Cuộc sống ngày càng bận rộn khiến cho chúng ta đôi khi lơ là với sức khỏe của chính bản thân và gia đình. Bệnh cao huyết áp được ví như “kẻ thù giấu mặt” bởi diễn biến thầm lặng khó nhận biết trong thời gian đầu nhưng lại gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh cao huyết áp là gì?
Bệnh cao huyết áp hay còn gọi là tăng huyết áp (THA) là tình trạng khi áp lực dòng máu tác động lên thành động mạch luôn cao hơn mức bình thường.
Huyết áp được xác định qua hai chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, theo đơn vị tính là milimet thủy ngân (mmHg). Mức độ tăng huyết áp được xác định theo hướng dẫn của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AAC/ AHA) như sau:
Phân độ tăng huyết áp theo AAC/ AHA 2017
Chẩn đoán bệnh cao huyết áp bằng cách nào?
Biện pháp chính xác nhất để chẩn đoán bệnh cao huyết áp, đó là đo huyết áp thường xuyên bằng máy đo cơ học hoặc máy điện tử. Cần đo nhiều lần trước khi đưa ra kết luận vì có nhiều yếu tố tác động sẽ khiến bạn bị tăng huyết áp nhất thời. Bên cạnh đó, một số xét nghiệm được chỉ định để loại trừ các yếu tố căn nguyên từ bệnh lý khác như: xét nghiệm nước tiểu, mỡ máu, điện tim, siêu âm tim – thận…
Triệu chứng bệnh cao huyết áp
Trên thực tế, có đến 1/3 số người bị tăng huyết áp không biết là mình bị bệnh. Nhiều người chỉ tình cờ phát hiện ra bệnh khi đi kiểm tra sức khỏe hoặc thấy các dấu hiệu bất thường sau:
– Đau đầu dữ dội, cảm giác bốc hỏa. Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh thường nhẫm lẫn với những cơn bốc hỏa do thay đổi nội tiết.
– Chóng mặt, hoa mắt đột ngột, thậm chí có thể là ngất xỉu, lúc này nguy cơ đột quỵ cũng rất cao.
– Mệt mỏi hoặc lú lẫn.
– Xuất hiện vệt máu hay mạch máu nhìn nổi rõ bên trong mắt, mắt nhìn mờ đột ngột.
– Chảy máu mũi thường xuyên.
– Tức ngực, khó thở.
– Tim đập nhanh bất thường.
– Tê cứng chân tay do dây thần kinh bị tổn thương.
– Có thể xuất hiện máu trong nước tiểu.
Nếu như bạn đang lo lắng về các triệu chứng của bệnh cao huyết áp và mong muốn có giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả, hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0962.546.541 để được các chuyên gia tim mạch tư vấn.
Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp?
– Người cao tuổi. Nguy cơ tăng cao ở nam giới trước 55 tuổi, và phụ nữ sau 50 tuổi.
– Gia đình có tiền sử mắc bệnh cao huyết áp.
– Người có thói quen ăn mặn, các thực phẩm ngâm muối, mắm như dưa, cà muối…
– Người ít vận động, thừa cân hoặc béo phì, nam giới có vòng eo >90 cm và nữ giới >80 cm.
– Người hút thuốc lá lâu năm, uống nhiều rượu bia.
– Người bị bệnh tiểu đường, mỡ máu cao, suy thận…
Điều trị bệnh cao huyết áp
Việc điều trị bệnh cao huyết áp bao gồm 2 phương pháp điều trị chính là điều trị bằng thuốc và không dùng thuốc
Điều trị cao huyết áp không dùng thuốc
Thiết lập chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học
Một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị cũng như phòng ngừa những biến chứng của bệnh cao huyết áp.
Chế độ ăn tốt giúp điều trị bệnh cao huyết áp
– Hạn chế ăn mặn: ăn ít hơn 3g muối/ ngày (tương đương với 1 thìa café) hoặc < 5ml nước tương/ mắm mỗi ngày.
