Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò hết sức quan trọng để giúp bạn kiểm soát tốt bệnh suy tim và hạn chế tiến triển của bệnh. Chắc hẳn bạn sẽ gặp chút khó khăn và rắc rối ban đầu trong việc từ bỏ thói quen ăn uống hiện tại và xây dựng thực đơn mới. Nhưng sau khi qua giai đoạn này, việc tiếp tục duy trì khẩu phần ăn hợp lí sẽ trở nên dễ dàng hơn và mang lại những lợi ích đáng kể.
Hãy cùng chúng tôi xây dựng một thực đơn khoa học cho người bệnh suy tim qua những thông tin hữu ích dưới đây.
Nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn lành mạnh cho người bệnh suy tim
Hạn chế tối đa muối và các thực phẩm giàu Natri
Natri là một khoáng chất có mặt nhiều trong muối và các loại thực phẩm như sò, trứng, sữa,… Ăn quá nhiều muối và các thực phẩm giàu Natri sẽ khiến cơ thể tăng giữ nước, làm ảnh hưởng xấu đến tình trạng suy tim.
Một chế độ ăn ít muối sẽ giúp bạn kiểm soát được huyết áp, tránh phù nề và cải thiện tình trạng khó thở. Lượng Natri được khuyến cáo là không quá 2.000 mg (2 gam) mỗi ngày, và ít hơn 1.500 mg là lý tưởng. Nếu bạn bị suy tim nặng, cần phải ăn nhạt hoàn toàn.
Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ có trong các loại rau, đậu, ngũ cốc, trái cây tươi,… giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, góp phần kiểm soát tốt lượng đường cũng như cholesterol trong máu. Thực phẩm giàu chất xơ cũng bao gồm chất chống oxy hóa tự nhiên vì thế rất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Mục tiêu chất xơ trong khẩu phần ăn là 25-35g mỗi ngày.
Tăng cường ăn nhiều chất xơ
Giảm thiểu chất béo
Chất béo là thủ phạm chính gây xơ vữa động mạch và gia tăng các biến cố về tim. Vì vậy bạn cần giảm thiểu lượng chất béo trong chế độ ăn hàng ngày, cụ thể hạn chế các loại thịt mỡ, thịt đỏ, nên ăn thịt nạc, cá; ưu tiên các món ăn chế biến bằng cách hấp, luộc, thay vì chiên, xào, rán…
Uống lượng nước vừa đủ mỗi ngày
Khi trái tim của bạn hoạt động không còn tốt như trước, nước sẽ bị giữ lại trong cơ thể và dễ gây phù. Nếu bạn gặp các triệu chứng như phù hay khó thở, nên giảm bớt lượng nước đang uống. Các bác sĩ đưa ra lời khuyên cho người bệnh suy tim đó là không nên uống quá 2 lít nước mỗi ngày và tối đa 1 lít/ ngày với bệnh nhân suy tim nặng. Tốt nhất chỉ uống nước khi bạn cảm thấy khát.
Chú ý lượng Kali trong khẩu phần ăn
Kali là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của tim. Bệnh nhân suy tim thường phải sử dụng các thuốc lợi tiểu có thể khiến lượng kali giảm đáng kể, vì thế bạn nên chú ý và bổ sung các thực phẩm giàu kali như bông cải xanh, chuối, bơ,… Nếu bạn gặp phải các dấu hiệu của hạ Kali máu như mệt mỏi, khát nước nặng, đi tiểu nhiều hay thay đổi nhịp tim, hãy gọi cho bác sĩ ngay để có hướng điều trị thích hợp.
Làm thế nào để hạn chế lượng Natri đưa vào trong khẩu phần ăn hằng ngày?
Lượng Natri đưa vào là một trong những yếu tố dinh dưỡng có tác động tiêu cực nhất đến sức khỏe của người bệnh suy tim. Sau đây là các mẹo nhỏ giúp bạn kiểm soát lượng Natri tiêu thụ mỗi ngày:
Hạn chế muối khi nấu ăn
Nếu bạn có thói quen ăn mặn, thay đổi khẩu vị là điều tất yếu phải làm. Bạn hãy giảm dần lượng muối đưa vào trong mỗi bữa ăn và hạn chế các đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều muối (như cá khô, dưa, cà muối, mắm tôm, patê…).
