Hạ áp tự nhiên bằng chế độ dinh dưỡng là liệu pháp điều trị không dùng thuốc rất phổ biến đối với chúng ta. Ngoài đồ ăn thì những thức uống bạn dùng hằng ngày cũng tác động không nhỏ đến chỉ số huyết áp của bạn. Vậy người bệnh tăng huyết áp nên uống gì để hạ áp hiệu quả và an toàn? Hãy cùng tìm hiểu ngay 10 loại thức uống tốt nhất cho người bệnh cao huyết áp ngay sau đây.
Sữa ít béo
Sữa là thức uống rất giàu canxi và các khoáng chất. Bổ sung canxi từ sữa không chỉ giúp hệ xương chắc khỏe mà còn làm giảm huyết áp của bạn. Trong một nghiên cứu năm 2011 với sự tham gia của 45.000 người trưởng thành, các nhà khoa học cho biết việc tiêu thụ sữa ít béo có liên quan đến việc giảm nguy cơ huyết áp cao.
Đối với người trưởng thành (19 – 50 tuổi) cần uống 2 ly sữa/ngày, người già trên 50 tuổi nên uống 3 ly sữa/ngày. Trong sữa nguyên kem có chứa nhiều chất béo có hại cho tim mạch, vì vậy bạn cần lựa chọn loại sữa không béo hoặc ít béo.

Sữa ít béo là thức uống lý tưởng cho người bệnh cao huyết áp
Trà atiso đỏ
Trong bông atiso đỏ (hoa bụp giấm) chứa nhóm chất phytochemical có hoạt tính sinh học tương tự như các thuốc hạ áp nhóm ức chế men chuyển angiotensin (ACE). Khi so sánh tác dụng của trà bụp giấm với captopril – một loại thuốc ức chế men chuyển được sử dụng phổ biến trong điều trị cao huyết áp và suy tim, các nhà khoa học nhận thấy loại trà này cho hiệu quả hạ áp tương tự như captopril. Theo khuyến cáo, bạn hãy đặt mục tiêu uống 3 tách trà atiso đỏ mỗi ngày, mỗi tách tương đương với 240ml.
Nước ép lựu
Cũng giống như trà bụp giấm, nước ép lựu cũng có tác dụng tương tự như thuốc hạ áp nhóm ACE. Nghiên cứu tại Đại học Sheffield Hallam (Anh) cho thấy, mỗi ngày uống 1 cốc nước ép lựu liên tục trong 28 ngày, huyết áp tâm thu có thể giảm xuống 3,14mmHg, huyết áp tâm trương giảm 2,33mmHg và huyết áp trung bình giảm 2,6mmHg. Bên cạnh đó, nước ép lựu còn làm giảm 30% nguy cơ xơ vữa động mạch. Theo chuyên gia dinh dưỡng Jonny Bowden, bạn nên uống khoảng 180ml nước ép lựu (không bổ sung thêm đường) mỗi ngày.
Nước sắc cây hoàng bá
Nước sắc từ thân cây Hoàng Bá chứa rất nhiều berberin. Theo nghiên cứu từ Đại học Y khoa Bethune (Trung Quốc), berberin có tác dụng giãn mạch, hạ áp bằng cách tăng giải phóng NO trong cơ thể. Một nghiên cứu khác của Đại học Yaounde I (Cameroon) cũng cho thấy, hoàng bá giúp làm giảm huyết áp tâm thu 6% và huyết áp tâm trương 13,1% chỉ sau 8 tuần điều trị. Bạn có thể dùng vỏ thân, cành của cây hoàng bá phơi khô và đun sắc để lấy nước uống hằng ngày.
Nước táo mèo (sơn tra)
Táo mèo hay còn gọi là Sơn Tra, là loại cây được trồng khá phổ biến tại các tỉnh vùng núi phía bắc nước ta. Các nhà khoa học thuộc Đại học Reading (Anh) cũng đã nghiên cứu tác dụng của táo mèo trên người bệnh cao huyết áp và nhận thấy, loại quả này có thể làm giảm huyết áp sau 10 tuần sử dụng; đồng thời triệu chứng rối loạn lo âu của người bệnh cũng được cải thiện. Để giảm bớt vị chua chát trong trái táo mèo, bạn có thể ngâm táo trong đường phèn để tạo thành siro. Khi dùng nên pha loãng với nước để tránh phải uống quá nhiều đường.
Hiện nay, người ta đã chiết xuất hoàng bá, táo mèo kết hợp cùng nhiều vị dược liệu khác như mạch môn, đỏ ngọn tạo nên viên uống hỗ trợ dành cho người bệnh huyết áp cao là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống. Người bệnh có thể sử dụng song song cùng thuốc tây để ổn định huyết áp và phòng ngừa biến chứng từ bệnh.

Táo mèo (sơn tra) – Vị dược liệu quý cho người bệnh cao huyết áp
Nếu bạn cũng đang bị huyết áp cao và muốn tìm kiếm giải pháp hạ áp từ thảo dược tự nhiên an toàn, hiệu quả, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại (zalo) 0962.546.541 để được hỗ trợ.

