Trên thế giới mỗi năm có 2,5 triệu người chết vì bệnh nhồi máu cơ tim, trong đó 25% tử vong ở giai đoạn cấp tính của bệnh. Việc nhận biết và xử trí nhồi máu cơ tim trong khoảng “thời gian vàng” rất quan trọng để cứu lấy trái tim trong cơn nguy kịch.
Vậy nhồi máu cơ tim là gì? Khi bị nhồi máu cơ tim thì cần xử trí như thế nào và làm sao để phòng ngừa nhồi máu cơ tim tái phát? Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được Gs. Phạm Gia Khải giải đáp trong Phần II của chương trình tư vấn Giáo sư “Bệnh tim mạch và những vấn đề cần quan tâm”. Mời bạn theo dõi nội dung chi tiết dưới đây!
Tại sao nhồi máu cơ tim thầm lặng không có triệu chứng, làm thế nào để nhận biết?
Thưa Giáo sư, trong khi một số bệnh nhân nhồi máu cơ tim có những biểu hiện đặc thù như đau thắt ngực dữ dội thì ở một số bệnh nhân lại ít có triệu chứng rõ ràng, thầm lặng và mệt mỏi không rõ nguyên nhân. Mong Giáo sư có thể phân tích rõ hơn là tại sao lại như vậy và làm cách nào để nhận biết bệnh kịp thời nguy cơ nhồi máu cơ tim ở những bệnh nhân này?
GS.TS Phạm Gia Khải:
Thực chất nhồi máu cơ tim là một giai đoạn nặng của thiếu máu cơ tim, tức là động mạch vành bị tắc hoàn toàn. Do đó, vùng cơ tim phía dưới chỗ tắc đó bị thoát hồng cầu, gây ra tình trạng “sũng máu” tại vùng cơ tim đó, tạo thành ổ nhồi máu.
Ở người già hoặc một số người mắc bệnh làm tổn thương đến hệ thần kinh, chẳng hạn như tiểu đường, hoặc do cơ địa có ít các dây thần kinh cảm giác, thậm chí là ở người có khả năng chịu đựng cao hơn người bình thường nên nhiều khi cơn đau xuất hiện cũng không biết. Đó là nguyên nhân khiến bệnh nhân không cảm nhận được cơn đau do thiếu máu cơ tim thầm lặng.
Có một số phương pháp để nhận biết động mạch vành bị suy hay không, có người thì đau ngực, kèm theo đó là sự thay đổi về điện tim. Nhưng có những người không đau ngực và điện tim không có gì bất thường hoặc cũng có vấn đề về điện tim. Vậy thì làm thế nào để chẩn đoán mà không gặp khó khăn? Chúng ta có thể chẩn đoán thiếu máu cơ tim thầm lặng hoặc không thầm lặng nếu bệnh nhân bỗng nhiên thấy mệt mỏi và có sự thay đổi về nhịp tim, thì việc hàng đầu chúng ta cần phải làm là chụp mạch vành, và nhất là xét nghiệm máu thấy men tim tăng.
Cách xử trí khi bị nhồi máu cơ tim?
Việc cấp cứu nhồi máu cơ tim cũng rất quan trọng, vậy khi bị nhồi máu cơ tim thì ta nên xử lý như thế nào, bản thân người bệnh hoặc những người xung quanh nên làm gì để có thể xử lý, tận dụng tốt khoảng thời gian vàng để cấp cứu nhồi máu cơ tim?
GS.TS Phạm Gia Khải:
Trước tiên cần cấp cứu chức năng sống là quan trọng nhất. Những biện pháp như dùng thuốc tại thời điểm xuất hiện nhồi máu cơ tim đối với những bệnh nhân đã bất tỉnh thì sẽ không khả quan. Đầu tiên là cho bệnh nhân nằm chỗ thoáng mát, nới lỏng cổ áo,dùng khăn quấn vào đầu ngón tay để lau hết đờm dãi của người bệnh, tháo bỏ răng giả (nếu có), đặt đầu bệnh nhân nằm nghiêng để tránh bị tụt lưỡi. Tiếp theo chúng ta cần áp dụng biện pháp cơ học: bóp bóng, ấn ép tim, hoặc thực hiện hô hấp nhân tạo cho người bệnh trong lúc chờ xe cấp cứu tới.
