Bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim – Giải đáp từ GS.TS Phạm Gia Khải (Phần I)

5/5 - (6 bình chọn)

Trong nhiều thập niên trở lại đây, bệnh mạch vành luôn đứng hàng đầu trong danh sách các nguyên nhân gây tử vong trên toàn thế giới. Nguy hiểm hơn nữa khi độ tuổi mắc mắc bệnh lại có xu hướng ngày một trẻ hóa. Vậy nhưng nhiều người bệnh vẫn chưa thực sự hiểu rõ và biết cách xử trí trong những tình huống khẩn cấp xảy ra.

Thấu hiểu được vấn đề này, nhãn hàng Vương Tâm Thống đã mời GS.TS. Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam tham dự buổi tư vấn với chủ đề “Bệnh tim mạch và những chủ đề cần quan tâm”.

Với hơn 50 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh, GS.TS. Phạm Gia Khải đã giải đáp những vấn đề xoay quanh bệnh mạch vành. Bạn đọc có thể theo dõi nội dung chi tiết dưới đây:  

Bệnh mạch vành là gì?

Mong Giáo sư có thể chia sẻ cho quý vị khán giả được biết, một khái niệm ngắn gọn và đầy đủ nhất về bệnh mạch vành, tỷ lệ mắc bệnh hiện nay ra sao ạ?

GS.TS Phạm Gia Khải:

Trước tiên nói tới bệnh tim mạch là những tổn thương sinh lý (chức năng) hoặc giải phẫu của tim và các mạch máu lớn. Trở lại một chút về lịch sử, vào những năm 40 của thế kỷ trước, khi nói đến bệnh tim mạch là người ta nói đến hẹp hở van tim, nguyên nhân là do thấp tim, còn bệnh mạch vành rất ít gặp. Khi tôi còn là sinh viên trẻ tuổi, tôi thấy rằng các động mạch như mạch não, mạch vành, mạch chi… tổn thương do xơ vữa rất ít. Những năm 70 thì thỉnh thoảng có gặp xơ vữa động mạch. Nhưng từ năm 80 – 90 trở đi thì bệnh xơ vữa rất nhiều, chiếm tới 90% các trường hợp mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ mắc bệnh van tim lại rất ít, chủ yếu là di chứng cũ còn để lại thôi. Còn tỷ lệ mắc bệnh mạch vành lại rất cao, có những người dưới 40 tuổi đã mắc bệnh mạch vành rồi, còn thông thường là trên 50 tuổi, người ta còn gọi là suy mạch vành (tức mạch vành bị hẹp lại đến 1 mức độ nào đó không cho phép mình làm việc nữa).

Như vậy, thiếu máu cơ tim cục bộ hay bệnh mạch vành là tình trạng mạch vành bị hẹp lại, nếu trên 50% đường kính lòng mạch vành bị hẹp thì sự cung cấp máu tới cơ tim bị giảm đi và gây ra các triệu chứng bệnh. Còn nếu chỉ hẹp dưới 30% thôi thì không gây ảnh hưởng nhiều.

Nguyên nhân gây bệnh mạch vành là gì?

Vậy thì những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh mạch vành thưa Giáo sư? Có phải là do lối sống hay thói quen sinh hoạt chưa khoa học không?

GS.TS Phạm Gia Khải:

Bệnh mạch vành thì nguyên nhân chính là xơ vữa động mạch. Do lối sống của chúng ta không giống như trước, chế độ ăn chưa khoa học như ăn nhiều nội tạng động vật, nhiều cholesterol, suy nghĩ lo lắng nhiều cho nên tỉ lệ mắc bệnh mạch vành ngày nay càng gia tăng, xấp xỉ các nước xung quanh. Ngoài ra, cũng có các yếu tố nguy cơ khác dẫn đến bệnh mạch vành như bệnh lý tăng huyết áp, hẹp hở van tim, bệnh cơ tim…

Mảng xơ vữa động mạch xuất hiện từ khi nào?  

Như Giáo sư đã nói ở trên thì xơ vữa động mạch là nguyên nhân chính gây ra tình trạng hẹp mạch vành. Vậy những mảng xơ vữa này thường gặp ở người lớn tuổi hay là đã có dấu hiệu hình thành từ khi còn trẻ? Xin Giáo sư hãy lí giải kỹ hơn về sự hình thành của các mảng xơ vữa động mạch?

