Hở van 2 lá là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Thuốc có thể làm giảm triệu chứng nhưng không thể làm van hết hở nên trong một số trường hợp, người bệnh bắt buộc phải phẫu thuật. Vậy khi nào thì hở van 2 lá nguy hiểm và thời điểm nên mổ thay van? Tìm hiểu ngay tại bài viết này.
Hở van hai lá nguy hiểm như thế nào với sức khỏe?
Hở van 2 lá có nhiều mức độ khác nhau và thường căn cứ vào độ hở của van để đánh giá mức độ nguy hiểm, cụ thể là:
– Hở van hai lá 1/4: là mức độ hở van nhẹ nhất và hầu như người bệnh chưa có biểu hiện gì bất thường, trừ khi bị hở van 2 lá kết hợp cùng hở các van khác của tim. Trường hợp này có thể là hở van sinh lý nên thường không nguy hiểm và cũng chưa cần điều trị.
Trong một số trường hợp người bệnh hở van hai lá 1/ 4 nhưng đã gặp phải một số triệu chứng như: mệt mỏi, đau ngực hay khó thở thì đây là hở van bệnh lý và cần dùng thuốc theo đơn để kiểm soát.
– Hở van hai lá 2/4: mức độ hở van trung bình. Ở mức độ này chưa cần phải thay van tim tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời bệnh rất dễ tiến triển nặng lên độ 3, 4; đặc biệt là ở những người bệnh mắc hở van hai lá kèm theo hở van động mạch chủ, bệnh mạch vành, huyết áp cao.
– Hở van hai lá 3/4: mức độ hở van nặng. Những biểu hiện bệnh ở mức độ này rất rõ ràng, có thể bùng phát cùng lúc và người bệnh cần nhập viện sớm để điều trị. Nhiều trường hợp có thể có chỉ định thay van tim nếu dùng thuốc mà người bệnh vẫn khó thở, hụt hơi, tim đập nhanh hoặc chậm quá mức, kiệt sức, đau ngực…
– Hở van hai lá 4/4: mức độ hở van nặng nghiêm trọng. Khi hở van hai lá ở mức độ này người bệnh dễ gặp phải tình trạng suy tim, phù phổi khiến tỷ lệ tử vong cao. Người bệnh cần được điều trị can thiệp, thay van tim kịp thời để kéo dài sự sống.
Như vậy người bệnh cần hiểu rõ hở van 2 lá nguy hiểm và thời điểm nên mổ thay van để có phương pháp điều trị kịp thời và thích hợp nhất.
Thời điểm “vàng” nên mổ thay van hai lá là khi nào?
Người bệnh hở van hai lá sẽ được theo dõi và điều trị bằng thuốc trước khi tiến hành can thiệp. Nếu tình trạng hở van chuyển biến nặng ở mức 3/ 4, 4/ 4 kèm theo các triệu chứng sau đây thì cần mổ thay van:
– Có các triệu chứng của suy tim như: mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức, khó thở ngay cả khi làm việc nhẹ, khó thở kịch phát ban đêm.
– Nhịp tim không đều, đo điện tim phát hiện thấy có rung nhĩ.
– Qua siêu âm thấy chức năng tim bị suy giảm, tăng áp lực động mạch phổi nặng.
Phẫu thuật thay van tim là hướng điều trị cần thiết khi van tim đã tổn thương nặng, các buồng tim giãn rộng ảnh hưởng đến chức năng của tim. Do đó người bệnh cần theo dõi định kỳ và lắng nghe tư vấn của bác sĩ về thời điểm thích hợp nhất để mổ. Mổ quá sớm cũng không cần thiết nhưng trễ quá thì không mang lại kết quả tốt.
Hở van 2 lá nguy hiểm và thời điểm nên mổ thay van thích hợp nhất là hở 3-4 phần
Các nguy cơ biến chứng của hở van hai lá
Hở van 2 lá nếu không được điều trị thích hợp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe về lâu dài, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng như:
– Hở van 2 lá nghiêm trọng khiến tim phải làm việc nhiều hơn dẫn đến tâm thất trái to lên và cơ tim yếu đi.
– Rối loạn nhịp tim bất thường, tim đập nhanh và hỗn loạn được gọi là rung tâm nhĩ.
– Tăng áp lực động mạch phổi là biến chứng nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao
– Nhồi máu cơ tim, đột quỵ do cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu.
– Suy tim sung huyết, viêm nội tâm mạc lây lan từ nhiễm trùng van tim.
Phải làm sao để phòng ngừa biến chứng hở van hai lá?
Thay đổi lối sống, chế độ ăn khoa học và lành mạnh
– Tuân thủ điều trị các bệnh nội khoa có nguy cơ cao dẫn đến hở van 2 lá nặng như: tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, đái tháo đường,…
– Duy trì mức cân nặng lý tưởng, giảm cân đối với người thừa cân, béo phì.
– Xây dựng chế độ ăn khoa học cho người bệnh hở van tim, bổ sung những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch như: cá, ngũ cốc nguyên hạt, các loại trái cây, rau củ,…; hạn chế ăn mặn và không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo bão hòa; không hút thuốc lá và hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích,…
– Hình thành thói quen tập thể dục đều đặn mỗi ngày, trung bình 30 – 40 phút/ngày. Các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp cho người hở van tim như: đi bộ, đạp xe, yoga,…
Tập thể dục đều đặn giúp giảm nguy cơ biến chứng hở van 2 lá
Viên uống thảo dược chuyên biệt cho người hở van 2 lá
Để nâng cao hiệu quả trong kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm do bệnh hở van 2 lá, ngoài việc tuân theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên kết hợp dùng thêm sản phẩm hỗ trợ chứa thảo dược tự nhiên chuyên dành cho người hở van tim như Vương Tâm Thống.
Sản phẩm với công thức tối ưu từ 9 thành phần tự nhiên trong đó nổi bật là bộ ba thảo dược Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm… có tác dụng giãn mạch, cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường sức co bóp của cơ tim và ngăn ngừa hình thành cục máu đông; nhờ đó làm giảm cơn đau thắt ngực, mệt mỏi, khó thở… và phòng chống biến chứng nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ hiệu quả cho người bệnh hở van tim.
Hiệu quả của Vương Tâm Thống đã được chứng minh qua khảo sát thực tế về mức độ hài lòng của người bệnh được thực hiện bởi báo Khoa học & Đời sống phồi hợp cùng Tạp chí Sức khỏe & Môi trường cho thấy: Trên 97.05% người bệnh tim mạch bao gồm người bệnh mạch vành, hẹp hở van tim đều cảm thấy hài lòng về tình trạng sức khỏe của bản thân sau khi sử dụng Vương Tâm Thống theo đúng liệu trình từ 3 – 6 tháng.
Dưới đây là chia sẻ thực tế của người bị hở van hai lá nhờ kết hợp dùng Vương Tâm Thống với thuốc tây đã điều trị thành công và kiểm soát tốt bệnh, cùng lắng nghe chia sẻ của họ trong video này:
Bí quyết trị hở van tim 2 lá hiệu quả nhờ viên uống thảo dược
Như vậy bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về hở van 2 lá nguy hiểm và thời điểm nên mổ thay van. Người bị hở van 2 lá nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ và sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ phù hợp để ngăn bệnh tiến triển và tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim trong tương lai.
Xem thêm:
4 phương pháp điều trị hở van hai lá tốt nhất hiện nay
Vương Tâm Thống có tác dụng gì? – 5 lợi ích bạn cần biết
Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, nhs.uk