Mặc dù cao huyết áp là căn bệnh không còn xa lạ nhưng huyết áp cao có nguy hiểm không vẫn là băn khoăn của rất nhiều người. Để hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này, hãy cùng tìm hiểu 11 biến chứng nguy hiểm của cao huyết áp trong bài viết này.
Huyết áp cao có nguy hiểm không?
Huyết áp cao (tăng huyết áp) là căn bệnh nguy hiểm, có thể âm thầm hủy hoại cơ thể bạn trong nhiều năm trước khi các triệu chứng xuất hiện và đó cũng là lúc biến chứng đã xảy ra. Nếu không được kiểm soát tốt, huyết áp cao có thể dẫn đến tàn tật, suy giảm chất lượng cuộc sống, hoặc thậm chí là tử vong.
Tìm hiểu 11 biến chứng của cao huyết áp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn huyết áp cao có nguy hiểm không và nguy hiểm như thế nào.
Huyết áp cao có nguy hiểm không là băn khoăn của rất nhiều người bệnh
Bệnh mạch vành
Áp lực máu quá lớn có thể tạo ra những vết rách nhỏ tại thành trong của động mạch. Tại vị trí đó bạch cầu, cholesterol, canxi và các chất thải trong máu sẽ tập trung lại và hình thành nên mảng xơ vữa làm cản trở sự lưu thông máu trong động mạch vành, gây thiếu máu cơ tim (bệnh mạch vành).
Nhồi máu cơ tim
Trường hợp mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn do mảng xơ vữa bị phát triển quá dày, nứt vỡ và hình thành cục máu đông; vùng cơ tim không nhận được máu nuôi dưỡng sẽ bị hoại tử. Đây là biến chứng nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Huyết áp cao có nguy hiểm không? – Nguy hiểm vì có thể gây nhồi máu cơ tim đe dọa tính mạng
Phình mạch
Theo thời gian, áp lực máu di chuyển qua một động mạch bị suy yếu có thể khiến một phần thành mạch phình to ra. Phình mạch có thể vỡ, gây chảy máu trong đe dọa tính mạng. Biến chứng này có thể xảy ra ở bất kỳ động mạch nào, nhưng phổ biến nhất là động mạch chủ, động mạch não
Suy tim
Để thắng được áp lực cao trong thành động mạch, cơ tim phải tăng cường co bóp. Tình trạng này kéo dài khiến cho thành cơ tim dày lên, phì đại, làm giảm khả năng co bóp và đổ đầy máu. Vì vậy tim không thể cung cấp đủ lượng máu đi nuôi cơ thể và dẫn đến suy tim.
Huyết áp cao tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng, để được tư vấn về giải pháp trị và phòng tránh mọi rủi ro, bạn hãy vui lòng liên hệ tổng đài (zalo) 0962.546.541 để được hỗ trợ.
Đột quỵ (tai biến mạch máu não)
Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ chính của đột quỵ não. Nguyên nhân là do sự xuất hiện của mảng xơ vữa và cục máu đông trong động mạch não khiến cho một phần não bộ không thể nhận đủ máu nuôi dưỡng và chết đi không hồi phục.
Áp lực của máu trong động mạch não tăng quá cao có thể gây xuất huyết não, trường hợp này là đột quỵ thể xuất huyết mà không liên quan đến xơ vữa động mạch.
Huyết áp cao có nguy hiểm không? – Huyết áp cao rất nguy hiểm vì có thể gây đột quỵ não
Bệnh động mạch ngoại biên
Các mảng xơ vữa tích tụ do huyết áp cao có thể làm giảm lưu lượng máu đến các động mạch ở chân, gây đau, chuột rút, tê bì, thậm chí là hoại tử và hậu quả là phải cắt cụt chi. Bệnh động mạch ngoại biên thường ít được chẩn đoán vì mọi người bệnh đều nghĩ rằng đó là dấu hiệu lão hóa.
Hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các yếu tố bao gồm huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu cao, chu vi vòng eo lớn. Hội chứng này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, đột quỵ và các vấn đề sức khỏe khác.
Mất thị lực
Huyết áp cao có thể tàn phá các mạch máu mỏng manh nuôi dưỡng cho mắt, gây chảy máu trong mắt, khiến mắt nhìn mờ hoặc thậm chí là mù lòa. Tình trạng này còn được gọi là bệnh võng mạc do tăng huyết áp.
Huyết áp cao cũng có thể gây ra tích tụ dịch trong võng mạc, gây tổn thương dây thần kinh thị giác, dẫn đến mất thị lực nhanh chóng.
Huyết áp cao có nguy hiểm không? – Nguy hiểm vì có thể gây mù lòa vĩnh viễn
Suy giảm trí nhớ và tư duy
Những người bị huyết áp cao có nhiều khả năng bị giảm khả năng suy nghĩ, học hỏi và ghi nhớ. Nguyên nhân là do các động mạch não bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn do tăng huyết áp đã làm hạn chế lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cho vùng tư duy và trí nhớ của não bộ.
Biến chứng trên thận
Theo thống kê tại Mỹ, huyết áp cao là nguyên nhân thứ hai gây suy thận, sau bệnh tiểu đường. Huyết áp cao khiến cho các mạch máu trong thận trở nên suy yếu và thu hẹp, thận sẽ khó thực hiện công việc lọc máu để loại bỏ chất thải và chất lỏng ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả.
Tình trạng ứ muối và nước trong cơ thể lâu ngày sẽ khiến cho huyết áp tăng cao hơn nữa, tạo ra một vòng xoắn bệnh lý vô cùng nguy hiểm.
Huyết áp cao có nguy hiểm không? – Nguy hiểm vì có thể gây suy thận
Rối loạn chức năng tình dục
Ở nam giới, huyết áp cao làm giảm lưu lượng máu đến dương vật để duy trì sự cương cứng, cản trở quá trình xuất tinh và giảm ham muốn tình dục. Đối với phụ nữ, lưu lượng máu đến âm đạo giảm cũng sẽ làm giảm đi sự kích thích, khô âm đạo, lãnh cảm tình dục.
Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã có cho mình đáp án cho câu hỏi “huyết áp cao có nguy hiểm không?”. Vậy làm thế nào để phòng tránh được những biến chứng này? Giải pháp cho bạn sẽ có ngay sau đây!
Giải pháp phòng ngừa biến chứng từ cao huyết áp
Như vậy, có rất nhiều biến chứng nghiêm trọng gắn liền với huyết áp cao. Việc hạ huyết áp và giữ chỉ số ở ngưỡng an toàn sẽ quyết định đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của bạn.
Điều chỉnh lối sống
Theo Hiệp hội Tim mạch và Hiệp hội Đột quỵ Mỹ (AHA/ASA) thay đổi lối sống là bước đầu tiên trong việc kiểm soát tăng huyết áp để dự phòng biến chứng. Để không còn phải bận tâm về vấn đề huyết áp cao có nguy hiểm không, bạn cần:
– Giảm cân: Huyết áp tâm thu có thể giảm từ 5 – 20 mm Hg nếu bạn giảm được 10kg cân nặng. Mục tiêu là giảm chỉ số khối cơ thể (BMI) xuống 20 – 25 kg /m2; vòng bụng <94 cm ở nam giới và <80 cm ở phụ nữ.
– Hạn chế uống rượu: Uống không quá 30 ml rượu mỗi ngày đối với nam giới hoặc 15 ml rượu mỗi ngày đối với phụ nữ, huyết áp tâm thu có thể giảm xấp xỉ 2 – 4 mmHg.
– Cắt giảm lượng muối ăn xuống dưới 6g/ngày, tức là khoảng một thìa cà phê hoặc giảm lượng muối chỉ còn dưới 2g/ngày để hạ huyết áp xuống thấp hơn nữa.
– Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, ít chất béo, tăng cường bổ sung nhiều trái cây tươi và rau quả; giảm lượng chất béo bão hòa và cholesterol để tăng cường sức khỏe tim mạch tổng thể.
– Ngừng hút thuốc và cắt giảm caffein có trong cà phê, trà, nước ngọt…
– Luyện tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày vào hầu hết các ngày trong tuần.
Sử dụng thuốc kết hợp giải pháp thảo dược
Nếu thay đổi lối sống không đủ để đạt được chỉ số huyết áp mục tiêu, bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc hạ áp như thuốc lợi tiểu thiazide, thuốc ức chế men chuyển/ thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB), thuốc chẹn kênh canxi…
Để sớm đạt được chỉ số huyết áp mục tiêu và bảo vệ hệ thống mạch máu trước những tác động của cao huyết áp, người bệnh nên sử dụng thuốc kết hợp cùng những thảo dược có tác dụng giãn mạch, tăng tính bền thành mạch, chống xơ vữa và ngăn ngừa cục máu đông như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá…
Nhờ sử dụng viên uống có thành phần chứa các thảo dược này như Vương Tâm Thống, rất nhiều người bệnh huyết áp cao đã hạ áp hiệu quả, sức khỏe tim mạch ổn định và không còn phải lo lắng về vấn đề huyết áp cao có nguy hiểm không trong suốt nhiều năm qua.
Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của cô Vũ Thị Dung (Bắc Giang) – người bệnh đã hạ huyết áp thành công từ 150 mmHg xuống còn 120 mmHg trong video:
Bí quyết chữa tăng huyết áp, hở van tim từ thảo dược của cô Vũ Thị Dung
Bài viết này chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp băn khoăn về vấn đề huyết áp cao có nguy hiểm không và nhận thức rõ được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh, sử dụng thuốc đều đặn và lựa chọn sản phẩm hỗ trợ phù hợp để đẩy lùi các biến chứng từ cao huyết áp.
Chào bạn Minh Hải,
Huyết áp tâm trương của bạn ở mức 95mmHg (trên 90mmHg) thì là huyết áp cao bạn nhé. Bạn cần đi khám và đo lại huyết áp tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị đúng cách.
Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý tim mạch. Vì vậy bên cạnh việc điều trị huyết áp cao bằng thuốc kết hợp cùng điều chỉnh lối sống, bạn nên sử dụng sớm Vương Tâm Thống với liều 4 viên/ngày chia làm 2 lần trong thời gian từ 3 – 6 tháng để cải thiện chỉ số huyết áp; phòng ngừa biến chứng suy tim, nhồi máu cơ tim do tăng huyết áp gây ra. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm trong bài viết: https://chuadautim.com/bai-viet/vuong-tam-thong/loi-ich-cua-vuong-tam-thong-doi-voi-nguoi-benh-cao-huyet-ap.html
Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0962.546.541 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
huyết áp 137/95 có phải là huyết áp cao không bác sĩ?
Chào bạn Minh Hải,
Huyết áp tâm trương của bạn ở mức 95mmHg (trên 90mmHg) thì là huyết áp cao bạn nhé. Bạn cần đi khám và đo lại huyết áp tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị đúng cách.
Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý tim mạch. Vì vậy bên cạnh việc điều trị huyết áp cao bằng thuốc kết hợp cùng điều chỉnh lối sống, bạn nên sử dụng sớm Vương Tâm Thống với liều 4 viên/ngày chia làm 2 lần trong thời gian từ 3 – 6 tháng để cải thiện chỉ số huyết áp; phòng ngừa biến chứng suy tim, nhồi máu cơ tim do tăng huyết áp gây ra. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm trong bài viết:
https://chuadautim.com/bai-viet/vuong-tam-thong/loi-ich-cua-vuong-tam-thong-doi-voi-nguoi-benh-cao-huyet-ap.html
Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0962.546.541 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!