 tuôi nhịp tim đập khoảng 90 đến 110 bpm. như vậy có sao không? cho tôi lời giải đáp. Cám ơn