Có thể một số món ăn được cho là bổ dưỡng với người bình thường nhưng lại không hề tốt với người bệnh suy tim, đôi khi còn khiến các triệu chứng thêm trầm trọng hơn. Thay vào đó, họ cần phải chú ý theo một chế độ ăn uống nghiêm ngặt, được điều chỉnh theo từng giai đoạn khác nhau. Vậy bệnh suy tim nên ăn gì? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách lựa chọn thực phẩm phù hợp.
Bệnh suy tim nên ăn gì?
Người bệnh suy tim nên ăn ít muối
Natri là khoáng chất có trong nhiều loại thực phẩm đặc biệt là muối. Chế độ ăn dư thừa natri gây giữ nước, tăng gánh nặng cho tim, tăng huyết áp và làm nặng thêm tình trạng phù nề do suy tim. Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh suy tim không nên ăn quá 2 gam muối mỗi ngày và dưới 0,06 gam natri trong mỗi bữa ăn. Suy tim giai đoạn cuối có thể cần ăn nhạt hoàn toàn.
Một số lời khuyên sau giúp bạn cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn:
– Đọc nhãn thông tin dinh dưỡng trước khi mua thực phẩm, nên chọn loại có lượng natri dưới 350mg/khẩu phần ăn.
– Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn như đồ đóng hộp, rau củ muối, xúc xích, thịt xông khói, đồ ăn vặt…
– Chọn các loại thực phẩm ít muối như rau củ, trái cây tươi, thịt tươi, thịt gia cầm, sữa chua, đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt…
– Hạn chế thêm muối vào đồ ăn, có thể thay thế muối bằng các loại gia vị từ thảo mộc như bột quế, vỏ chanh…
– Không dùng thêm nước chấm nếu không cần thiết.
Bệnh suy tim nên hạn chế ăn muối trong khẩu phần ăn
Hạn chế lượng nước đưa vào cơ thể
Tương tự muối, uống quá nhiều nước là nguyên nhân khiến tim phải làm việc nhiều hơn. Người bệnh suy tim không nên uống quá 2 lít nước/ngày, bao gồm cả nước từ thực phẩm và đồ uống khác. Lượng nước uống ngoài bữa ăn sẽ bằng lượng nước tiểu 24 giờ cộng thêm 300ml. Một số lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn vượt qua cơn khát mà không phải uống quá nhiều nước:
– Ngậm một ngụm nước trong miệng sau đó nhổ ra và không nuốt.
– Nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo không đường.
– Ăn một lát chanh mỏng hoặc một ít hoa quả lạnh như cam, quýt, nho…
Tăng cường thực phẩm giàu Kali
Kali có vai trò quan trọng trong hoạt động của tim và kiểm soát nhịp tim. Thuốc lợi tiểu điều trị suy tim làm tăng đào thải kali do vậy người bệnh suy tim nên tăng cường lượng kali đưa vào qua các thực phẩm như khoai lang, khoai tây, bí đỏ, dưa hấu, chuối, củ cải, đậu đen, đậu trắng, sữa chua, cá hồi…
Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý đến một số loại thực phẩm chứa đồng thời cả kali và vitamin K. Nếu đang sử dụng thuốc chống đông máu kháng vitamin K thì chế độ ăn giàu vitamin K có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Do vậy, nên chú ý hạn chế các thực phẩm sau: cải bó xôi, cải xoăn, bắp cải, súp lơ xanh, cần tây, dưa chuột, xà lách, cà rốt, trứng, trái cây sấy khô từ mận, việt quất, đào, nho…
Bệnh suy tim nên ăn thực phẩm giàu chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ổn định lượng đường và cholesterol máu mà còn chứa nhiều chất chống oxi hóa tự nhiên tốt cho tim mạch. Lượng chất xơ khuyến cáo trong khẩu phần ăn là 25 – 35g/ngày. Các loại rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc, đậu… là những nguồn thực phẩm giàu chất xơ.
Tuy nhiên người bệnh suy tim không nên ăn các loại rau dễ sinh hơi, gây chướng bụng như cải bắp, rau cải, dưa muối… Vì chướng bụng sẽ đẩy cơ hoành lên cao gây chèn ép tim.
Thực phẩm giàu Omega-3 tốt cho tim mạch
Omega-3 là một acid béo có lợi, đặc biệt cho hệ tim mạch. Các nghiên cứu cho thấy, Omega-3 giúp giảm triglycerid máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, ổn định nhịp tim và giảm huyết áp.
Các nguồn thực phẩm giàu Omega – 3 bạn nên bổ sung như cá (cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá thu…), hạt lanh, quả óc chó, dầu hạt cải, dầu đậu nành… Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh suy tim nên ăn 2-3 bữa cá/ tuần.
Những thực phẩm tốt cho người bệnh suy tim
Giảm lượng protein trong khẩu phần ăn
Thực phẩm giàu protein là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn, cần nhiều máu hơn và tăng gánh nặng cho tim sau mỗi bữa ăn, đồng thời dễ gây đầy hơi, chướng bụng.
