Bệnh Tim mạch là bệnh lý về tim và mạch máu bao gồm: tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, bệnh động mạch vành, bệnh van tim, suy tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ… Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, đây là một trong những căn bệnh có tỉ lệ gây tử vong cao, mỗi năm các bệnh lý tim mạch đã cướp đi mạng sống khoảng 17,5 triệu người. Con số này cho thấy mức độ phổ biến và tính chất nguy hiểm của các bệnh lý về tim mạch.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tim
Tùy thuộc vào từng loại bệnh tim sẽ có những triệu chứng khác nhau, nhưng thông thường, một số dấu hiệu để nhận biết căn bệnh này:
– Khó thở: Có thể xuất hiện khi tập thể dục, khi làm việc nặng hoặc ngay cả khi nghỉ ngơi. Trong một số trường hợp khó thở gây ra tình trạng mất ngủ do làm người bệnh thức dậy đột ngột vào ban đêm.
– Đau thắt ngực: Vị trí đau thường sau xương ức, đột ngột làm bệnh nhân đang gắng sức phải ngừng lại ngay. Bệnh nhân có cảm giác tức ngực như có vật chèn sau xương ức. Cơn đau có thể lan ra hai vai, sau xương ức và lan ra cánh tay trái.
– Mệt mỏi: Cảm giác yếu toàn thân do tim không đủ bơm máu đến não và cơ bắp.
– Rối loạn nhịp tim: Tim đập nhanh hoặc không đều.
– Một số triệu chứng khác: Chán ăn, chóng mặt, trí nhớ giảm…
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh tim?
Bệnh tim xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau:
– Do xơ vữa động mạch: Động mạch có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển máu đi nuôi cơ thể. Tuy nhiên, theo thời gian quá nhiều áp lực trong động mạch có thể làm cho thành dày và cứng. Quá trình này được gọi là xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch cũng là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tim mạch, và nó gây ra bởi chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu tập thể dục, thừa cân và hút thuốc.
Động mạch vành bị chít hẹp do bị xơ vữa
– Tăng huyết áp (cao huyết áp): Huyết áp cao có thể gây ra nhiều biến chứng ở tim. Một số biến chứng tim có thể gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp: phì đại thất trái, suy tim tâm trương, suy tim tâm thu, thiếu máu cơ tim, rung nhĩ
– Bệnh tiểu đường: Bệnh nhân ĐTĐ có sự gia tăng tình trạng viêm của lớp nội mạc động mạch, đây là quá trình khởi tạo những thay đổi mạch máu dẫn đến bệnh tim. Ngoài ra, lượng đường huyết tăng cao còn làm tổn hại đến các mạch máu,gây lắng đọng chất mở ở thành mạch, làm chậm dòng chảy của máu. Theo thời gian, sự lắng đọng mở có thể phát triển thành mảng xơ vữa làm dày thành mạch máu.
Một số nguyên nhân khác:
– Bệnh tim bẩm sinh.
– Nhiễm trùng tim: viêm ngoài màng tim, viêm cơ tim…
– Vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng…
Bệnh tim và các yếu tố nguy cơ:
– Tuổi tác: Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh tim càng lớn do nguy cơ bị hư hại cơ tim, hẹp động mạch…
– Giới tính: Đàn ông thường có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn phụ nữ.
– Do di truyền: Lịch sử gia đình mắc bệnh tim làm tăng nguy mắc căn bệnh này.
– Hút thuốc lá: Nicotine làm co thắt mạch máu, và carbon monoxide có thể làm hỏng lớp lót bên trong, dễ bị xơ vữa động mạch. Đau tim phổ biến hơn ở những người hút thuốc so với người không hút thuốc.
– Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống nhiều muối, chất béo và cholesterol có thể đóng góp vào sự phát triển của bệnh tim.
– Cholesterol trong máu cao: Mức cholesterol trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
– Ít hoạt động, căng thẳng cũng góp phần làm gia tăng căn bệnh tim mạch.
Do thói quen ăn quá nhiều chất béo làm tăng nguy cơ tích tụ mảng xơ vữa
Biến chứng thường gặp ở bệnh tim
– Suy tim: Suy tim xảy ra khi tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. . Suy tim có thể là kết quả của nhiều dạng bệnh tim, bao gồm cả các khuyết tật tim, bệnh mạch máu, bệnh van tim, nhiễm trùng tim hoặc bệnh cơ tim.
Các biến chứng khác của bệnh tim bao gồm:
– Đau tim: Cơn đau tim thường xảy ra khi khối máu đông chặn dòng chảy của động mạch vành. Lưu lượng máu bị gián đoạn có thể gây tổn thương hoặc phá hủy một phần cơ tim.
– Đột quỵ: Bệnh tim mạch có thể gây ra một cơn đột quỵ khi các động mạch lên não bị hẹp hay tắc và quá ít máu đến não.
