Suy tim được ví như kẻ thù thầm lặng của sức khỏe bởi thường tiến triển âm thầm qua từng giai đoạn. Hiểu rõ về bệnh suy tim và cách điều trị là chìa khóa giúp bảo vệ trái tim luôn khỏe mạnh cũng như phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trang bị thông tin hữu ích về căn bệnh này.
Bệnh suy tim là gì?
Suy tim còn được gọi là suy tim sung huyết là tình trạng cơ tim không duy trì được hoạt động bơm máu bình thường để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, gây nên rối loạn ở nhiều cơ quan điển hình là các biểu hiện mệt mỏi, khó thở, hụt hơi khi vận động.
Triệu chứng của bệnh suy tim thường gặp
Giai đoạn đầu, dấu hiệu bệnh suy tim có thể chỉ mờ nhạt, tuy nhiên, tùy theo mức độ suy tim cấp hay mạn tính, người bệnh có thể gặp các biểu hiện sau:
– Khó thở mức độ tăng dần: thời gian đầu chỉ là khó thở nhẹ khi gắng sức nhưng càng về sau mức độ khó thở tăng dần ngay cả khi ngủ và nghỉ ngơi
– Đau tức ngực nếu là do đau tim: cảm giác như bị một vật nặng chèn ép lên ngực gây khó thở
– Mệt mỏi, đuối sức: dù cho không vận động nặng
– Sưng phù bàn chân, mắt cá chân, tăng cân nhanh: do tuần hoàn máu kém, gây ứ dịch ở nhiều vị trí trong cơ thể
– Chán ăn, buồn nôn, chướng bụng
– Rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh
– Khả năng vận động bị hạn chế
– Ho dai dẳng, thở khò khè kèm theo đờm màu trắng hoặc hồng do máu bị ứ đọng tại phổi
– Tiểu đêm nhiều lần
– Mơ hồ, khó tập trung chú ý
Khó thở, khó tập trung – Triệu chứng bệnh suy tim
Nếu bạn đang còn nhiều băn khoăn về bệnh suy tim và cách điều trị, hãy để chúng tôi giúp bạn tháo gỡ bằng các liên hệ qua điện thoại hoặc Zalo đến số 0962.546.541 và trao đổi trực tiếp.
Có cách nào để phân loại bệnh suy tim?
Hiện nay, có nhiều cách phân loại bệnh suy tim dựa trên các tiêu chí sau:
Phân loại của Hiệp hội Tim mạch New York:
Mức độ suy tim
Biểu hiện
Độ I
Sinh hoạt bình thường và không có triệu chứng
Độ II
Khó thở, mệt mỏi chỉ xuất hiện khi gắng sức
Độ III
Hoạt động bị hạn chế, biểu hiện khó thở, mệt mỏi xuất hiện khi vận động hoặc gắng sức nhẹ
Độ IV
Sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng nhiều, khó thở mệt mỏi ngay cả khi nghỉ ngơi
Phân loại của Hiệp hội Tim mạch Mỹ:
Giai đoạn suy tim
Đặc điểm
Giai đoạn A
Có nguy cơ cao bệnh suy tim nhưng chưa hoặc không có triệu chứng hay bệnh tim mạch khác
Giai đoạn B
Có bệnh về tim nhưng chưa xuất hiện triệu chứng bệnh suy tim
Giai đoạn C
Có bệnh về tim mạch và đã xuất hiện triệu chứng suy tim đang điều trị bằng thuốc
Giai đoạn D
Bệnh suy tim tiến triển nặng và không đáp ứng với thuốc điều trị
Ngoài ra, còn có một số cách phân loại khác như:
– Phân loại suy tim theo chức năng tim: suy tim tâm thu, suy tim tâm trương
– Phân loại suy tim theo vị trí: suy tim trái, suy tim phải
– Phân loại suy tim theo diễn biến bệnh: suy tim cấp tính, suy tim mạn tính
Nguyên nhân gây suy tim là gì?
