Theo tổ chức y tế thế giới, cao huyết áp là nguyên nhân gây ra 7,5 triệu ca tử vong mỗi năm. Đây là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất gây ra những cơn đột quỵ não và bệnh mạch vành. Ước tính khoảng 40% số người trên 25 tuổi gặp phải tình trạng cao huyết áp, tuy nhiên, người bệnh thường chỉ phát hiện ra bệnh sau khi nó đã làm tổn hại tới các cơ quan gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh cao huyết áp là gì?
Cao huyết áp (còn gọi là tăng huyết áp) là một bệnh lý mạn tính, trong đó áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch tăng cao bất thường. Huyết áp được thể hiện bằng hai chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương tương ứng với áp lực máu lên thành mạch lúc tim co bóp để bơm máu (áp lực cao nhất) và lúc tim nghỉ ngơi (áp lực thấp nhất). Một người được coi là cao huyết áp khi huyết áp thường xuyên ở mức 140/90 mmHg trở lên (nghĩa là huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg).
Gần đây, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã đưa ra chỉ số chẩn đoán huyết áp ở mức thấp hơn là 130/80 mmHg nhằm nâng cao ý thức kiểm soát của người bệnh từ giai đoạn sớm. GS. TS Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam đã có chia sẻ trực tiếp về thông tin này qua video dưới đây.
Phân loại và nguyên nhân của huyết áp cao
Huyết áp cao được chia thành hai loại đó là :
– Huyết áp cao nguyên phát: dùng để chỉ các trường hợp bác sĩ không thể xác định được nguyên nhân cụ thể. Đây là dạng tăng huyết áp phổ biến (chiếm 90-95%). Các nhà khoa học cho rằng, nó có liên quan đến yếu tố di truyền, môi trường và nhiều yếu tố khác. Trong đó yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng nhất.
Bất thường được tìm thấy trong các gen quy định một nhóm hormon, gọi chung là hệ thống renin-angiotensin-aldosterone. Hệ thống này ảnh hưởng đến tất cả các yếu tố liên quan đến huyết áp trong cơ thể như: sự co mạch, cân bằng muối và nước, sự phát triển các tế bào của tim.
Các nghiên cứu còn cho thấy, nguyên nhân làm tăng huyết áp ở một số người có thể xuất bởi sự hoạt động bất thường của hệ thần kinh giao cảm. Đây là một phần của hệ thần kinh tự chủ có tác dụng điều chỉnh nhịp tim, huyết áp và sự co giãn của mạch máu.
– Huyết áp cao thứ phát: chỉ những trường hợp huyết áp cao có nguyên nhân bắt nguồn từ một yếu tố rõ ràng chẳng hạn như tác dụng phụ của thuốc hay bệnh nào đó, bao gồm : Bệnh tiểu đường, bệnh thận mãn tính, hẹp động mạch chủ bẩm sinh, rối loạn tuyến giáp…
Triệu chứng của bệnh cao huyết áp
Cao huyết áp ít khi gây ra triệu chứng, thường thì người bệnh chỉ nhận biết sau khi nó gây tổn hại các cơ quan. Khi người bệnh lên cơn tăng huyết áp kịch phát (từ 180/120 mmHg trở lên), một số triệu chứng có thể bao gồm :
– Nhức đầu
– Chóng mặt
– Mệt mỏi
– Ù tai
Hậu quả của huyết áp cao
Huyết áp cao thường tiến triển âm thầm và gây tổn hại nhiều cơ quan như tim, thận, mắt, mạch máu… Nó liên quan đến 75% số ca đau tim và đột quỵ.
Biến chứng của cao huyết áp
Biến chứng của tăng huyết áp trên tim
Đây biến chứng nguy hiểm và thường gặp nhất của tăng huyết áp, các biến chứng trên tim mạch thường gặp bao gồm:
– Bệnh mạch vành: Mạch vành là mạch máu nuôi tim. Huyết áp cao khiến mạch vành trở nên kém đàn hồi hơn, đây chính là yếu tố thúc đẩy sự xuất hiện hoặc làm trầm trọng thêm mảng xơ vữa gây chít hẹp động mạch vành dẫn tới tình trạng thiếu máu cơ tim. Mảng xơ vữa có thể phát triển lớn dần lên cùng với cục máu đông hình thành gây tắc hẹp hoàn toàn động mạch vành. Đây chính là thời điểm cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện.
