Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, hơn 29% người Việt Nam trưởng thành bị rối loạn lipid máu, trong đó tỷ lệ này ở dân thành thị lên tới 44,3%. Vậy rối loạn lipid máu là gì? Có tác động ra sao đến sức khỏe tim mạch? Cùng tìm hiểu ngay qua những chia sẻ dưới đây để nắm rõ hơn.
Rối loạn lipid máu là gì?
Lipid còn gọi là mỡ, chất béo; là thành phần quan trọng cần có trong máu và lưu thông cùng máu đi khắp cơ thể để tham gia vào hoạt động chuyển hóa và cấu tạo nên tế bào. Do đó, lipid máu không phải là xấu, nhưng tình trạng rối loạn lipid máu (mỡ máu cao) là sự mất cân bằng và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.
Lipid máu bao gồm cholesterol LDL (cholesterol xấu), cholesterol HDL (cholesterol tốt) và triglyceride. Trong đó nồng độ Cholesterol LDL, triglyceride tăng có thể hình thành mảng bám trong động mạch, gây xơ vữa và hẹp động mạch, làm lưu thông máu.
Cholesterol HDL thì có chức năng loại bỏ bớt cholesterol LDL khỏi máu, qua đó giúp chống xơ vữa động mạch.
Rối loạn lipid máu được phân thành 2 loại: nguyên phát và thứ phát. Rối loạn lipid máu nguyên phát là do di truyền và do đột biến gen ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa lipid. Rối loạn lipid máu thứ phát hình thành do chế độ ăn uống, sinh hoạt hoặc hệ quả từ các bệnh lý khác.
Rối loạn lipid máu nguy hiểm thế nào?
Rối loạn lipid máu có thể gây ra nhiều nguy cơ tổn hại cho sức khỏe, bao gồm:
– Bệnh tim mạch: Mức cholesterol LDL (cholesterol xấu) cao và cholesterol HDL (cholesterol tốt) thấp có thể dẫn đến sự hình thành mảng bám trong động mạch, làm tăng nguy cơ huyết áp cao, hẹp mạch vành (thiếu máu cơ tim), nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
– Bệnh tiểu đường: Rối loạn lipid máu thường liên quan đến kháng insulin, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường typ 2.
– Bệnh gan: Rối loạn lipid máu cũng sẽ tăng tích tụ mỡ trong gan có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan.
– Viêm tụy: Khi triglycerid trong máu tăng cao, người bệnh có thể gặp chứng viêm tụy cấp.
– Bệnh thận: Tăng lipid có thể ảnh hưởng đến chức năng thận, đặc biệt ở những người mắc bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao.
Rối loạn lipid máu có thể gây ra các bệnh lý tim mạch
Dấu hiệu nhận biết rối loạn lipid máu là gì?
Khi rối loạn lipid máu mới hình thành, rất ít triệu chứng đặc trưng nên người bệnh sẽ rất khó nhận ra trừ khi xét nghiệm máu. Khi rối loạn lipid máu nặng, mạch máu bị xơ vữa, làm giảm lưu thông máu và ảnh hưởng chức năng các cơ quan thì các biểu hiện mới rõ ràng hơn, cụ thể là:
– Đục rìa giác mạc: xuất hiện hình vòng tròn màu trắng nhạt, xám, xanh nhạt xung quanh giác mạc mắt
– Xuất hiện ban vàng ở mí mắt, long bàn tay, khuỷu tay, hoặc gót chân: các ban này có các kích thước khác nhau và có thể nằm rải rác hoặc khu trú.
– Biểu hiện gan nhiễm mỡ: đau tức hoặc khó chịu ở vùng bụng, chán ăn, mệt mỏi, sụt cân, yếu đuối, vàng da, nổi mẩn…
– Biểu hiện xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, suy tim, thiếu máu cục bộ, nhồi máu não: đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, rối loạn thị giác, cảm giác lạnh hoặc tê ở chân tay, đau hoặc không thoải mái ở cánh tay, cổ, lưng, hoặc hàm…
– Biểu hiện viêm tụy cấp: đau bụng dữ dội, nôn ói nhiều kèm theo sốt.
Gan nhiễm mỡ gây vàng da, mệt mỏi, chán ăn là dấu hiệu rối loạn lipid máu điển hình
Nếu bạn đang có các dấu hiệu rối loạn lipid máu, hãy gọi điện thoại hay liên lạc qua Zalo tới số 0962.546.541 để các chuyên gia hỗ trợ tư vấn trực tiếp.
Cách điều trị rối loạn lipid máu là gì?