Xem thêm:
Vương Tâm Thống – Viên uống thảo dược hỗ trợ dành cho người bệnh tăng huyết áp
Bệnh cao huyết áp – Kẻ thù giấu mặt của sức khỏe!
Nước ép cần tây
Trong cần tây chứa hoạt chất apigenin có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp và làm giảm mỡ máu rất hiệu quả. Bạn có thể chế biến nước ép cần tây theo cách đơn giản sau: Dùng cây cần tây đã cắt bỏ rễ, rửa sạch qua nước đun sôi để nguội rồi xay hoặc giã để ép lấy nước. Sau đó thêm một chút mật ong vào nước ép để uống. Mỗi ngày bạn nên uống 3 lần, mỗi lần uống 40ml nước ép cần tây.
Nước ép cà chua
Một nghiên cứu năm 2019 của các nhà khoa học Nhật Bản đã đánh giá tác động của việc uống 1 ly nước ép cà chua mỗi ngày đối những người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch. Kết quả cho thấy, nước ép cà chua giúp cải thiện cả chỉ số huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và LDL – Cholesterol trong máu. Nghiên cứu trên đối tượng người bệnh tăng huyết áp giai đoạn 1 và phụ nữ mang thai cũng cho kết qua tương tự.
Nước ép nam việt quất
Nước ép nam việt quất giúp hạ huyết áp theo cơ chế thư giãn mạch máu và tăng lưu lượng động mạch. Bên cạnh đó, trong trái nam việt quất có chứa nhiều hoạt chất chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp ngăn ngừa những tổn thương bên trong mạch máu gây ra mảng xơ vữa – một trong những biến chứng thường gặp ở người bệnh tăng huyết áp.

Nước ép nam việt quất giúp phòng ngừa nguy cơ xơ vữa cho người bệnh tăng huyết áp
Nước ép mận
Một trong những lợi ích ít được biết đến của nước ép mận đó chính là hạ huyết áp. Tác dụng này cũng đã được chứng minh qua nghiên cứu của khoa Dược, Đại học Y Shifa (Pakistan). Các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng, huyết áp đã giảm đáng kể ở những người ăn ít nhất 3 quả mận khô mỗi ngày. Để phát huy tác dụng hạ áp của mận, bạn hãy uống 1 ly nước ép mận hoặc chế biến nước mận ngâm để uống mỗi ngày.
Nước ép củ cải đường
Củ cải đường là nguồn cung cấp dồi dào kali, folate đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp. Không chỉ vậy, trong củ cải đường còn chứa các hợp chất nitrat, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành NO có tác dụng làm giãn mô cơ trơn tại thành mạch máu, nhờ vậy mà huyết áp được hạ xuống và máu lưu chuyển trong động mạch cũng dễ dàng hơn. Một nghiên cứu tại Anh cũng cho thấy, nước ép củ cải đường cho tác dụng hạ áp tương tự như thuốc giãn mạch nhóm nitrat. Vì vậy, người bệnh huyết áp cao nên uống từ 1 – 2 cốc nước ép củ cải đường mỗi ngày.
10 loại thức uống trên đây chính là đáp án cho câu hỏi “tăng huyết áp nên uống gì?” mà bạn đang tìm kiếm. Hy vọng rằng bạn sẽ lựa chọn được thức uống phù hợp và hãy lưu ý sử dụng đều đặn mỗi ngày để sớm đạt được hiệu quả như mong muốn.
Dược sĩ An Chu
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh tim mạch
Nguồn tham khảo:
http://www.fidelityhh.com/6-drinks-that-lower-blood-pressure-2
https://www.healthline.com/health/drinks-to-lower-blood-pressure
cảm ơn chia sẻ của dược sĩ, tôi thấy rất hữu ích, tôi sẽ áp dụng thử! Tôi bị huyết áp cao đang dùng thuốc tây nhưng huyết áp vẫn chưa ổn định. xin hỏi có cách nào để giảm huyết áp nữa ko?
Chào bạn Hằng Nguyễn,
Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý tim mạch. Vì vậy bên cạnh các loại thuốc đang điều trị theo chỉ định, bạn nên sử dụng sớm Vương Tâm Thống với liều 4 viên/ngày chia làm 2 lần trong thời gian từ 3 – 6 tháng để cải thiện chỉ số huyết áp; phòng ngừa biến chứng suy tim, nhồi máu cơ tim do tăng huyết áp gây ra. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm trong bài viết:
https://chuadautim.com/bai-viet/vuong-tam-thong/loi-ich-cua-vuong-tam-thong-doi-voi-nguoi-benh-cao-huyet-ap.html
Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0962.546.541 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
uống nước trà xanh có được ko bác sĩ?
Chào bạn Khánh Chi,
Bạn hoàn toàn có thể uống nước trà xanh bởi các flavonoid trong lá trà xanh có tác dụng hạ huyết áp và bổ sung các chất chống oxy hóa để giảm xơ cứng động mạch. Tuy nhiên, bạn không nên uống nước chè quá đặc vì trong nước trà còn chứa caffein làm tăng nhịp tim, gây mất ngủ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch.
Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0962.546.541 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!