– Phình mạch: Bệnh tim mạch cũng có thể gây ra chứng phình động mạch. Nếu vỡ phình mạch, có thể dẫn tới tử vong.
– Bệnh động mạch ngoại biên: Xơ vữa động mạch cũng có thể dẫn đến bệnh động mạch ngoại vi.
– Ngừng tim đột ngột: Nếu không được điều trị ngay lập tức, sẽ dẫn đến tử vong đột ngột.
– Xét nghiệm máu: Bác sĩ có thể kiểm tra mức cholesterol và chất béo trung tính, số lượng tế bào máu, hoặc xét nghiệm máu khác mà có thể cho thấy có hại cho tim.
Các xét nghiệm và chẩn đoán
– Chụp X quang: Chụp X quang cho thấy hình ảnh của tim, phổi và mạch máu. Nó có thể tiết lộ một số dạng bệnh tim.
– Điện tâm đồ (ECG): ECG ghi tín hiệu điện và có thể giúp bác sĩ phát hiện nhịp tim và cấu trúc tim bất thường.
– Theo dõi Holter: Holter là một thiết bị di động mang theo ghi lại ECG liên tục, thường là từ 24 đến 72 giờ. Theo dõi Holter được sử dụng để phát hiện nhịp tim bất thường đôi khi không tìm thấy trong kiểm tra điện tâm đồ thường quy.
– Siêu âm tim: trong đó bao gồm siêu âm ngực, cho thấy hình ảnh chi tiết của cấu trúc và chức năng tim.
– Chụp cắt lớp vi tính tim (CT scan): Xét nghiệm này thường được sử dụng để kiểm tra các rối loạn nhịp tim hoặc cấu trúc tim.
– Cộng hưởng từ (MRI): Hình ảnh của tim được tạo ra từ các tín hiệu này, trong đó bác sĩ sẽ xem xét giúp xác định nguyên nhân của tình trạng tim.
Phương pháp điều trị và thuốc
– Thay đổi lối sống: Thay đổi lối sống bao gồm ăn ít chất béo, ít natri, ít nhất 30 phút tập luyện vừa phải trên hầu hết các ngày trong tuần, bỏ hút thuốc và hạn chế lượng rượu uống.
– Can thiệp nội khoa: Nếu chỉ thay đổi lối sống là không đủ, bác sĩ có thể kê toa thuốc để kiểm soát bệnh tim. Điều này có thể bao gồm các thuốc hạ huyết áp, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc làm loãng máu…
– Can thiệp ngoại khoa: Nếu can thiệp nội khoa không cải thiện, bác sĩ sẽ khuyên nên tiến hành thủ thuật cụ thể hoặc phẫu thuật để loại bỏ tắc nghẽn trong tim: Đặt stent động mạch, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành…
Phòng ngừa bệnh tim
Bệnh tim có thể được cải thiện bằng cách thay đổi lối sống:
– Ngưng hút thuốc lá: Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tim, đặc biệt là xơ vữa động mạch. Nếu hút thuốc, bỏ thuốc là cách tốt nhất để giảm nguy cơ bệnh tim và biến chứng của nó.
– Kiểm soát huyết áp: Hãy kiểm soát huyết áp ở mức an toàn. Huyết áp tốt nhất là dưới 120 tâm thu và tâm trương 80, được đo bằng milimet thủy ngân (mm Hg).
– Kiểm tra cholesterol: Nếu có nguy cơ rất cao mắc bệnh tim – nếu đã có một cơn đau tim hoặc tiểu đường – mục tiêu là mức LDL dưới 70 mg / dL (1,8 mmol / L).
– Vận động: Tập thể dục giúp đạt được và duy trì một trọng lượng khỏe mạnh ; giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, cholesterol cao và huyết áp cao – tất cả các yếu tố nguy cơ bệnh tim. Nên vận động thể chất 30 đến 60 phút một ngày.
– Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Nên ăn nhiều rau và các loại ngũ cốc ít cholesterol bão hòa, chất béo và natri. Một hoặc hai bữa cá một tuần cũng có lợi cho bệnh tim mạch.
– Duy trì trọng lượng khỏe mạnh.
– Giảm căng thẳng càng nhiều càng tốt.
Tim mạch là căn bệnh nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, công việc hàng ngày của người bệnh mà còn có khả năng gây tử vong cao. Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa ngay bây giờ bằng chế độ sinh hoạt lành mạnh và sử dụng những sản phẩm hỗ trợ điều trị từ thiên nhiên an toàn, đạt hiệu quả cao.