GS.TS Phạm Gia Khải:

Có 1 số tác giả nước ngoài theo dõi động mạch thông qua việc mổ tử thi những bé trên dưới 10 tuổi hoặc trên một số binh sĩ Hoa Kì chết trong chiến tranh Việt Nam thấy rằng tổn thương động mạch vành đã xảy ra từ năm 10 tuổi và nó tăng dần lên, trước thì tổn thương ít thôi.

Động mạch vành của con người lúc bé chưa vôi hóa, chưa cứng, chưa thấy gì chỉ khi lớn lên mới thấy. Khi chúng ta lớn tuổi lên thì tổ chức xơ của động mạch, hệ thống tuần hoàn nuôi dưỡng cơ thể phát triển hơn, do đó người càng lớn tuổi thì động mạch càng cứng hơn, nhưng cứng đó kèm theo rối loạn khác đi kèm theo tuổi như dễ đông máu, dễ xơ vữa động mạch, cùng các bệnh chuyển hóa như đái tháo đường. Khi lớn lên mạch trở nên xơ cứng, kèm theo tăng huyết áp, mảng xơ vữa phát triển khiến động mạch càng hẹp hơn, cùng với đông máu phát triển. Do đó, tăng huyết áp kèm theo xơ vữa động mạch và đông máu, nếu biết trước chúng ta có thể ngăn ngừa. Chữa được cả 3 cái đó thì người bệnh có thể sống lâu.

Các trẻ béo phì nhiều sẽ không tốt, chưa kể lớn lên béo đó còn kèm theo các bệnh chuyển hóa kèm theo như xơ vữa động mạch, đái tháo đường; từ đó phải có chế độ ăn và luyện tập phù hợp.

Triệu chứng sớm của bệnh mạch vành là gì?

Chúng ta có thể phát hiện bệnh mạch vành thông qua những biểu hiện sớm nào của cơ thể, thưa Giáo sư?

GS.TS Phạm Gia Khải:

Rất nhiều trường hợp bệnh tiến triển âm thầm, bệnh nhân đột ngột đau ngực và chết, nhưng có nhiều trường hợp bệnh nhân không chết ngay. Một người trung niên khi làm việc nặng, leo thang đến tầng thứ 2 thì thấy khó thở, nặng ngực, mệt… nhất là khi gắng sức, lúc này có thể nghĩ rằng rất có thể đó là do bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim rồi. Tuy nhiên cũng phải loại trừ các nguyên nhân khác, chẳng hạn như viêm gan siêu vi. Nếu bệnh nhân không nặng cân quá mà lại thường xuyên luyện tập thì cần phải chẩn đoán bệnh mạch vành qua điện tim đồ, siêu âm tim. Nhưng đôi khi điện tim, siêu âm tim có thể không phát hiện bệnh, do có nhiều nhánh mạch vành bị tổn thương thì là nó lại cân bằng về mặt điện học, khi đó chúng ta cần xét nghiệm chụp mạch vành.

Đau thắt ngực có phải là dấu hiệu chỉ điểm của bệnh mạch vành?

Thưa Giáo sư, triệu chứng đau thắt ngực có được coi là dấu hiệu chỉ điểm cho bệnh mạch vành không, hay còn do nguyên nhân nào khác? Làm sao để phân biệt được đau ngực do thiếu máu cơ tim trong bệnh mạch vành với các bệnh lý đó?

GS.TS Phạm Gia Khải:

Bao giờ cũng phải nghĩ tổng thể, ở đây ngoài bệnh mạch vành ra chúng ta còn bệnh lý dạ dày cũng có thể có những dấu hiệu như trên. Nhiều người bị viêm loét dạ dày cũng có cảm giác bị đau rát ngực, hay gặp nhất là hội chứng trào ngược dạ dày nhưng đau dạ dày thì đau theo chu kỳ, đau khi đói và đau dọc theo đường từ thực quản trở xuống, đau thường liên quan đến bữa ăn trong khi đau ngực do bệnh mạch vành thường không liên quan đến bữa ăn. Để chẩn đoán phân biệt cần tiến hành xét nghiệm nội soi hoặc chụp dạ dày.

Ngoài ra cũng cần phân biệt với các bệnh lý ở phổi. Do đó để nhận định đúng bệnh cần thăm khám tổng thể, chụp phổi, điện tim… và nghĩ đến nhiều nguyên nhân để có nhận định chuẩn xác.

Bệnh mạch vành có chữa khỏi được không? Phương pháp điều trị chính là gì?

Thưa Giáo sư, bệnh mạch vành có thể chữa khỏi hoàn toàn được không? Các phương pháp điều trị bệnh chính đang được áp dụng phổ biến hiện nay là gì?