Do vậy, khi bị suy tim không nên ăn quá nhiều protein, nên chọn các loại thực phẩm chứa chất đạm dễ hấp thu như cá, thịt trắng, thịt gia cầm bỏ da, hạn chế nội tạng động vật, thịt đỏ…
Hạn chế chất béo bão hòa và cholesterol
Chất béo bão hòa và cholesterol là nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch, làm gia tăng các biến cố tim mạch. Bạn không nên ăn các loại thịt đỏ, thịt mỡ, đồ ăn chiên rán, bánh ngọt, đồ ăn nhanh… và thay thế bằng oliu, dầu lạc, cá hoặc chế biến thức ăn bằng cách hấp, luộc để hạn chế lượng chất béo đưa vào.
Thực phẩm hỗ trợ điều trị suy tim từ thảo dược
Ngày nay, việc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe song song cùng với thuốc điều trị đang là xu hướng được rất nhiều người bệnh áp dụng để nâng cao sức khỏe tim mạch và kéo dài tuổi thọ. Đáng chú ý là những sản phẩm được bào chế từ các loại đông dược có tác dụng giãn mạch tốt, tăng lực co bóp để thúc đẩy lưu thông tuần hoàn như Bồ hoàng, Hoàng bá, Sơn tra.
Theo kết quả nghiên cứu từ Đại học Cologne, Đức trên các bệnh nhân suy tim sung huyết, chiết xuất Sơn tra có khả năng làm tăng lực co bóp cơ tim. Một nghiên cứu khác về hoạt chất berberin trong Hoàng bá tại khoa Tim mạch, Bệnh viện Thành Đô (Trung Quốc) cũng cho thấy có sự gia tăng phân suất tống máu và ổn định nhịp tim ở tất cả các bệnh nhân suy tim độ 3 và độ 4 có rối loạn nhịp thất khi sử dụng berberin.
Hiện nay, những thảo dược này đã có mặt trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống dạng viên nén tiện dụng. Người bệnh suy tim nên dùng với liều 4 – 6 viên chia 2 lần/ngày để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng suy tim hiệu quả.
Thực tế qua khảo sát từ 271 người bệnh tim mạch có tới 97.05% số người bệnh cảm thấy rất hài lòng về tình trạng sức khỏe sau khi sử dụng sản phẩm Vương Tâm Thống. Trong đó 93.36% người bệnh có cải thiện rõ rệt tình trạng đau tim, đau thắt ngực, nhói ở ngực và 64.94% ghi nhận chỉ số huyết áp/mỡ máu về mức bình thường, tình trạng khó thở, tim đập nhanh, hồi hộp thuyên giảm hẳn. Thông tin chi tiết về kết quả khảo sát, mời bạn vui lòng tham khảo qua phóng sự ngắn sau đây:
Kết quả khảo sát độ hài lòng của người dùng về Vương Tâm Thống
Dưới đây là chia sẻ Đào Gia Đạt (0362.231.874 – thôn Đại Tự, xã Đại Tự, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) – người bệnh suy tim độ 3 kèm tắc hẹp mạch vành gần như hoàn toàn nhưng đã trị bệnh thành công nhờ sử dụng Vương Tâm Thống:
Bác Đạt chia sẻ bí quyết kéo dài tuổi thọ khi mắc phải suy tim độ 3
– Trong 2 – 3 ngày đầu người bệnh uống sữa, nước hoa quả hoặc glucose (Năng lượng 700 Kcal/ngày, protein 17g, tổng lượng nước đưa vào 900ml)
– Trong những ngày tiếp theo ăn thêm ngũ cốc, trứng, thịt (Năng lượng 1000 Kcal/ngày, protein 30g, tổng lượng nước đưa vào 1300 ml)
Thực đơn mẫu:
Thời gian
Thực đơn cho 2 – 3 ngày đầu
Thực đơn cho những ngày sau
6h
Sữa hỗn hợp 100 ml (sữa đậu nành 50 ml, sữa bò 50 ml, đường 10g )
Sữa hỗn hợp 100 ml (sữa đậu nành 50 ml, sữa bò 50 ml, đường 10g)
9h
Sữa hỗn hợp 100 ml
Sữa hỗn hợp 100 ml
12h
Sữa hỗn hợp 100 ml
Sữa hỗn hợp 100 ml, cháo trứng 200 ml (gạo tẻ 20 g, trứng gà 1 quả)
15h
Sữa hỗn hợp 100 ml
Sữa hỗn hợp 100 ml
18h
Sữa hỗn hợp 100 ml
Sữa hỗn hợp 100 ml, cháo đường 200 ml (gạo 20g, đường 30g)
21h
Glucose 20% 100 ml
Glucose 20% 100 ml
Lưu ý: Các món ăn nên chế biến dưới dạng mềm, nhừ, lỏng như cháo, súp để giảm thiểu năng lượng tiêu hóa thức ăn. Bữa ăn phải xa giờ ngủ ban đêm, trước và sau khi ăn người bệnh cần nghỉ ngơi 30 – 40 phút.
Ở mỗi giai đoạn, người bệnh suy tim nên ăn gì sẽ khác nhau, do vậy hãy tham khảo trước ý kiến của bác sĩ để xây dựng được chế độ ăn phù hợp nhất. Bên cạnh đó, bạn cần kết hợp tuân thủ thuốc điều trị và thay đổi lối sống lành mạnh để ngăn chặn suy tim tiến triển. Nếu cần hỗ trợ, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc Zalo số 0962.546.541để được tư vấn.