Cholesterol được mô tả giống như một chất béo, sáp có mặt trong máu và nhiều tế bào của cơ thể. Khoảng 20 – 25% lượng cholesterol được hấp thu từ thực phẩm bên ngoài, do vậy, nếu chế độ ăn uống và luyện tập thể dục không khoa học, nồng độ cholesterol trong máu có thể tăng cao vượt mức cho phép, lúc này chắc chắn bạn sẽ cần phải sử dụng đến thuốc điều trị, điển hình là nhóm statins. Vậy thuốc này có hiệu quả như thế nào, có gây phản ứng phụ gì không? Lời giải sẽ có trong bài viết dưới đây.
Tại sao bạn nên dùng thuốc statin để hạ cholesterol trong máu?
Cholesterol là một thành phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất hormon và những chu trình chuyển hóa của cơ thể. Tuy nhiên nếu lượng cholesterol trong máu quá cao khoảng trên 200mg/dL (6,22mmol/L), cùng với quá trình viêm do stress oxy hóa tế bào đã làm tổn thương “bức tường” của động mạch vành, tạo nên những mảng bám xơ vữa làm chít hẹp dòng chảy của máu giàu oxy đến nuôi tim.
Statins, còn gọi là nhóm thuốc ức chế men khử HMG-CoA, giúp làm giảm cholesterol máu bằng cách ức chế một enzym quan trọng trong quá trình sản xuất cholesterol tại gan. Enzyme này được gọi là hydroxy-methylglutaryl-coenzym A reductase (HMG-CoA reductase), kết quả là giảm nồng độ LDL-C (cholesterol “xấu”) và tăng HDL-C (cholesterol “tốt” bảo vệ tim mạch). Điều này có thể giúp làm chậm lại sự hình thành của các mảng bám bên trong lòng động mạch, ngăn ngừa nguy cơ tắc hẹp mạch vành dẫn tới nhồi máu cơ tim.
Nhóm statins và sự khác biệt giữa từng tên thuốc
Statins là tên gọi chung cho cả một nhóm thuốc điều trị mỡ máu, tuy nhiên mỗi hoạt chất trong nhóm sẽ có những lợi thế và nhược điểm riêng của mình. Một số đặc điểm khác nhau của từng loại thuốc:
– Về hiệu quả làm giảm nồng độ cholesterol trong huyết tương: Rosuvastatin (Crestor) và atorvastain (Lipitor) là statin mạnh nhất trong việc giảm LDL-C. Tiếp theo đó là simvastatin (Zocor) và pravastatin (Pravachol).
Thuốc statins giúp làm giảm cholesterol máu
– Về khả năng gây tác dụng phụ: Độc cơ xương như tiêu cơ vân có thể xảy ra khi nồng độ thuốc tăng cao trong máu, chẳng hạn như Cerivastatin (Baycol) đã bị thu hồi vì nó gây tiêu cơ vân gấp 10-100 lần so với các statin khác. Ở người có bệnh thận, liều lượng của pravastatin (Pravachol), lovastatin (Mevacor, Altocor), rosuvastatin (Crestor) và simvastatin (Zocor) nên được điều chỉnh ở mức thấp để hạn chế nguy cơ làm tăng nồng độ thuốc trong huyết tương. Riêng với atorvastatin (Lipitor) hoặc fluvastatin (Lescol) thì không cần điều chỉnh.
Ai nên sử dụng thuốc statins?
Theo hướng dẫn từ Hiệp hội Tim mạch Hoa kỳ, những nhóm đối tượng sau nên sử dụng thuốc statins:
– Mắc bệnh tim mạch như đau thắt ngực trong bệnh mạch vành, có tiền sử nhồi máu cơ tim, đột quỵ, cơn thiếu máu não thoáng qua, bệnh động mạch ngoại biên hoặc sau phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
– Rối loạn lipid máu, cholesterol máu tăng cao khi nồng độ LDL-C từ 190mg/dL (4,9mmol/L) trở lên
– Người mắc bệnh tiểu đường, nhất là khi đã xuất hiện biến chứng mạch máu, kèm theo nồng độ LDL-C từ 70 – 189mg/dL (1,8 – 4,9mmol/L) trở lên.
– Người cao tuổi có LDL-C trên mức 100mg/dL (1,8mmol/L) và từ khoảng 7,5% nguy cơ gặp phải cơn đau tim, đột quỵ trong vòng 10 năm.
Nhiều trường hợp bệnh nhân đã ngưng dùng thuốc statin khi thấy lượng cholesterol máu giảm xuống. Tuy nhiên, điều này có thể khiến nồng độ cholesterol có thể tăng cao trở lại, đó chính là lý do khiến họ phải sử dụng thuốc gần như là vô thời hạn.
Để kiểm soát cholesterol máu ổn định bền vững, ngăn ngừa bệnh mạch vành tiến triển, bạn có thể kết hợp sử dụng Vương Tâm Thống cùng với thuốc statins. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại – zalo 0962.546.541 để được tư vấn.
Tác dụng phụ và tương tác thuốc khi sử dụng thuốc statins
Một số tác dụng không mong muốn vẫn có thể xảy ra với người bệnh, chẳng hạn như: đau nhức cơ bắp, đau đầu, buồn nôn, sốt, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, đầy hơi), phát ban.. Các tác dụng phụ nghiêm trọng khác như:
– Vấn đề cơ bắp: Statins có thể gây đau cơ bắp, nhất là khi sử dụng ở mức liều cao. Trong trường hợp nặng, các tế bào cơ có thể bị phá hủy (tiêu cơ vân) và giải phóng myoglobin, một loại protein vào trong máu gây suy thận.