– Suy tim và rối loạn nhịp tim: Huyết áp cao khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để chống lại áp lực trong mạch máu, nhịp tim có thể bị rối loạn, các cơ tim sẽ dày lên, đặc biệt là phần cơ tim của tâm thất trái – buồng bơm chính của tim. Tình trạng này được gọi là phì đại thất trái, nếu không được điều trị có thể dẫn tới suy tim.
Bạn cần được tư vấn về giải pháp từ thiên nhiên giúp làm giảm huyết áp, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, đau tim do tăng huyết áp gây ra. Hãy liên hệ số điện thoại – zalo 0962 546 541 để được biết thêm thông tin chi tiết.
Biến chứng của tăng huyết áp trên thận và biến chứng tiểu đường
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng huyết áp cao và thuốc điều trị cao huyết áp làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và các bệnh lý về thận. Những người bị bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính cần phải giảm huyết áp dưới 130/80 mmHg để bảo vệ tim và giúp ngăn ngừa các biến chứng khác. Huyết áp cao gây ra 30% số trường hợp bệnh thận giai đoạn cuối và 75% các vấn đề tim mạch ở người tiểu đường.
Biến chứng của tăng huyết áp trên não bộ và đôi mắt
Huyết áp cao dễ làm vỡ các mạch máu nhỏ ở não, mắt…và làm tăng nguy cơ xơ vữa các mạch máu lớn hơn, từ đó làm xuất hiện nhiều bệnh lý như: đột quỵ não, mất trí nhớ, bệnh võng mạch, thậm chí mù lòa.
Ai dễ bị huyết áp cao?
Những người dễ bị tăng huyết áp bao gồm :
– Nam giới trên 45 tuổi và nữ giới trên 55 tuổi
– Những người có người thân trong gia đình bị huyết áp cao
– Người béo phì, thừa cân
– Người hút thuốc lá hoặc sử dụng rượu bia
– Người ít vận động
– Người thường xuyên bị căng thẳng tâm lý
– Người ăn nhiều muối Natri
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ huyết áp cao
Điều trị bệnh cao huyết áp
Điều trị cao huyết áp bằng thuốc
Có nhiều loại thuốc điều trị huyết áp cao. Tùy vào mức độ bệnh, tình trạng cụ thể của từng người bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.
Dưới đây là một số nhóm thuốc thường dùng để điều trị cao huyết áp:
Thực hiện một lối sống lành mạnh đặc biệt quan trọng để kiểm soát huyết áp và phòng ngừa biến chứng, đặc biệt là các biến chứng về tim mạch.
– Chế độ ăn uống :
+ Ăn nhạt (ăn ít hơn 6g hay một thìa cà phê muối mỗi ngày)
+ Tăng cường các loại rau xanh, hoa quả tươi và ngũ cốc nguyên hạt, đặc biệt là các loại rau quả chứa nhiều Kali như: chuối, cam, lê, mận, cà chua, đậu tương, khoai tây…
+ Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu như nội tạng động vật, đồ ăn nhanh, thực phẩm được chế biến sẵn…
+ Nguồn protein nên được lấy từ các thực phẩm như cá, đậu và các chế phẩm từ đậu
– Chế độ luyện tập: Thực hiện các hoạt động thể chất phù hợp với thể trạng thường xuyên, đều đặn. Mỗi ngày nên dành ra ít nhất 30 phút tới 1 giờ để tập thể dục, chơi thể thao…
– Hạn chế uống rượu bia và bỏ hoàn toàn hút thuốc lá, thuốc lào…
– Hạn chế tối đa sự lo lắng căng thẳng và dành nhiều thời gian để thư giãn.