– Áp dụng chế độ ăn địa trung hải là chế độ ăn nhiều trái cây, rau củ, tăng cường các loại ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa, đậu, cá, gạo nguyên cám, bánh mì nâu. Nên hạn chế thịt đỏ, đồ ngọt và các đồ ăn có chứa nhiều đường tinh chế, chất béo báo hòa.
– Hạn chế rượu bia. Không uống quá 2 ly rượu mỗi ngày.
– Bỏ thuốc lá.
– Kiểm soát cân nặng tránh béo phì.
– Chế độ luyện tập: tạo thói quen tập thể dục mỗi ngày tối thiểu 30 phút đến 1 giờ tùy theo thể trạng, không quá gắng sức, chỉ nên tăng dần mức độ, không tăng đột ngột. Một số bài tập mang lại hiệu quả tốt là đạp xe, đi bộ, tập dưỡng sinh, yoga, bơi lội…
– Giữ tâm lý thoải mái, tránh kích động quá mức.
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp
Một số nghiên cứu gần đây đã chứng minh vai trò của nhiều thảo dược quý trong việc hỗ trợ điều trị cao huyết áp, trong đó có Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm, Hoàng bá… Sự kết hợp của những thảo dược này sẽ giúp giãn mạch tối ưu, giúp giảm huyết áp cũng như phòng ngừa biến chứng lên tim mạch. Để đảm bảo liều lượng và an toàn khi dùng, người bệnh nên tham khảo sử dụng những thảo dược đã được bào chế dưới dạng thành phẩm.
Xem thêm: Viên uống thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp hiệu quả
Thuốc điều trị bệnh cao huyết áp
Dùng thuốc tây là cần thiết để kiểm soát mức huyết áp ở mức an toàn. Các thuốc đều hướng đến mục đích làm giãn mạch từ đó điều hòa huyết áp. Tuy nhiên mỗi nhóm thuốc lại có cơ chế tác động riêng. Một số nhóm thuốc được chỉ định như sau:
– Thuốc ức chế enzym chuyển hóa angiotensin (ACE).
– Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARBs).
– Thuốc lợi tiểu.
– Thuốc chẹn beta giao cảm.
– Thuốc chẹn kênh canxi.
– Thuốc giãn mạch trực tiếp.
– Thuốc tác dụng lên thần kinh trung ương.
Nếu không điều trị tốt, bệnh cao huyết áp nguy hiểm như thế nào?
Bệnh cao huyết áp thường diễn biến thầm lặng nhưng gây tổn thương đến nhiều cơ quan trong cơ thể như tim, thận, mắt, não..
Biến chứng của bệnh cao huyết áp
– Biến chứng trên tim: Huyết áp cao khiến các động mạch chịu áp lực nhiều hơn, tim phải hoạt động với công suất cao hơn, lâu dần dẫn đến nhiều bệnh lý về tim mạch như bệnh mạch vành, đau tim, suy tim, rối loạn nhịp tim… nguy hiểm hơn có thể gây nhồi máu cơ tim.
– Biến chứng trên thận: các mạch máu ở thận có thể bị thu hẹp, làm giảm lưu lượng máu đến thận có thể gây suy thận cấp.
– Biến chứng về não bộ và mắt: huyết áp cao có thể làm nứt vỡ các mạch máu nhỏ ở mắt và não, có nhiều nguy cơ làm tổn thương những mạch máu lớn xung quanh gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng như: đột quỵ não, tai biến mạch máu não, tổn thương võng mạc, mù lòa…
Bệnh cao huyết áp thường diễn biến thầm lặng nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Do đó, việc thăm khám sức khỏe định kỳ kết hợp với một lối sinh hoạt lành mạnh là vô cùng cần thiết để phát hiện sớm và giúp phòng ngừa căn bệnh này.
DS An Chu
Nguồn tham khảo:
https://www.nhlbi.nih.gov/health-topics/high-blood-pressure
https://www.healthline.com/health/high-blood-pressure-hypertension/effect-on-body#1
https://www.webmd.com/hypertension-high-blood-pressure/guide/hypertension-treatment-overview#2