Trong bệnh suy tim, các buồng chính của tim có thể bị cứng lại, bị giãn ra hoặc suy yếu. Bệnh suy tim thường là hệ quả của các tổn thương hoặc bệnh lý tim mạch khác như sau:
– Bệnh mạch vành và đau tim: sự tích tụ của các mảng xơ vữa làm tắc hẹp lòng mạch, giảm lưu lượng máu đến nuôi cơ tim. Nếu tắc hẹp hoàn toàn gây nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến tử vong
– Tăng huyết áp: trong bệnh huyết áp cao, cơ tim cần gắng sức duy trì lượng máu đến các cơ quan, lâu dần dẫn đến suy yếu
– Bệnh van tim: hẹp/hở van tim 2 lá, 3 lá, van động mạch chủ,…
– Bệnh cơ tim: nhiễm trùng cơ tim, bệnh cơ tim bẩm sinh, viêm cơ tim…
– Bệnh tim bẩm sinh: bất thường trong cấu trúc cơ tim như thông liên nhĩ, thông liên thất, block nhĩ thất,…
– Bệnh rối loạn nhịp tim: tim đập quá nhanh hoặc quá chậm cũng gây nhiều áp lực lên cơ tim khiến tim bị suy yếu
Ngoài ra, một số yếu tố có thể dẫn đến tình trạng suy tim như: bệnh tiểu đường, HIV, bệnh tuyến giáp, tác dụng phụ của thuốc, lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
Bệnh suy tim và cách điều trị hiện nay
Suy tim là bệnh mạn tính và một chế độ điều trị khoa học sẽ giúp cải thiện triệu chứng, phòng ngừa biến chứng để giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Lối sống khoa học – Lời khuyên số 1 với mọi người bệnh suy tim
Để tăng cường sức khỏe và cải thiện bệnh suy tim tốt hơn, bạn nên thực hiện theo những hướng dẫn dưới đây:
– Bỏ thuốc lá: trong khói thuốc lá chứa hơn 70 chất độc hại với tim mạch có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh suy tim
– Kiểm soát cân nặng lí tưởng: thừa cân là yếu tố nguy cơ khiến tim phải tăng công suất hoạt động
– Ăn nhạt hơn: ăn quá nhiều natri sẽ làm tăng giữ nước, tăng áp lực lên tim làm nghiêm trọng hơn các biểu hiện phù
– Tăng cường thêm các rau xanh và trái cây
– Hạn chế chất béo bão hòa từ các đồ ăn chế biến sẵn, đồ chiên xào
– Hạn chế rượu bia và các chất kích
– Tập luyện thể dục thường xuyên bằng các bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, đạp xe, aerobic…
– Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng kích thích quá mức
– Để giảm khó thở tức ngực bạn nên ngủ với tư thế đầu gối đầu cao hơn chân
Dinh dưỡng khoa học và tập luyện đều đặn tốt cho người suy tim
Bệnh suy tim và cách điều trị bằng thuốc tây
Việc sử dụng thuốc đều đặn là rất cần thiết để kiểm soát bệnh tốt hơn. Các nhóm thuốc chính trong điều trị là:
– Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE)
– Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II
– Thuốc đối kháng Aldosterone
– Thuốc chẹn beta giao cảm
– Thuốc lợi tiểu
Bệnh suy tim và cách điều trị bằng Đông y – hướng đi mới nhiều triển vọng
Các hoạt chất sinh học tự nhiên có trong Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm, Sơn tra… được nghiên cứu là có tác dụng giãn mạch, tăng lưu lượng tuần hoàn, giảm cholesterol máu đồng thời giúp giảm huyết áp để giảm bớt gánh nặng cho cơ tim. Đây là thành phần chính trong nhiều phương pháp Đông y chữa bệnh tim. Cũng nhờ đó, nhiều người bị suy tim đã kiểm soát tốt hơn các biểu hiện khó thở, mệt mỏi, đau tức ngực… cũng như duy trì cuộc sống khỏe mạnh hơn. Dưới đây là một trong chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách trị bệnh này:
Trường hợp suy tim kèm theo tổn thương tim và không đáp ứng tốt với điều trị nội khoa thì phẫu thuật được coi là giải pháp “cứu cánh” để tránh hậu quả xấu đe dọa tính mạng:
– Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
– Sửa hoặc thay thế van tim
– Cấy ghép máy khử rung tim
– Cấy ghép thiết bị hỗ trợ tâm thất (VADs)
– Ghép tim
Qua thông tin trong bài viết này, hi vọng giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh suy tim và cách điều trị để giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch của bản thân và gia đình. Chắc chắn rằng với tinh thần lạc quan và lối sống khoa học sẽ là một thuốc tự nhiên giúp giảm bớt gánh nặng bệnh tật do bệnh suy tim.