Những bệnh nhân còn tỉnh táo, họ đã tự ý thức thì khi có dấu hiệu như đau thắt ngực, họ có thể chủ động dùng thuốc dưới dạng xịt họng hoặc các viên ngậm dưới lưỡi.
Còn về thời gian vàng để cấp cứu nhồi máu cơ tim chỉ có thể nói là càng sớm càng tốt, thời gian càng ngắn thì khả năng cơ tim được cứu sống sẽ càng cao, tốt nhất là trong vòng 3 phút đầu.
Cách dự phòng nhồi máu cơ tim tái phát?
Thưa GS, bệnh nhân nhồi máu cơ tim có nguy cơ tái phát rất cao nếu không được chăm sóc và điều trị tốt sau khi được cứu sống. Do đó, sau khi được ra viện, bệnh nhân cần phải làm gì để dự phòng nhồi máu cơ tim không tái phát?
GS.TS Phạm Gia Khải:
Yếu tố nguy cơ hàng đầu gây nhồi máu cơ tim đó là huyết áp cao kèm theo đông máu và xơ vữa động mạch. 3 yếu tố nguy cơ này đi liền với nhau, do đó phải sử dụng các thuốc điều trị cả 3 yếu tố này kèm thêm thực phẩm chức năng hỗ trợ.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý duy trì lối sống khoa học: ăn bớt mặn, giảm mỡ, kiêng rượu bia, thuốc lá, kiêng tắm sau 10 giờ… đồng thời luyện tập thể dục thể thao vừa sức đều đặn mỗi ngày.
Sau nhồi máu cơ tim nên luyện tập thể dục như thế nào?
Một vấn đề cũng được rất nhiều người quan tâm, đó là chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện khi mắc bệnh tim, đặc biệt là những người bị hẹp mạch vành hoặc sau nhồi máu cơ tim. Giáo sư có lời khuyên gì dành cho họ: họ nên ăn gì để tốt cho tim và nên tập luyện như thế nào?
GS.TS Phạm Gia Khải:
Về chế độ ăn uống, người bệnh cần ăn nhạt, bớt mỡ, kiêng rượu bia, thuốc lá… tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để dễ tiêu hóa hơn.
Còn về luyện tập thì tôi đã từng tham quan phòng tập cho người bệnh tim ở nước ngoài, họ có các bài tập như leo thang gỗ, tập bơi, tập với bóng, bao giờ cũng có y tá đo huyết áp và đo mạch 15 phút 1 lần. Khi nào huyết áp và mạch ở mức cho phép mới được tập, không bao giờ bệnh nhân được tập theo ý mình hoặc nguy hiểm nhất là tập theo đám đông. Khi bệnh nhân có biểu hiện mệt cần ngưng tập. Tôi khuyến khích bệnh nhân tập nhưng phải tùy thuộc vào khả năng gắng sức của tim.
Sau nhồi máu cơ tim, người bệnh cần luyện tập càng sớm càng tốt, sớm nhất là 24 giờ sau đó. Theo tôi thì đạp xe tĩnh tại rất tốt, vì có thể giảm thiểu tai nạn bên ngoài.
Dưới đây là video tư vấn của GS.TS Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam về chủ đề nhồi máu cơ tim. Bạn đọc có thể theo dõi trực tiếp tại đây:
Video tư vấn của GS.TS Phạm Gia Khải về chủ đề nhồi máu cơ tim
Nếu có bất kỳ thắc mắc cần được chuyên gia giải đáp về vấn đền nhồi máu cơ tim, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0962.546.541 để được tư vấn trực tiếp.
Câu hỏi của khán giả gửi tới Giáo sư
Nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng ngừa nhồi máu cơ tim?
Ba cháu năm nay 50 tuổi, đi khám bệnh ở bệnh viện 115 được chẩn đoán là bị cơn đau thắt ngực (I20), cần theo dõi nhồi máu cơ tim. Xin GS cho biết nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng ngừa cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện?