GS.TS Phạm Gia Khải:

Trước những năm 80 thì bệnh mạch vành không chữa được, chúng ta điều trị đơn thuần bằng thuốc men. Có trường hợp khỏi hoặc không khỏi, nhưng trường hợp không khỏi nhiều hơn. Bây giờ từ những năm 1995 – 1996 thì chúng ta có thể can thiệp mạch vành như nong động mạch vành, tức là đưa ống thông vào trong tìm đúng chỗ hẹp, và dùng quả bóng ở đầu đom đóm nong ra. Sau đó giữ nguyên quả bóng đó, rồi luồn 1 ống không gỉ, lấy quả bóng làm cái khuôn nong ra thì cái ống không gỉ cũng giãn ra, rồi xẹp quả bóng bớt lại, chúng ta có cái khuôn gọi là stent.

Stent phát triển theo thời gian có loại phủ thuốc và loại không phủ thuốc. Tùy từng trường hợp mà dùng loại nào cho thích hợp. Từ năm 1996 trở đi kĩ thuật stent của cả ba miền có thể sánh với các bác sĩ trong khu vực và quốc tế.

Các trường hợp hẹp động mạch theo lý thuyết trên 60% thì nên đặt stent nhưng tùy tình hình. Nếu bệnh nhân dùng thuốc chống xơ vữa, chống đông máu và thuốc giãn mạch vành thấy tốt thì chúng ta không nhất thiết phải nong, nhưng nên thăm khám định kỳ để kiểm soát bệnh. Trong trường hợp nhiều động mạch bị tổn thương, nhất là lỗ vào của động mạch vành bị hẹp, không thể đặt vừa stent thì chúng ta cần phải mổ bắc cầu động mạch vành.

Mặc dù đứng về lý thuyết thì người bệnh mạch vành hy vọng sống không được nhiều bằng người không mắc bệnh, nhưng từ khi có cách sinh hoạt hợp lý, sử dụng thêm thực phẩm chức năng thì người bệnh có thể sống lâu hơn.

Vai trò của các thuốc Đông y trong điều trị và phòng ngừa bệnh mạch vành?

Thưa Giáo sư, ngoài những can thiệp y tế từ phương pháp tây y mà chúng ta đang áp dụng ngày nay thì Giáo sư đánh giá như thế nào về vai trò của các thuốc đông y trong điều trị và phòng ngừa căn bệnh mạch vành nói riêng và các bệnh lý tim mạch nói chung không ạ?

GS.TS Phạm Gia Khải:

Tôi nghĩ chủ trương kết hợp Đông Tây y là đúng. Tôi thấy rằng Đông y có nhiều cái hợp lý và việc sử dụng thực phẩm chức năng không nên xem nhẹ. Ngoài ra, bệnh nhân phải ý thức được mình cần làm chủ bản thân: cần ăn uống hợp lý, dùng thực phẩm chức năng hợp lý, vận động thường xuyên. Những điều này không chỉ giúp tốt bệnh mạch vành mà còn cả đối với các bệnh tim mạch khác cũng vậy.

Tôi thấy rằng các thực phẩm chức năng với thành phần cây cỏ như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm… có tác dụng giãn mạch, chống đông máu, chống các gốc tự do nếu dùng song song với tây y sẽ rất tốt. Nhưng bệnh nhân cũng đừng nên hy vọng sẽ khỏi ngay, theo kinh nghiệm của tôi, cần kết hợp ít nhất một vài tháng để có hiệu quả, cảm nhận thấy sự thay đổi của triệu chứng bệnh, miễn là chúng ta lựa chọn kết hợp đúng được thực phẩm chức năng gì và thuốc gì, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được kiểm chứng và phù hợp kinh tế của bản thân.

Bạn đọc có thể lắng nghe tư vấn trực tiếp của GS.TS Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam về chủ đề bệnh mạch vành trong video dưới đây:


Video Tư vấn của GS.TS Phạm Gia Khải về chủ đề bệnh mạch vành

Nếu có bất kỳ thắc mắc cần được chuyên gia giải đáp về bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0962.546.541 để được tư vấn trực tiếp.

Câu hỏi của khán giả gửi tới Giáo sư

Bệnh động mạch vành có chữa được không?

