Hình thành cục máu đông là một phản ứng tự nhiên để cơ thể tự bảo vệ mình. Nếu không có cục máu đông thì một vết đứt tay, đứt chân, thập chí một vết xước nhỏ cũng có thể giết chết bạn do máu chảy ra ngoài quá nhiều. Tuy nhiên, cục máu đông sẽ trở nên rất nguy hiểm nếu hình thành ở bên trong lòng mạch. Chúng sẽ di chuyển tới khắp mọi nơi trong cơ thể, lên não làm tắc mạch máu não gây đột quỵ, đến tim thì làm chít hẹp động mạch vành gây nhồi máu cơ tim, điều này sẽ thực sự nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng của bạn nếu không được cấp cứu kịp thời.
Cục máu đông có vai trò gì?
Cục máu đông chính là kết quả từ quá trình đông máu của cơ thể, một lượng máu nhất định trong cơ thể được chuyển sang thể rắn, nhằm mục đích là ngăn ngừa sự chảy máu quá mức ra bên ngoài trong trường hợp gặp phải các chấn thương gây tổn hại mạch máu.
Cục máu đông được hình thành như thế nào?
Cho dù ở bề mặt da hay sâu bên trong cơ thể, đông máu vẫn là một quá trình phức tạp, tuy nhiên có thể được chia làm 3 giai đoạn cơ bản như sau:
– Giai đoạn 1: Hình thành nút tiểu cầu
Ngay khi thành mạch máu bị tổn thương làm lộ ra phần collagen bên trong. Các tiểu cầu sẽ gần như ngay lập tức được huy động đến tập trung lại vị trí này và hình thành nên nút tiểu cầu.
– Giai đoạn 2: Hình thành cục máu đông
Tại nút tiểu cầu, các tiểu cầu sẽ được hoạt hóa và kích hoạt các yếu tố đông máu khác gây nên hàng loạt các phản ứng dây truyền để hình thành một mạng lưới vững chắc (sợi fibrin) bắt giữ các tế bào hồng cầu và tạo thành cục máu đông.
Hình ảnh cục máu đông
– Giai đoạn 3: Tan cục máu đông
Sau một thời gian làm lành vết thương, các cục máu đông sẽ được làm tan ra. Quá trình này liên quan đến độ ma sát của dòng máu tác động lên thành mạch và một loại enzym có tên gọi là plasmin (chất chống đông tự nhiên của cơ thể) được hoạt hóa để làm tan cục máu đông.
Nhồi máu cơ tim, đột quỵ – biến chứng nguy hiểm từ cục máu đông
Cục máu đông đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể trước những chấn thương, tuy nhiên nó sẽ trở nên rất nguy hiểm nếu hình thành không “đúng lúc”, “đúng chỗ” và nguyên nhân chủ yếu chính là tình trạng xơ vữa động mạch.
Khi các mảng xơ vữa phát triển quá dày, chúng có thể nứt vỡ ra, cục máu đông ngay lập tức được hình thành. Cục máu đông này có thể làm tắc nghẽn mạch máu tại chỗ hoặc trôi theo dòng máu đến “gây họa” tại vị trí khác làm xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm.
– Nhồi máu cơ tim: Xảy ra khi cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch vành tim. Các triệu chứng bao gồm cơn đau thắt ngực dữ dội, đè nặng ở ngực kèm theo cảm giác khó thở, hồi hộp, buồn nôn, tim đập nhanh, vã mồ hôi hột…
– Tai biến mạch máu não: Cục máu đông làm bít tắc các mạch máu nuôi dưỡng não khiến người bệnh đột ngột bị tê yếu một phần cơ thể như tay, chân, mặt, đi đứng khó khăn, giảm thị lực, đau đầu không rõ nguyên nhân…
Ngoài ra, các mạch máu khác bên trong cơ thể cũng có thể bị tắc nghẽn bởi cục máu đông, gây ra các cơn đau dữ đội ở vị trí cơ thể mà mạch máu đó chi phối, chẳng hạn như động mạch chủ bụng, động mạch ngoại biên ở chân…
Dù là ở vị trí nào thì đây đều là những biến chứng đặc biệt nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ tử vong rất cao nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời.
Cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu
Bạn bị xơ vữa động mạch? Bạn lo sợ nguy cơ hình thành cục máu đông? Hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 0962.546.541 để được tư vấn về giải pháp giúp hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, phòng ngừa cục máu đông một cách hiệu quả.
Điều trị và phòng ngừa cục máu đông trong bệnh mạch vành
Nếu nghi ngờ mình hay người thân có cục máu đông hình thành bên trong lòng mạch (đặc biệt đối với những người có tiền sử bị xơ vữa động mạch) thì cần tới các cơ sơ y tế càng sớm càng tốt. Đây là một tình trạng nguy hiểm cần được cấp cứu tại bệnh viện chứ không nên tự động dùng thuốc để điều trị ở nhà.
Dùng thuốc chống đông máu
Aspirin, Clopidogrel (Plavix), Ticlopidine (Ticlid), Prasugrel (Effient)… là các loại thuốc vừa được sử dụng để điều trị, vừa để dự phòng hình thành cục máu đông. Tuy nhiên do tiềm ẩn nguy cơ về tác dụng phụ, thường gặp nhất là chảy máu quá mức gây viêm loét dạ dày, bầm tím ngay cả khi va chạm nhẹ…. Do vậy, bạn chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
Thảo dược và hoạt chất sinh học tự nhiên trong phòng ngừa cục máu đông
Mặc dù tây y rất phát triển nhưng cũng không thể phủ nhận được vai trò của những hoạt chất sinh học từ thảo dược thiên nhiên, vốn được sử dụng lâu đời trong việc ngăn ngừa cục máu đông liên quan đến cơn đau tim, đột quỵ. Một trong số những hoạt chất nổi tiếng ấy là Nattokinase, chiết xuất từ cao Natto – đậu tương lên men tự nhiên. Đây không chỉ là món ăn truyền thống lâu đời của Nhật Bản mà các nhà khoa học đã nghiên cứu chứng minh rằng, Nattokinase là một enzym có hoạt tính vô cùng mạnh mẽ, giúp làm tan cục máu đông mạnh gấp 3 – 4 lần so với plasmin.
Những người bị huyết áp cao, mỡ máu hoặc xơ vữa động mạch vành sẽ nhận được rất nhiều lợi ích sức khỏe khi sử dụng các sản phẩm chuyên biệt chứa Nattokinase kết hợp với một số hoạt chất sinh học khác từ Hoàng bá, Đỏ ngọn, Bồ hoàng có khả năng làm giảm cholesterol máu, chống viêm và stress oxy hóa tế bào điển hình như viên uống Vương Tâm Thống. Nhờ sản phẩm này, họ có thể tự kiểm soát tốt bệnh của mình, ngăn ngừa sự hình thành mới và phát triển dày lên của mảng xơ vữa, hạn chế tối đa sự xuất hiện của cục máu đông gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Xem thêm:
Thông tin về viên uống thảo dược Vương Tâm Thống giúp phòng ngừa cục máu đông
Nattokinase, hoạt chất enzym mạnh mẽ giúp phòng ngừa biến chứng từ cục máu đông
Cục máu đông – Mối nguy hiểm khó lường
Ds. Nguyễn Linh
Nguồn tham khảo:
http://www.health.harvard.edu/heart-health/blood-clots-the-good-the-bad-and-the-deadly
—–—–—–—–—–—–—–
Thông tin về sản phẩm chứa Đỏ ngọn, Nattokinase
TPCN Vương Tâm Thống giúp hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch vành, phòng ngừa cục máu đông, nhồi máu cơ tim hiệu quả.