– Làm tăng men gan: nếu men gan tăng nhẹ thì người bệnh vẫn có thể tiếp tục được dùng thuốc. Nhưng nếu có dấu hiệu: mệt mỏi bất thường, yếu chân tay, chán ăn, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, đau bụng trên.. thì cần ngưng sử dụng thuốc và lập tức tới cơ sở chuyên khoa để có hướng xử lý kịp thời.
– Tăng đường huyết khiến bệnh tiểu đường tuýp 2 tiến triển nặng hơn.
– Rối loạn nhận thức: một số người bị mất trí nhớ, lú lẫn sau khi dùng statins.
Các thuốc trong nhóm statins có thể tương tác với một số nhóm thuốc điều trị khác như:
– Giảm giảm hoạt tính của thuốc kháng sinh (erythromycin), kháng nấm (itraconazole), thuốc điều trị viêm loét dạ dày…
– Tăng nguy cơ chảy máu khi dùng với thuốc chống đông warfarin (Coumadin)
– Tăng nguy cơ tiêu cơ vân hoặc suy gan khi dùng kết hợp với thuốc giảm cholesterol khác như niacin (Niaspan, Niacor), hoặc gemfibrozil (Lopid), clofibrate (Atromid-S) và fenofibrate (Tricor)
– Tránh dùng statin cùng với thuốc làm giảm acid mật như cholestyramine, vì chúng có thể liên kết với nhau trong ruột và làm giảm khả năng hấp thu statin, do vậy cần dùng cách nhau khoảng 2 – 4h.
– Nước bưởi có thể ức chế enzym chuyển hóa statin trong gan để đào thải ra ngoài, do đó làm tăng nồng độ thuốc trong máu gây độc cơ thể.
Biện pháp song hành cùng với thuốc statin để phòng ngừa bệnh tim
Thay đổi lối sống là giải pháp đầu tiên và cần thiết nhất để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hãy tự cân bằng và điều chỉnh lối sống một cách khoa học và lành mạnh để bảo vệ sức khỏe của mình.
– Bỏ hút thuốc và tránh khói thuốc
– Chế độ ăn ít chất béo bão hòa từ động vật, chất béo trans từ đồ ăn chế biến sẵn, muối, tăng cường nhiều trái cây, rau củ quả, cá và các loại hạt
– Tập thể dục thường xuyên, thư giãn tinh thần giảm bớt căng thẳng, stress
– Hạn chế ngồi nhiều làm lớp mỡ bụng dễ tích tụ, duy trì một vòng eo lý tưởng, dưới 100cm với nam và dưới 90cm ở nữ.
– Tránh thức quá khuya hay làm việc quá sức.
– Sử dụng hoạt chất sinh học làm giảm cholesterol một cách tự nhiên. Thực tế năm 2004, ở nhiều nước phương Tây đã ứng dụng hoạt chất Berberin chiết xuất từ Hoàng bá trong điều trị rối loạn lipid máu, coi nó như “một thuốc hạ cholesterol mới” bằng khả năng ức chế tổng hợp cholesterol, triglycerid tại gan. Khi kết hợp Berberin với Simvastatin, một thuốc phổ biến trong nhóm statin có thể giảm đáng kể nồng độ LDL-C, cholesterol toàn phần hơn hẳn so với dùng Simvastatin đơn độc. Đồng thời, nó cũng giúp bảo vệ trực tiếp lớp nội mạch mạch máu, ngăn ngừa sự tổn thương gây lắng đọng cholesterol.
Một số hoạt chất khác có tác dụng giãn mạch, kháng viêm, chống oxy hóa sẵn có ở Việt Nam như Đỏ ngọn, Bồ hoàng… khi kết hợp với Hoàng bá, không những tăng cường lưu thông mạch vành mà còn ngăn lại quá trình viêm, stress oxy hóa, những nguyên nhân chính khiến mảng xơ vữa hình thành và nứt vỡ gây nhồi máu cơ tim.
Thu Trang
Nguồn tham khảo:
http://www.mayoclinic.org/statins/art-20045772?pg=1
http://www.rxlist.com/statins-page2/drugs-condition.htm
https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/statins.html
—————————————————
Khi phối hợp các thuốc nhóm statin với nhau nguy cơ sảy ra bệnh ggì
Chào bạn,
Khi phối hợp các thuốc cùng nhóm statin với nhau sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ của thuốc như tăng men gan, tăng đường huyết, tiêu cơ vân… Do đó, sự phối hợp này thường không được ứng dụng trong điều trị.
Để tăng hiệu quả giảm mỡ máu mà không phải lo lắng về tác dụng phụ có thể xảy ra, hiện nay các bác sỹ thường có xu hướng kết hợp thuốc tây với các sản phẩm hỗ trợ làm giảm mỡ máu, ngăn ngừa biến chứng do tình trạng mỡ máu cao lâu ngày không được điều trị tốt gây ra, điển hình như Vương Tâm Thống. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm này trong bài viết dưới đây:
https://chuadautim.com/bai-viet/vuong-tam-thong/tpcn-vuong-tam-thong-va-nhung-loi-ich-chuyen-biet-cho-benh-mach-vanh.html
Nếu có vấn đề gì thắc mắc cần giải đáp thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0962.546.541 (trong giờ hành chính), chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.