Thưa Giáo sư, năm nay mẹ tôi đã gần 50 tuổi. Mẹ tôi bị đau bên ngực trái, nóng ran ở bên trong, đi khám thì được biết bị tắc hẹp 3 nhánh mạch vành, mức độ lần lượt là 20%, 50% và 70%. Tôi rất lo lắng cho sức khỏe của mẹ, không biết bệnh động mạch vành có chữa được không? Và nên chữa như thế nào, hiện mẹ tôi đang dùng Betaloc zok 50, Aspirin 81, thuốc huyết áp, mỡ máu? Xin cảm ơn Giáo sư.

GS.TS Phạm Gia Khải:

Với trường hợp của mẹ bạn, tôi nghĩ hẹp 70% vẫn có thể chữa được mặc dù với mức độ trên là tương đối nặng. Về các thuốc mẹ bạn đang dùng là tương đối đúng với phương pháp điều trị nhưng còn về liều dùng bao nhiêu là đúng thì còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mẹ bạn, cần căn cứ vào chỉ số huyết áp, chỉ số mỡ máu.

Nếu như dùng thuốc mà tình trạng bệnh không được cải thiện tốt có thể tính đến liệu pháp nong mạch vành. Trước khi tiến hành cần có xét nghiệm để đánh giá mức độ tắc nghẽn của mạch vành dựa vào điện tâm đồ. Tuy nhiên không nong tất cả các nhánh động mạch vành, chỉ nên tiến hành nong nhánh động mạch tắc nghẽn 70%, bởi đây chính là động mạch thủ phạm. Nong bao nhiêu nhánh mạch vành còn phụ thuộc vào khả năng đáp ứng của cơ thể với liệu pháp đó, bởi khi nong động mạch vành sẽ kích thích hệ thống thần kinh thực vật làm tăng nhịp tim cũng như ảnh hưởng đến quá trình đông máu trong cơ thể.

Stent là gì? Đặt stent mạch vành được bao lâu?

Tôi năm nay 60 tuổi. Tôi bị đau ngực, khó thở, đi khám ở viện tim TPHCM, chụp mạch vành thì thấy hẹp 3 nhánh là 30%, 40% và một nhánh 80% bác sỹ nói cần đặt stent sớm. Ngoài ra tôi có mắc bệnh tiểu đường đã điều trị 22 năm, hiện tại đường huyết của tôi vẫn ổn định. Tôi muốn hỏi stent là gì? đặt stent mạch vành được bao lâu? Bình thường thì nên đặt mấy stent cùng lúc, nếu đặt nhiều thì có nguy hiểm không?

GS.TS Phạm Gia Khải:

Stent thực chất là một ống thép không gỉ được đặt tại vị trí mảng xơ vữa để mở thông lòng mạch.

Đặt nhiều stent một lúc cũng là một thách thức, do đó bác sĩ phải có kinh nghiệm mới quyết định được. Nhưng theo tôi không nên đặt nhiều stent 1 lúc, nên đặt ít stent để ít ảnh hưởng đến phản ứng của cơ thể. Phản ứng đó có thể là thay đổi chức năng sống về tim mạch, huyết áp và có thể gây tắc động mạch cổ.

Người bệnh đái tháo đường bị hẹp động mạch vành thì vẫn hoàn toàn có thể đặt stent và nên đặt stent phủ thuốc, với điều kiện cho thuốc chống đông vón tiểu cầu như aspirin và clopidogrel dùng đơn độc hay phối hợp tùy bác sĩ chỉ định. Đôi khi kèm theo thuốc băng bó dạ dày, omeprazole vì thuốc aspirin và clopidogrel làm kích hoạt dạ dày gây tăng tiết acid dịch vị.

Đặt stent mạch vành được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe của người bệnh, các bệnh lý mắc kèm, thói quen sống và khả năng tuân thủ thuốc điều trị… Do đó, không thể tiên lượng trước được.

Thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không, cần chữa trị bằng cách nào?

Chào GS. Tôi năm nay 45 tuổi, bị tăng huyết áp nhiều năm nay. Dạo gần đây tôi thấy mệt, hay đau nhói ngực trái, tim đập không đều, có hiện tượng bỏ nhịp. Đi khám thì được biết mình bị thiếu máu cơ tim. Tôi rất lo lắng, không biết thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không và có thể chữa trị bằng cách nào? Người bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì là tốt nhất? Ngoài ra có cần kiêng khem gì không?  Xin cảm ơn GS!

GS.TS Phạm Gia Khải:

Thiếu máu cơ tim nếu ở mức độ nặng, mạch vành tắc hẹp nhiều (trên 80%) thì người bệnh có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim, huyết khối… khi đó cần can thiệp nong mạch vành sớm.