Huyết áp cao là một căn bệnh nguy hiểm tiến triển âm thầm nhiều năm mà không gây bất kỳ triệu chứng cảnh báo sớm nào. Chính vì vậy, bạn cần thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ, thực hiện lối sống lành mạnh để phòng ngừa và đối phó với căn bệnh này.
Cho e hỏi vì sao ở người cao tuổi thường có huyết áp cao hơn người trẻ? Và chúng ta cần cho họ lời khuyên nào ạ? Ở tuổi dậy thì các em thường bị hạ huyết áp nên hay bị choáng váng, xanh xao, khó ngủ;.. Vậy nguyên nhân là gì ạ? Em cảm ơn.
Chào bạn Lan,
Khi về già, các động mạch bị lão hóa, trở nên xơ cứng, kém đàn hồi, tăng lắng đọng chất béo kèm theo đó là tỷ lệ cao mắc các bệnh kết hợp như xơ vữa động mạch, bệnh thận, tiểu đường… khiến người cao tuổi có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn các nhóm tuổi khác. Để phòng tránh cũng như ngăn ngừa tiến triển và biến chứng của bệnh, bạn và người thân nên:
– Ăn nhạt ít hơn 6g muối/ngày, tránh lựa chọn các loại thực phẩm có hàm lượng muối cao như đồ đóng hộp, rau dưa…
– Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, cá tươi, đậu đỗ… trong bữa ăn hằng ngày
– Không hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích
– Tập luyện thể dục vừa sức như đi bộ, đạp xe, yoga… đều đặn ít nhất 30 phút/ngày, tối thiểu 5 ngày/tuần
– Tránh căng thẳng, lo âu, thư giãn tinh thần bằng cách tập thiền, hít sâu thở chậm…
Khi bước sang tuổi dậy thì, cơ thể có nhiều sự thay đổi về nồng độ hormon cũng như yếu tố tâm sinh lý, nếu chúng ta không có sự điều chỉnh về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, học tập phù hợp có thể gây tụt huyết áp, da xanh xao, choáng ngất…. Tuy nhiên, tình trạng này ít gặp hơn so với bệnh tăng huyết áp ở người già.
Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, bạn hãy gọi tới số 0971.007.947 để được hỗ trợ.
Chúc bạn sức khỏe!
Cho e hỏi vì sao ở người cao tuổi thường có huyết áp cao hơn người trẻ? Và chúng ta cần cho họ lời khuyên nào ạ? Ở tuổi dậy thì các em thường bị hạ huyết áp nên hay bị choáng váng, xanh xao, khó ngủ;.. Vậy nguyên nhân là gì ạ? Em cảm ơn.
Chào bạn Lan,
Khi về già, các động mạch bị lão hóa, trở nên xơ cứng, kém đàn hồi, tăng lắng đọng chất béo kèm theo đó là tỷ lệ cao mắc các bệnh kết hợp như xơ vữa động mạch, bệnh thận, tiểu đường… khiến người cao tuổi có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn các nhóm tuổi khác. Để phòng tránh cũng như ngăn ngừa tiến triển và biến chứng của bệnh, bạn và người thân nên:
– Ăn nhạt ít hơn 6g muối/ngày, tránh lựa chọn các loại thực phẩm có hàm lượng muối cao như đồ đóng hộp, rau dưa…
– Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, cá tươi, đậu đỗ… trong bữa ăn hằng ngày
– Không hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích
– Tập luyện thể dục vừa sức như đi bộ, đạp xe, yoga… đều đặn ít nhất 30 phút/ngày, tối thiểu 5 ngày/tuần
– Tránh căng thẳng, lo âu, thư giãn tinh thần bằng cách tập thiền, hít sâu thở chậm…
Khi bước sang tuổi dậy thì, cơ thể có nhiều sự thay đổi về nồng độ hormon cũng như yếu tố tâm sinh lý, nếu chúng ta không có sự điều chỉnh về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, học tập phù hợp có thể gây tụt huyết áp, da xanh xao, choáng ngất…. Tuy nhiên, tình trạng này ít gặp hơn so với bệnh tăng huyết áp ở người già.
Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, bạn hãy gọi tới số 0971.007.947 để được hỗ trợ.
Chúc bạn sức khỏe!