Người rối loạn lipid máu có thể xây dựng lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh để ổn định lại các chỉ số lipid máu. Trong trường hợp người bệnh không thể cải thiện đáng kể nồng độ lipid tự nhiên thì cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ:
Nhóm thuốc Statin: Là nhóm thuốc đầu tay giúp làm giảm cholesterol ở người rối loạn lipid máu, có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Statin hoạt động bằng cách ngăn chặn enzyme trong gan chịu trách nhiệm tạo ra cholesterol. Một số thuốc phổ biến là Simvastatin, Atorvastatin, Rosuvastain, Lovastatin, Pravastatin, Fluvastatin…
– Nhóm thuốc Fibrat: Tác động đến chuyển hóa chất béo trung tính và có ưu thế trong việc giảm nồng độ Triglycerid, cholesterol LDL và tăng cholesterol HDL trong máu. Một số thuốc phổ biến là Fenofibrat, Ciprofibrat, Berafibrat…
– Nhóm acid nicotinic (Vitamin PP, Vitamin B3, Niacin): ức chế sản xuất triglyceride trong gan và cải thiện khả năng chuyển hóa lipid.
– Nhóm resin: Như Cholestyramin, Colestipol… là loại thuốc giúp giảm lượng cholesterol toàn phần, giảm cholesterol LDL.
– Nhóm ức chế sự hấp thu cholesterol: Ezetimibe là nhóm thuốc có khả năng ức chế chọn lọc sự hấp thu phytosterol và cholesterol trong chế độ ăn ở ruột. Nhóm này thường dùng phối hợp với nhóm statin, không dùng khi triglycerid tăng cao.
Điều trị rối loạn lipid máu nhờ thảo dược an toàn, hiệu quả bền vững
Bên cạnh sử dụng thuốc tây thì ngày nay người bệnh có xu hướng tìm đến những thảo dược tự nhiên vừa hiệu quả bền vững, vừa an toàn, lành tính với sức khỏe. Trong đó, được đánh giá cao hơn cả là các thảo dược: Hoàng bá, Bồ hoàng, Sơn tra, Đỏ ngọn với các công dụng như:
– Bồ hoàng: Các nhà khoa học đã nghiên cứu thấy hoạt chất naringenin có trong Bồ hoàng có khả năng ức chế sự hấp thụ cholesterol tại niêm mạc ruột và làm giảm tới 70% nồng độ cholesterol LDL, trigylcerid trong máu.
– Hoàng bá: Trong Hoàng bá có hoạt chất Berberin được xem là thuốc hạ mỡ máu thế hệ mới. Kết hợp cùng thuốc Simvastatin sẽ mang lại hiệu quả hạ mỡ máu tốt hơn so với dùng thuốc đơn lẻ.
– Sơn tra: Nghiên cứu cho thấy dịch chiết Sơn tra có khả năng làm giảm tích tụ cholesterol tại thành động mạch và ngăn ngừa xơ vữa mạch vành hiệu quả.
– Đỏ ngọn: Phytosterol tìm thấy trong lá Đỏ ngọn có tác dụng ức chế sự hấp thu cholesterol tại ruột, từ đó cải thiện chỉ số mỡ máu hiệu quả, bền vững.
Nắm bắt được những lợi ích tuyệt vời của các thảo dược trên, các nhà khoa học thuộc Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam đã nghiên cứu kết hợp và thành công tạo nên TPBVSK Vương Tâm Thống.
Với sự góp mặt của 9 thành phần: Bồ hoàng, Hoàng bá, Đỏ ngọn, Sơn tra, Đan sâm, Mạch môn, Nattokinase, L – carnitin, Alpha lipoic acid, Vương Tâm Thống giúp đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh rối loạn lipid máu:
– Bảo vệ lớp nội mạc mạch máu, tránh tổn thương thành mạch.
– Ngăn lắng đọng cholesterol gây xơ vữa mạch vành.
– Ổn định huyết áp về mức bình thường.
– Ngăn ngừa các biến chứng tim mạch của rối loạn lipid máu gây ra: xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, đột quỵ tim,…
Vương Tâm Thống là giải pháp an toàn, hiệu quả bền vững cho người rối loạn lipid máu
Cùng lắng nghe chia sẻ của bác Thưởng về phương pháp đẩy lùi rối loạn lipid máu, huyết áp cao bằng Vương Tâm Thống qua video sau đây:
Bác Thưởng đã thành công ổn định được lipid máu, huyết áp và nhịp.
Không chỉ bác Thưởng, mà bác Nguyễn Thị Sanh cũng đã tạm biệt rối loạn lipid máu sau 3 tháng sử dụng Vương Tâm Thống, cùng lắng nghe chia sẻ của bác ngay:
Chia sẻ kinh nghiệm của Bác Sanh về quá trình điều trị rối loạn lipid máu
Hi vọng qua bài chia sẻ, bạn đọc đã có câu trả lời cho “Rối loạn lipid máu là gì?” và bỏ túi được bí quyết đẩy lùi rối loạn lipid máu, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Nếu bạn hoặc người thân đang loay hoay tìm cách trị rối loạn lipid máu hiệu quả, an toàn, hãy gọi điện thoại hay liên lạc qua Zalo tới số 0962.546.541 để các chuyên gia hỗ trợ tư vấn trực tiếp.
Xem thêm:
Vương Tâm Thống – Giải pháp ổn định lipid máu, ngăn bệnh tim mạch hiệu quả
Rối loạn lipid máu nên ăn gì và kiêng gì?
Nguồn tham khảo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK560891/
https://www.msdmanuals.com/vi/professional