Bạn bị tăng huyết áp và bây giờ có biến chứng tim rồi (nhịp tim không đều, thiếu máu cơ tim) thì có nghĩa bệnh đã phát triển tương đối nặng, nhưng không có nghĩa là không chữa được. Tôi đã từng chữa cho một số người bị tăng huyết áp, biến chứng suy tim, sau khi cho thuốc giảm áp, chế độ ăn khoa học (ăn nhạt), bớt tắm sau 10h, bớt stress nhiều, bỏ rượu, thuốc lá… thì sau 1 thời gian khoảng 2 – 3 tháng có thể khỏi, nếu huyết áp tâm thu dưới 100mmHg thì không cần dùng thuốc nữa, còn nếu vẫn trên 100 mmHg, chẳng hạn như 110, 120 mmHg thì vẫn cần phải dùng thuốc.

Về chế độ ăn thì cần hạn chế ăn mặn vì nó có thể gây giữ nước, bù đủ kali bị mất đi do lợi tiểu, ăn bớt mỡ, không được tắm khuya, không được stress và cần hoạt động thể lực vừa sức mình, chẳng hạn như đi bộ nhanh.

Bị bệnh mạch vành đang dùng thuốc tây có nên dùng thêm Vương Tâm Thống?

Tôi năm nay 59 tuổi. Hiện nay tôi đang điều trị bệnh mạch vành, mỡ máu cao, sỏi thận, viêm loét dạ dày. Đã dùng thuốc BHYT thường xuyên (zoamco trị mỡ máu, vastarel 35mg…). Tôi được nghe giới thiệu sản phẩm Vương Tâm Thống chữa trị bệnh động mạch vành rất hiệu quả. Vậy ngoài thuốc tây đang dùng tôi có thể dùng thêm Vương Tâm Thống không và như thế có tốt hơn cho bệnh của tôi không?

GS.TS Phạm Gia Khải:

Tôi chưa bao giờ phủ nhận vai trò của thực phẩm chức năng dù là đông y hay tây y bên cạnh việc sử dụng các thuốc chính thống trong điều trị.

Vương Tâm Thống hay bất cứ thực phẩm chức năng nào có thành phần làm giãn mạch, giảm đau thắt ngực, tan huyết khối, làm bền vững thành mạch đều rất tốt cho bệnh nhân. Tuy nhiên, để nói sản phẩm nào tốt hơn sản phẩm nào thì không thể khẳng định được. Điều này còn phụ thuộc vào sự đáp ứng của bệnh nhân. Nếu có điều kiện làm một công trình so sánh giữa các sản phẩm thì rất tốt nhưng sẽ tốn kém, chính những trải nghiệm từ các bệnh nhân sử dụng tốt cũng giúp chúng ta có thể cân nhắc lựa chọn đúng sản phẩm cho mình.

Những thực phẩm chức năng có chứa Natokianase là thành phần làm tan cục máu đông rất tốt vì nếu để ăn riêng thực phẩm này rất khó ăn, nếu được kết hợp cùng các thành phần khác để bào chế thành sản phẩm như Vương Tâm Thống sẽ giúp bệnh nhân dễ sử dụng hơn.

Do đó với trường hợp của mẹ bạn hoàn toàn có thể sử dụng thêm Vương Tâm Thống hay bất cứ sản phẩm nào nếu như đã được kiểm chứng chất lượng là tốt với bệnh mạch vành.

Thực tế, Vương Tâm Thống không chỉ được đánh giá tốt từ phía chuyên gia tim mạch hàng đầu như GS.TS Phạm Gia Khải mà còn được đông đảo người bệnh tim mạch tin dùng và phản hồi khách quan. Qua khảo sát từ 271 người bệnh tim mạch, bao gồm các bệnh lý như bệnh mạch vành, hẹp hở van tim kèm theo các bệnh lý khác như tăng huyết áp, mỡ máu cao, suy tim, có tiền sử nhồi máu cơ tim… có tới 97.05% người bệnh cảm thấy rất hài lòng về tình trạng sức khỏe sau khi sử dụng sản phẩm Vương Tâm Thống. Trong đó 93.36% người bệnh có cải thiện rõ rệt tình trạng đau tim, đau thắt ngực, nhói ở ngực và 64.94% ghi nhận chỉ số huyết áp/mỡ máu về mức bình thường, tình trạng khó thở, tim đập nhanh, hồi hộp thuyên giảm hẳn. Thông tin chi tiết về kết quả khảo sát, bạn vui lòng tham khảo qua video dưới đây:


Trên 97% người bệnh tim mạch hài lòng về sản phẩm Vương Tâm Thống

Xem thêm:

Thông tin chi tiết về sản phẩm Vương Tâm Thống dành cho người bệnh mạch vành

Kinh nghiệm trị bệnh mạch vành hiệu quả từ những người trong cuộc

Cầu cơ mạch vành là gì? Hẹp mạch vành 40% điều trị có hết hẹp không?       

