Mặc dù may mắn sống sót sau cơn nhồi máu cơ tim, nhưng vẫn có rất nhiều người phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc đúng cách. Trong đó, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò rất quan trọng giúp người bệnh hồi phục sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Vậy người bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn.
Bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì? – 9 nguyên tắc lựa chọn thực phẩm
Dưới đây là một số nguyên tắc lựa chọn thực phẩm cho người bệnh nhồi máu cơ tim được các chuyên gia tim mạch khuyến cáo:
– Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt: Lúa mạch, yến mạch, gạo lứt, kiều mạch, bánh mì nguyên cám…. giàu chất xơ hòa tan, hạn chế hấp thu cholesterol ở ruột nhờ đó giảm cholesterol máu.
– Tăng cường trái cây, rau củ và các loại đậu chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa như rau bina, bông cải xanh, ớt chuông, việt quất, cam, táo, đậu nành, đậu Hà Lan, đậu lăng…

Bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì – Nên ăn rau xanh, trái cây tươi
– Sử dụng các loại chất béo “lành mạnh” như dầu oliu, dầu hạt cải, dầu hạt lanh, dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu cá… thay thế cho mỡ, bơ động vật khi chế biến thức ăn.
– Nên ăn hải sản, ăn ít nhất 2 bữa cá/ tuần, chọn các loại cá giàu Omega – 3 như cá trích, cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi…
– Lựa chọn protein từ các loại thịt trắng như thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, cá, đồng thời hạn chế ăn các loại thịt đỏ, thịt chế biến sẵn chứa nhiều cholesterol (thịt bò, xúc xích, thịt hộp, thịt hun khói, giăm bông…)
– Chọn các sản phẩm từ sữa ít béo như sữa chua, phomat, phô mai…
– Hạn chế lượng muối và đường trong khẩu phần ăn.
– Tránh thực phẩm chứa nhiều chất béo no, chất béo chuyển hóa, đồ ăn chiên rán, đóng gói sẵn như nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, thịt đỏ, mỡ lợn, bánh ngọt, pizza, khoai tây chiên, bánh quy, socola, bơ, mì tôm…
– Uống các loại nước lọc, nước ép từ trái cây, rau củ tươi và tránh đồ uống có cồn, nước ngọt, trà, cà phê… nhưng lưu ý cần giới hạn lượng chất lỏng đưa vào.
Cùng với chế độ ăn uống, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt và tuân thủ thuốc điều trị để ngăn ngừa nhồi máu cơ tim tái phát. Hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc Zalo số 0962.546.541 để được tư vấn chi tiết hơn về các phương pháp này.

Lưu ý về chế độ ăn cho từng giai đoạn bệnh nhồi máu cơ tim
Sau nhồi máu, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn ít năng lượng sau đó tăng dần, hạn chế muối và chất béo. Chế độ dinh dưỡng được chia thành các giai đoạn sau:
Giai đoạn cấp tính – Tuần đầu tiên sau nhồi máu cơ tim
Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng, bởi lúc này cơ thể người bệnh đang rất yếu do một phần cơ tim đã bị hoại tử. Để giảm gánh nặng cho tim và hệ tiêu hóa, bạn cần:
– Chế biến thức ăn dưới dạng lỏng như cháo, súp hoặc nghiền nhuyễn để dễ nuốt và tiêu hóa nhanh.
– Chia nhỏ các bữa ăn (6 bữa một ngày).
– Ăn nhạt hoàn toàn.
– Tuyệt đối kiêng các món ăn chiên rán nhiều chất béo và thay thế bằng các món hấp, luộc.
– Nhiệt độ thực phẩm không nên quá cao hoặc quá thấp, tối ưu từ 15 – 50 độ C.
Giai đoạn bán cấp ở tuần thứ 2 và 3
Về cơ bản chế độ ăn trong giai đoạn này cũng tương tự giai đoạn trước nhưng có một số điều chỉnh bao gồm:
– Cho phép sử dụng muối nhưng không quá 3 g/ngày.
– Không quá 1 lít chất lỏng đưa vào mỗi ngày (bao gồm cả nước uống và nước từ thực phẩm).