GS.TS Phạm Gia Khải:
Nhồi máu cơ tim tức là mạch vành đã bị tắc nghẽn mức độ cao, dẫn đến tình trạng một phần cơ tim bị thiếu dưỡng khí, đây là một tình trạng nguy hiểm nên cần được điều trị nghiêm túc. Sau khi cấp cứu, trong vòng 12 giờ đầu cần theo dõi và có thể điều trị được bằng cách nong mạch vành.
Bố bạn đang được bác sĩ khuyên cần theo dõi nhồi máu cơ tim, để có thể khẳng định chính xác bố bạn nên đi kiểm tra động mạch vành. Nếu như chính xác là bị nhồi máu cơ tim thì có thể tiến hành nong mạch vành được do bố bạn 50 tuổi còn khá trẻ.
Để phòng ngừa cơn nhồi máu cơ tim, bố bạn cần duy trì một lối sống khoa học, kết hợp với tập luyện thể dục thể thao, tránh xa các chất kích thích: rượu bia, thuốc lá, nếu như có các bệnh lý kèm theo cần tuân thủ điều trị của bác sĩ để có thể kiểm soát tốt.
Có thể dùng thuốc nam để phòng ngừa nhồi máu cơ tim không?
Mẹ tôi vừa trải qua cơn nhồi máu cơ tim cấp 3 tháng trước. Hiện nay sức khỏe đã bình phục trở lại nhưng vẫn phải dùng thuốc chống đông và hạ mỡ máu. Xin hỏi với trường hợp của mẹ tôi có thể dùng thuốc nam để ngừa nhồi máu cơ tim tái phát không?
GS.TS Phạm Gia Khải:
Người bệnh có thể sử dụng được, nên lựa chọn những thành phần có hoạt tính kháng đông như nattokinase, giãn mạch như Đan sâm, Bồ hoàng… Tuy nhiên vẫn cần phải dùng thuốc tây, và điều quan trọng là cần theo dõi chức năng thận, chức năng gan… Khi dùng thuốc tây lâu ngày, cần dùng thêm các thuốc bảo vệ gan, bảo vệ dạ dày… có thể là thuốc tây hoặc thuốc nam.
Lời khuyên của Giáo sư về lựa chọn sản phẩm bảo vệ sức khỏe cho người bệnh tim
Với mong muốn giảm được triệu chứng bệnh, phòng tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim, đã không ít người bệnh mong muốn sử dụng thêm các sản phẩm bảo vệ sức khỏe để tăng hiệu quả điều trị. Vậy theo kinh nghiệm của mình, Giáo sư có lời khuyên như thế nào để giúp người bệnh lựa chọn được sản phẩm tốt và phù hợp không?
GS.TS Phạm Gia Khải:
Trước tiên ta cần phải dùng thử đã để xem bệnh nhân hợp với cái nào, nhưng nhiều khi bệnh nhân không biết là hợp với cái nào thì lại phải chọn sản phẩm vừa túi tiền của bệnh nhân.
Theo bản thân tôi, khi lựa chọn một thực phẩm chức năng cần cân nhắc một số điểm sau: thực phẩm chức năng mình chọn có thành phần gì (có nattokinase để chống đông máu, có thành phần giãn mạch…), công ty sản xuất là công ty nào, đã được thử nghiệm lâm sàng hay chứng nhận của Bộ y tế hay chưa, bảo quản như thế nào… trước khi cho bệnh nhân sử dụng.
Còn về quan điểm thuốc nội hay thuốc ngoại tốt hơn thì tôi không phủ nhận bởi vì sản phẩm y học dân tộc thì các nước phương tây họ cũng có làm rồi nhưng giá thành rất cao. Ở các nước phương đông thì tôi đánh giá cao những cơ sở sử dụng kĩ thuật nano giúp tạo ra những tiểu phân tử khuếch tán nhanh. Bởi vậy, nếu là người bệnh tim mạch, dựa trên tình trạng sức khỏe hiện tại, hãy tìm đúng cho mình sản phẩm có tác dụng chuyên sâu và trúng đích về vấn đề bệnh lý mình đang mắc phải, kết hợp cùng thuốc tây đúng cách thì bệnh sẽ sớm ổn định.