Tôi là nam, 60 tuổi, cách đây 5 năm tôi được chẩn đoán là bị cầu cơ mạch vành và xơ vữa mạch vành hẹp 40%, đã điều trị và dùng thuốc, hiện nay tôi vẫn thường xuyên thấy bị đau âm ỉ ở ngực. Xin được GS tư vấn giúp tôi, bệnh cầu cơ mạch vành là gì, và khi hẹp mạch vành 40% thì điều trị liệu có hết hẹp không? Tôi có cần phải phẫu thuật không?

GS.TS Phạm Gia Khải:

Bệnh cầu cơ mạch vành là hiện tượng dải cơ bắt ngang qua động mạch vành, khi tâm thu co lại thì đoạn mạch này bị thắt chặt, vào kỳ tâm trương thì giãn ra. Do đó tâm thu làm cản trở dòng máu đi tới, nhưng máu vào động mạch vành nuôi dưỡng cơ tim lại là kỳ tâm trương nên cũng không gây ảnh hưởng nhiều. Ở người trên 45 tuổi thì cơ cứng, cầu cơ gây ảnh hưởng hơn, người ta thấy đau tức ngực nhưng chưa thấy cầu cơ gây ra các cơn nhồi máu cơ tim (hoặc có nhưng rất hiếm) và đặc biệt không gây tổn thương mạch vành.

Cầu cơ không dẫn đến tổn thương mạch vành, không gây ra chết người chỉ gây cản trở dòng máu do đó chỉ cần dùng các thuốc giãn mạch vành.

Tỷ lệ hẹp mạch vành 40%-50% muốn chữa khỏi thì phải điều trị các bệnh mỡ máu, bệnh huyết áp thì mảng xơ vữa có thể nhỏ đi thậm chí là hết. Chúng ta nên có chế độ sinh hoạt, thể thao, ăn uống hợp lý, kết hợp cùng với thuốc chống vón tiểu cầu, chống mỡ máu…

Xem thêm:

Bệnh động mạch vành có chữa được không

Vương Tâm Thống – Lợi ích chuyên biệt cho những người mắc phải căn bệnh mạch vành

Phần 2 – Giáo sư Phạm Gia Khải tư vấn về bệnh nhồi máu cơ tim

Phần 3 – Giáo sư Phạm Gia Khải tư vấn về bệnh suy tim

Phần 4 – Giáo sư Phạm Gia Khải tư vấn về bệnh van tim

Phần 5 – Giáo sư Phạm Gia Khải tư vấn về bệnh tăng huyết áp

BẢNG GIÁ

Điện thoại đặt hàng:  0962.546.5410866.746.966

1. Vương Tâm Thống hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2-5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

2. Vương Tâm Thống 2 lọ x 90 viên (Tặng 1 hộp 30 viên):

– Giá: 1.100.000 đồng/hộp 2 lọ

3. Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Ngoài ra đơn hàng thành công sẽ được chúng tôi tặng thêm 01 cuốn cẩm nang điện tử “Sống khỏe với bệnh tim mạch” qua email đăng ký

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      8 Bình luận
      Cũ nhất
      Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Phượng
      Phượng
      7 Năm Trước

      Con tôi bị hở van tim 2 lá nhẹ. Bệnh tình của con tôi có chữa khỏi được ko?

      linh
      linh
      6 Năm Trước

      cho hoi nếu có thai có dùng sp vuong tam thong duoc ko a

      thuong
      thuong
      4 Năm Trước

      Trong câu hỏi: Bệnh mạch vành có chữa đc k? thì giáo sư có nahwcs đến ví dụ người có viêm gan siêu vi là ntn ạ?

      Nguyễn Hòa
      Nguyễn Hòa
      2 Năm Trước

      giáo sư có nói vương tâm thống tốt cho bênh mạch vành, tôi bị thiếu máu cơ tim và đã đặt sten cách đây 3 tháng rồi mà vẫn đau tức ngực, tôi uống có tác dụng không