Tôm là loại hải sản có thể chế biến thành nhiều món ngon giúp tăng cường dưỡng chất cho cơ thể nên được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, người huyết áp cao có ăn được tôm không? Tôm có tác động gì đến huyết áp và sức khỏe tim mạch? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây để lên thực đơn đúng.
Hàm lượng dinh dưỡng của tôm
Mười con tôm cỡ vừa hấp hoặc luộc sẽ cung cấp:
– Lượng calo: 45,5
– Chất béo: 0,65g
– Natri: 174 mg
– Carbohydrate: 0g
– Chất xơ: 0g
– Đường: 0g
– Chất đạm: 8,69g
Và nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu như kẽm, vitamin B12, vitamin D, selen, choline, đồng, I ốt…
Những tác động của tôm đến huyết áp và tim mạch
Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, Tôm có thể mang lại nhiều lợi ích, bao gồm:
– Giúp phát triển cơ bắp, tăng năng lượng hoạt động: Tôm là một nguồn protein chất lượng cao sẽ hỗ trợ tốt cho việc phát triển thể chất và phục hồi sức khỏe sau khi tập thể dục, chơi thể thao.
– Cải thiện tuần hoàn máu: Tôm cung cấp omega-3 – loại axit béo có lợi làm giảm huyết áp và giúp máu lưu thông tốt, qua đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
– Ổn định mỡ máu: Mặc dù tôm chứa một lượng nhất định của cholesterol, nhưng chúng chứa ít chất béo bão hòa so với nhiều loại thịt khác. Do vậy, việc sử dụng tôm sẽ giúp kiểm soát lượng mỡ máu, góp phần bảo vệ thành mạch máu, ngăn xơ vữa động mạch.
– Tăng tạo máu, ổn định thần kinh: Tôm cũng là một nguồn cung cấp sắt và kẽm, vitamin B12, vitamin D, selen, choline, đồng, I ốt… giúp tăng chất lượng máu, ổn định huyết áp, bảo vệ sức khỏe tim mạch, não bộ.
Huyết áp cao có ăn được tôm không? Tôm có lợi cho sức khỏe tim mạch
Huyết áp cao có ăn được tôm không? Những lưu ý khi ăn
Với những lợi ích kể trên, tôm thực sự là một loại thực phẩm tốt dành cho người huyết áp cao nói riêng và người mắc bệnh tim mạch nói chung. Tuy nhiên, để mang lại lợi ích sức khỏe tốt nhất, bạn cần chú ý một số điểm sau khi ăn tôm:
– Không chế biến tôm bằng cách chiên rán với nhiều dầu mỡ.
– Nên chế biến tôm bằng cách hấp, luộc để thêm vào nhiều món ăn khác nhau như salad, súp, món xào…
– Có thể nướng hoặc xào tôm với chút dầu tốt cho tim mạch như oliu, dầu quả óc chó, dầu mè; ăn cùng rau và gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc nguyên hạt.
– Nên ướp hoặc nêm tôm với các loại thảo mộc và gia vị như ớt, ngò, rau thì là, tỏi, gừng, chanh, bạc hà, tiêu hoặc nghệ.
– Lưu ý chọn tôm tươi sống, không ăn tôm nếu đã từng dị ứng tôm hoặc các loại hải sản có vỏ.
Huyết áp cao nên ăn gì? Tổng hợp những thực phẩm tốt nhất
Ngoài tôm, việc sử dụng thường xuyên những thực phẩm sau đây cũng sẽ hỗ trợ người bệnh kiểm soát huyết áp tốt hơn, hạn chế nguy cơ tăng cao kịch phát và ngăn chặn những biến chứng xấu lên tim mạch.
– Rau xanh: Rau xanh như cải bắp, rau chân vịt, súp lơ xanh, cải xanh là những nguồn cung cấp kali có thể giúp giảm huyết áp.
– Trái cây và rau quả: Trái cây như lựu, dứa, cam, và nho; rau quả như cà chua và cà rốt đều giàu chất chống oxy hóa và chất xơ, vitamin có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch và giảm huyết áp.
– Các loại hạt, quả hạch: như hạt lanh, hạt hướng dương, hạnh nhân, quả óc chó chứa nhiều axit béo omega-3, chất chống oxy hóa giúp ổn định huyết áp và mỡ máu.
– Cá: Cá như cá hồi, cá ngừ chứa nhiều axit béo omega-3 giúp giảm huyết áp và cải thiện tuần hoàn máu.
– Đậu và sản phẩm từ đậu: như đậu nành, đậu Hà Lan và sữa đậu nành là nguồn cung cấp protein thực vật, chất xơ và khoáng chất có thể hỗ trợ kiểm soát huyết áp.
– Ngũ cốc nguyên hạt: như yến mạch, gạo lứt, lúa mạch đều giàu chất xơ và khoáng chất tốt cho người huyết áp cao.
Top thực phẩm tốt cho người huyết áp cao
Vương Tâm Thống – Giải pháp ổn định huyết áp tự nhiên đã được khảo sát hiệu quả
Theo các chuyên gia tim mạch, một số thảo dược như Bồ hoàng, Hoàng bá, Đan sâm, Mạch môn… có tác dụng hạ áp từ từ và êm dịu, đồng thời giúp ngăn chặn hiệu quả các biến chứng của huyết áp cao như xơ vữa động mạch, hở van tim, suy tim, đột quỵ…
Bởi vậy, bên cạnh việc sử dụng thuốc hạ áp theo chỉ định cùng thay đổi thực đơn ăn uống phù hợp, người bệnh huyết áp cao nên bổ sung thêm sản phẩm hỗ trợ từ các thảo dược trên, điển hình như Vương Tâm Thống để giúp ổn định huyết áp tốt lâu dài, giúp tim mạch khỏe và hạn chế phải đối mặt với các tác dụng phụ của thuốc tây khi dùng liều cao, dài ngày.
Thực tế đã chứng minh điều này khi có nhiều trường hợp dùng thuốc tây kéo dài nhưng vẫn có những cơn tăng huyết áp kịch phát kèm theo xơ vữa mạch vành tiến triển với biểu hiện đau tức ngực, khó thở, choáng váng, đau đầu; thế nhưng từ khi kết hợp cùng Vương Tâm Thống thì huyết áp hạ xuống mức thường và ổn định, bệnh tim được kiểm soát, cả thể chất và tinh thần đều tốt hơn hẳn. Ví như chia sẻ từ cô Nguyễn Thị Hường (Bắc Ninh) trong video dưới đây:
Chia sẻ kinh nghiệm chữa huyết áp cao, ngừa bệnh tim mạch hiệu quả
Những thông tin trên chắc hẳn đã giúp bạn hiểu rõ “huyết áp cao có ăn được tôm không” cùng những thực phẩm, sản phẩm bổ trợ tốt để giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả, bền vững và an toàn. Nếu cần hỗ trợ thêm về cách điều trị huyết áp cao và các bệnh lý tim mạch, bạn hãy liên hệ ngay qua điện thoại hoặc Zalo số 0962.546.541 để được chuyên gia giải đáp nhanh chóng.
Xem thêm:
11 biến chứng nguy hiểm của huyết áp cao cần phòng ngừa sớm
Lợi ích thực sự của Vương Tâm Thống đối với người cao huyết áp
Nguồn tham khảo: webmd.com, health.com