Có lẽ khi đứng trước chỉ định đặt stent của bác sỹ, câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn nhất đó chính là “Liệu đặt stent sống được bao lâu?”. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Tim mạch sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.
Đặt stent sống được bao lâu?
Theo PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi – Trưởng khoa C9, Viện tim mạch Việt Nam cho biết, có những trường hợp sau đặt stent hơn chục năm sức khỏe vẫn tốt. Nhưng cũng có những người chỉ sau vài tháng, hoặc thậm chí là vừa đặt stent hôm trước, hôm sau stent đã tắc nghẽn trở lại gây nhồi máu cơ tim nguy hiểm đến tính mạng. Thực tế, tuổi thọ của người bệnh sau đặt stent sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như:
– Loại stent: Stent kim loại trần có tuổi thọ kém hơn so với stent đã được phủ thuốc chống tắc hẹp (stent phủ thuốc), và tiên tiến nhất là stent phủ thuốc có khung tự tiêu với tỷ lệ tắc hẹp chỉ từ 1 – 2%.
– Tình trạng sức khỏe của người bệnh: Người bệnh mạch vành tắc hẹp nặng ở nhiều nhánh, cần đặt nhiều stent, mắc kèm tiểu đường, tăng huyết áp sẽ có nguy cơ rủi ro cao khi tiến hành đặt stent.
– Khả năng tuân thủ điều trị và chăm sóc sau đặt stent: Nếu sau đặt stent, người bệnh không chú ý kiêng khem và sử dụng thuốc chống đông máu đầy đủ, nguy cơ tái tắc hẹp trở lại sẽ rất cao.
Đặt stent sống được bao lâu?
Lời khuyên cho bạn để kéo dài tuổi thọ sau đặt stent
Để nhanh chóng khôi phục sức khỏe sau đặt stent, chuyên gia Tim mạch khuyên bạn nên thực hiện theo những lời khuyên dưới đây:
– Sử dụng thuốc theo chỉ định: Sau đặt stent, người bệnh cần sử dụng thuốc chống đông đều đặn ít nhất trong 1 năm, nhiều trường hợp phải dùng cả đời để phòng chống cục máu đông gây nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, tùy trường hợp mà bác sỹ sẽ kê thêm các thuốc khác như thuốc hạ mỡ máu, hạ áp, thuốc tiểu đường… để kiểm soát các yếu tố nguy cơ đi kèm. Người bệnh cần dùng thuốc đủ liều, đúng thời gian theo chỉ định của bác sỹ.
– Về chế độ ăn uống:
+ Sau phẫu thuật, người bệnh nên ăn các món chế biến dưới dạng lỏng, mềm như cháo, súp.
+ Cần hạn chế thêm quá nhiều muối (dưới 6g/ngày), đường và chất béo vào các món ăn.
+ Người bệnh nên tăng cường ăn nhiều nhóm thực phẩm giàu chất xơ dễ tiêu hóa như rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt; ăn cá ít nhất 2 bữa/tuần.
+ Hạn chế nhóm thực phẩm chứa chất béo có hại cho tim như thịt đỏ, lòng đỏ trứng, mỡ, nội tạng động vật…
+ Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia.
– Về vận động: Trong 2 tuần đầu tiên sau mổ, người bệnh cần hạn chế khuân vác vật nặng. Hãy bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ 5 – 10 phút mỗi ngày và tăng dần cường độ tùy theo khả năng của mình, nghỉ ngơi ngay khi thấy mệt, tránh vận động gắng sức.
– Về tinh thần: Tránh suy nghĩ, lo lắng nhiều vì có thể gây co thắt mạch vành khiến cơn đau thắt ngực xuất hiện trở lại. Các bài tập như yoga, thiền hoặc nghe nhạc nhẹ sẽ giúp bạn điều chỉnh tâm lý tốt hơn.
– Sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ thảo dược: Theo PGS. TS Phạm Thị Hồng Thi, ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh nên sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ thảo dược có tác dụng giãn mạch, chống đông, giảm cholesterol như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Natto, Hoàng bá như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống. Với liệu trình 4 – 6 viên/2 lần/ngày, sản phẩm sẽ giúp bảo vệ mạch vành và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh sau đặt stent. Hãy lắng nghe nhận định của PGS. TS Phạm Thị Hồng Thi về giải pháp này qua video dưới đây:
Chuyên gia giải đáp “Đặt stent sống được bao lâu” và cách để kéo dài tuổi thọ
Như vậy đặt stent sống được bao lâu còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức tuân thủ điều trị của bạn cũng như chế độ chăm sóc sau mổ. Mặc dù kỹ thuật ngày nay đã có nhiều bước tiến vượt bậc nhưng nguy cơ biến chứng sau đặt stent vẫn còn là vấn đề đáng lo ngại. Hãy tự bảo vệ sức khỏe tim mạch cho mình ngay từ hôm nay bằng lối sống khoa học và thăm khám sức khỏe định kỳ.
Bạn đang tìm kiếm giải pháp điều trị bệnh mạch vành không phẫu thuật? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại – zalo 0962.546.541 để được hỗ trợ.