DS Phạm Hương
Chia sẻ người bệnh: Hạnh phúc giản dị khi có một trái tim khỏe
Cậu e bị tai biến 3 nam nay gio tu nhiên hay bị khó tho vậy bác sĩ cho hỏi phải nên làm thế nào ạ
Chào bạn Liễu,
Không biết trước đây, cậu của bạn có mắc bệnh lý gì về tim mạch không? Chỉ số huyết áp, mỡ máu như thế nào? Quá trình điều trị tai biến ra sao? Khó thở là một triệu chứng thường gặp ở những người mắc bệnh tim mạch, điển hình là bệnh xơ vữa mạch vành. Đây là căn bệnh có thể gây thiếu máu não dẫn đến tai biến. Với tình trạng hiện tại, bạn nên sớm đưa cậu đi khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác, từ đó có hướng điều trị kịp thời, tránh các rủi ro không đáng có.
Sau khi thăm khám, nếu cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ đến số điện thoại: 0962.546.541 (trong giờ hành chính) để được hỗ trợ.
Chúc cậu bạn và gia đình sức khỏe!
Cho tôi xin địa chỉ mua vương tâm thống ở Tuyên Quang, cám ơn
Chào bạn Hoàng Yến,
Hiện Vương Tâm Thống đã được phân phối đến một số nhà thuốc tây lớn tại địa bàn các thành phố và tỉnh trên cả nước, ở Tuyên Quang bạn có thể hỏi mua sản phẩm tại các nhà thuốc tây gần nơi sinh sống. Hoặc để thuận tiện nhất, đảm bảo hàng chính hãng, chất lượng, bạn có thể đặt hàng trực tuyến bằng cách liên hệ qua điện thoại/zalo số 0962.546.541 hoặc truy cập đường link https://goo.gl/mVhxBq chúng tôi sẽ hỗ trợ giao hàng tận nhà cho bạn. Bạn cũng có thể tham khảo thông tin chi tiết về cách mua Vương Tâm Thống trong bài viết dưới đây:
https://chuadautim.com/bai-viet/vuong-tam-thong/vuong-tam-thong-gia-bao-nhieu-mua-vuong-tam-thong-o-dau-la-chinh-hang.html
Không biết tình trạng sức khỏe hiện tại của mẹ bạn như thế nào? Nếu cần hỗ trợ gì thêm về bệnh hoặc sản phẩm, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số: 0962.546.541 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bạn sức khỏe!
Toi bi dau nguc trai va lan ra sau lung cho hoi phong kham bs o dau vay
Chào bạn Thắng,
Không biết tình trạng này xảy ra lâu chưa? Biểu hiện đau ngực trái, lan ra sau lưng có khả năng cao do bệnh tim mạch (thiếu máu cơ tim, hẹp/hở van tim, bệnh cơ tim…) gây ra, tuy nhiên cũng chưa loại trừ một số nguyên nhân khác như đau dây thần kinh, giãn cơ, trào ngược dạ dày – thực quản… Bạn có thể tìm hiểu thêm trong 2 bài viết sau:
https://chuadautim.com/bai-viet/thong-tin-benh/benh-mach-vanh—nhung-dau-hieu-canh-bao.html
https://chuadautim.com/bai-viet/thong-tin-benh/ly-giai-nguyen-nhan-gay-dau-tuc-nguc-trai-va-cach-tri-hieu-qua.html
Do vậy, nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra và gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, bạn nên dành thời gian sớm đến các bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị phù hợp. Tùy vào từng khu vực cụ thể, bạn có thể tham khảo một số địa chỉ uy tín như:
– Bệnh viện Bạch Mai – Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
– Bệnh viện Tim Hà Nội – Số 92, đường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
– Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – Số 1, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
– Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế – Số 16 Lê Lợi, Vĩnh Ninh, TP.Huế, Thừa Thiên Huế
– Bệnh viện đại học Y Dược TP HCM – Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP.HCM
– Bệnh viện nhân dân 115 – Số 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin trong bài viết sau:
https://chuadautim.com/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/danh-sach-mot-so-benh-vien-kham-benh-tim-mach-uy-tin
Sau khi thăm khám, nếu đúng là do bệnh tim mạch, bên cạnh tuân thủ chỉ định của bác sĩ, bạn nên tham khảo kết hợp sử dụng thêm Vương Tâm Thống. Với thành phần gồm Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm, Hoàng bá… cùng hoạt chất sinh học tự nhiên, sản phẩm này giúp giãn mạch, tăng cường lưu thông máu tới cơ tim, từ đó giúp cải thiện tình trạng đau tức ngực trái hiệu quả, đồng thời phòng ngừa và ngăn chặn các bệnh lý tim mạch tiến triển. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về Vương Tâm Thống trong bài viết sau:
https://chuadautim.com/bai-viet/vuong-tam-thong/vuong-tam-thong-va-nhung-loi-ich-thiet-thuc-cho-nguoi-benh-tim-mach.html
Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn hãy gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo với chúng tôi theo số 0962.546.541 để được tư vấn chi tiết.
Chúc bạn sớm khỏe!