Giai đoạn liền sẹo ở tuần thứ 4
Trong giai đoạn này, thức ăn không cần nghiền nhuyễn mà chỉ cần cắt thành miếng nhỏ, lượng muối có thể tăng lên khoảng 5 – 6 g/ngày, thể tích chất lỏng đưa vào khoảng 1,1 lít/ngày. Tăng dần lượng chất đạm và chất béo lên.
Giai đoạn sau liền sẹo
Sau khi xuất viện chế độ ăn không quá nghiêm ngặt như các giai đoạn trước nhưng vẫn phải tuân thủ theo các nguyên tắc lựa chọn thực phẩm đã nêu trên: ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, cá, đậu, chọn dầu oilu, thịt trắng thay thế cho bơ và các loại thịt đỏ…
Giải pháp từ thảo dược giúp phòng ngừa nhồi máu cơ tim tái phát
Bên cạnh chế độ ăn uống, luyện tập và thuốc điều trị, việc phối hợp thêm giải pháp bổ trợ từ thảo dược cũng được các chuyên gia tim mạch khuyên dùng. Một trong những sản phẩm hỗ trợ nổi bật bạn có thể tham khảo là Vương Tâm Thống.
Sử dụng Vương Tâm Thống kết hợp cùng thuốc tây mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh nhồi máu cơ tim:
– Thứ nhất, tác động vào căn nguyên gây nhồi máu: Sự kết hợp hoạt tính chống oxy hóa, hạ cholesterol máu của Đỏ ngọn, Hoàng bá cùng tác dụng tiêu huyết khối của Natto giúp ngăn ngừa nguy cơ hình thành mảng xơ vữa.
– Thứ hai, cải thiện triệu chứng: Thảo dược Bồ hoàng kết hợp cùng Đan sâm có tác dụng giãn mạch, cải thiện lưu lượng vành nhờ đó giảm các cơn đau thắt ngực đồng thời giảm gánh nặng cho tim.
– Thứ ba, ngăn ngừa biến chứng: Vương Tâm Thống giúp tăng cường khả năng co bóp của tim, ngăn ngừa cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch; nhờ đó giúp ngăn ngừa biến chứng suy tim, nhồi máu cơ tim tái phát.
Những lợi ích thiết thực đó của Vương Tâm Thống đã được kiểm chứng qua chương trình “Khảo sát đánh giá người dùng về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch” do Báo Khoa học & Đời sống thực hiện.
Trong số 223 người bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim trên tổng 271 người bệnh tim mạch tham gia khảo sát, có tới 97.76% người cảm thấy hài lòng về tình trạng sức khỏe sau khi sử dụng Vương Tâm Thống, trong đó 94.62% người bệnh cải thiện rõ rệt triệu chứng đau tim, đau thắt ngực, nhói ngực và 65.92% ghi nhận chỉ số huyết áp/mỡ máu về mức bình thường, tình trạng khó thở, tim đập nhanh, hồi hộp cũng giảm hẳn.
Thông tin chi tiết về kết quả khảo sát, mời bạn vui lòng tham khảo qua phóng sự ngắn sau đây:
Kết quả khảo sát độ hài lòng của người dùng về Vương Tâm Thống
Kết quả này đã mang đến tin vui cho những người bệnh mạch vành, đặc biệt là những ai đang phải đứng trước nguy cơ nhồi máu cơ tim rình rập với mạch vành tắc hẹp nặng hoặc đã từng trải qua biến chứng nguy hiểm này.
Chính vì vậy, rất nhiều người bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim đã tin tưởng lựa chọn Vương Tâm Thống là người bạn đồng hành trong hành trình trị bệnh của mình. Cùng lắng nghe chia sẻ của một số trường hợp tiêu biểu qua các video dưới đây:
Chia sẻ của bác Sanh (098.900.115 hoặc 0985.908.689 – Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Chia sẻ của Đào Gia Đạt (0362231874 – huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc)
Hy vọng qua bài viết này, “bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì?” sẽ không còn là nỗi băn khoăn của bạn. Nhồi máu cơ tim là tình trạng nguy hiểm, do vậy bạn hãy thiết lập một lối sống khoa học để phòng ngừa bệnh ngay từ giai đoạn sớm.
Xem thêm:
Chia sẻ của người bệnh về cách chữa bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim hiệu quả
Cách chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim tại nhà
Nguồn tham khảo: heartfoundation.org.au, iliveok.com