Người bị tim mạch nên hạn chế ăn mặn
Kiểm tra nhãn thực phẩm
Đây là cách để bạn ước tính được lượng Natri trong thực đơn mỗi ngày. Hãy chú ý những thông tin trên nhãn như: Thực phẩm này có chứa Natri hay không? ( “Low sodium” tương đương với lượng Natri không quá 140 mg trên một đơn vị khối lượng, “no sodium” tương đương với không quá 5mg Natri trên một đơn vị khối lượng) và lượng Natri cụ thể trong mỗi đơn vị thực phẩm là bao nhiêu?
Lựa chọn đồ ăn hợp lý khi đi xa nhà
Khi đi xa nhà, lượng thức ăn bạn được lựa chọn có thể sẽ kém phong phú hơn hoặc không quen thuộc, vì vậy bạn nên tìm hiểu về các loại thực phẩm ít Natri để có sự chuẩn bị tốt nhất.
Bảng hàm lượng Natri trong thực phẩm
Quy đổi đơn vị: – 1 cup = 1 chén 250ml – 1 oz = 28 gam
– Protein
Thực phẩm
Khối lượng
Hàm lượng Natri (mg)
Gà (thịt sẫm màu)
3,5 oz
87
Gà (thịt trắng)
3,5 oz
77
Trứng, chiên
1 quả
162
Cá vược nhỏ
3 oz nấu chín
74
Cá chim lớn
3 oz nấu chín
59
Thực phẩm
Khối lượng
Hàm lượng Natri (mg)
Cá hồi
3 oz
50
Tôm
3 oz
190
Thịt ba rọi
1 lát vừa
155
Thịt lợn thăn, rang
3.5 oz
65
Sườn lợn
3.5 oz
93
Bít tết
3.5 oz
66
– Sản phẩm từ sữa
Thực phẩm
Khối lượng
Hàm lượng Natri (mg)
Pho mát Mỹ
1 oz
443
Phô mai ít béo
1 cup
918
Sữa nguyên kem
1 cup
120
Sữa không béo hoặc 1%
1 cup
125
Sữa chua
1 cup
115
– Rau củ
Thực phẩm
Khối lượng
Hàm lượng Natri (mg)
Đậu màu xanh lá cây
1 cup
4
Củ cải đường
1 cup
84
Bông cải xanh, thô
1/2 cup
12
Bông cải xanh, nấu chín
1/2 cup
20
Cà rốt nấu chín
1/2 cup
52
Ngô
1/2 cup
14
Cà tím nấu chín
1 cup
4
Rau diếp
1 lá
2
Nấm
1/2 cup
1-2
Thực phẩm
Khối lượng
Hàm lượng Natri (mg)
Hành tây, xắt nhỏ
1/2 cup
2-3
Đậu Hà Lan
1 cup
4
Khoai lang
1 củ nhỏ
12
Cà chua
1 quả nhỏ
11
– Trái cây
Thực phẩm
Khối lượng
Hàm lượng Natri (mg)
Táo
1 quả trung bình
1
Nước táo
1 cup
7
Mơ
3 quả trung bình
1
Chuối
1 quả trung bình
1
Nho
1 cup
2
Bưởi
1 quả trung bình
0
Nước bưởi
1 cup
3
Trái cam
1 quả trung bình
1
Nước cam
1 cup
2
Đào
1 quả
0
Dâu
1 cup
2
Dưa hấu
1 cup
3
– Bánh mì và ngũ cốc
Thực phẩm
Khối lượng
Hàm lượng Natri (mg)
Bánh mì trắng
1 lát
123
Hamburger
1 chiếc
241
Ngũ cốc nấu chín
1 gói
250
Gạo hạt dài trắng
1 cup nấu chín
4
– Thức ăn nhanh
Thực phẩm
Khối lượng
Hàm lượng Natri (mg)
Súp đóng hộp
1 cup
600 – 1,300
Món ăn đông lạnh đóng hộp
8 oz
500 – 2,570
Bảo vệ trái tim cũng chính là bảo vệ cuộc sống của bạn, hãy thực hiện lối sống lành mạnh để an tâm tận hưởng hạnh phúc!