Trong số các thuốc điều trị bệnh mạch vành thì Nitroglycerin được sử dụng là khá phổ biến. Hầu như bệnh nhân nào cũng có sẵn thuốc này ở bên mình để phòng lúc đau thắt ngực. Bên cạnh những lợi ích mang lại cho bệnh nhân thì còn một số điều hạn chế của thuốc mà không phải ai cũng biết. Bài viết sau sẽ cung cấp đẩy đủ các thông tin để bạn yên tâm sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả.
Nitroglycerin – Vai trò không thể thiếu trước những cơn đau thắt ngực
Nitroglycerin với các tên biệt dược như (Aldomine, Limitral, Nitrolingual, Nitromist, Nitrostat, Nitro-Time…) là thuốc giãn mạch phổ biến nhất được sử dụng cho các trường hợp cấp tính của đau thắt ngực ở những người có bệnh động mạch vành hoặc điều trị huyết áp cao, kiểm soát suy tim sung huyết kết hợp với cơn đau tim.
Hoạt tính của Nitroglycerin sẽ giúp làm giãn hoặc mở rộng lòng động mạch vành để tăng lưu lượng máu đến cơ tim, hạn chế sự tiêu thụ oxy, đồng thời làm giảm gánh nặng lên tim, đẩy lùi các cơn đau thắt ngực.
Nitroglycerin là thuốc giãn mạch phổ biến
Cách xử lý khi bị đau thắt ngực
Đau thắt ngực là tình trạng phổ biến ở người bệnh mạch vành và suy tim. Những cơn đau thường được mô tả với cảm giác khó chịu như có tảng đá đè nặng lên lồng ngực, có khi đau nhói, tê rát như có lửa đốt cháy trái tim. Những cơn đau xuất phát từ ngực có thể lan lên cổ, vai trái, cánh tay hoặc xuống lưng, khởi phát khi gắng sức hoặc làm các việc nặng, căng thẳng đầu óc.
Nếu cơn đau xuất hiện, hãy dừng lại những gì bạn đang làm và nghỉ ngơi. Lấy một viên thuốc nitroglycerin và để cho nó tan dưới lưỡi hoặc cũng có thể sử dụng thuốc dạnh phun, xịt dưới lưỡi. Lặp đi lặp lại mỗi 5 phút cho đến 3 viên kéo dài 15 phút. Nếu các triệu chứng không được cải thiện hoặc có xu hướng xấu đi thì bạn cần được đưa đi cấp cứu khẩn cấp ngay tức thì.
Nếu bạn hay người thân đang gặp phải tình trạng đau thắt ngực kéo dài và đang tìm kiếm giải pháp xử trí, điều trị dứt điểm tình trạng khó chịu này, hãy gọi tới số 0962.546.541 (hoặc zalo) để được các chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ tư vấn trực tiếp.
Cách sử dụng nitroglycerin đúng cách
Nitroglycerin có nhiều dạng bào chế tương ứng với từng mục đích khác nhau:
– Viên nang giải phóng kéo dài: sử dụng mỗi sáng theo một lịch trình cụ thể để dự phòng cơn đau ngực. Nuốt cả viên nang mà không tách, nghiền nát hoặc nhai, tránh làm giảm tác dụng thuốc.
– Viên nén ngậm dưới lưỡi và dạng phun sương: sử dụng khi bắt đầu có dấu hiệu của đau ngực hoặc cách 5-10 phút trước hoạt động gắng sức để ngăn ngừa cơn đau có thể xảy ra.
– Với viên ngậm: Đừng nhai, nghiền nát hoặc nuốt viên. Thay vào đó, đặt viên thuốc dưới lưỡi hoặc giữa má và nướu răng, chờ cho nó tan hoàn toàn. Bạn có thể cảm thấy nóng rát hay ngứa ran trong miệng, điều này là bình thường và nó sẽ nhanh chóng biến mất sau 1 vài phút.
– Với dạng xịt miệng: nên phun nó lên trên hoặc dưới lưỡi. Nên ngồi khi dùng thuốc bởi bạn có thể bị chóng mặt, choáng váng ngay sau đó, lúc này, bạn nên hít thở sâu, cúi đầu về phía trước và kẹp vào giữa hai đầu gối, giữ bình tĩnh và bạn sẽ cảm thấy tốt hơn.
Giải pháp nâng cao hiệu quả điều trị của Nitroglycerin
Nitroglycerin có thể không còn đáp ứng tốt sau khi sử dụng nhiều lần hoặc trong một thời gian dài, do vậy, ban đầu điều trị cần sử dụng với mức liều thấp nhất nhưng vẫn đủ khả năng để làm giảm mức độ tấn công của các cơn đau thắt ngực.
Để khắc phục nhược điểm này và nâng cao hiệu quả kiểm soát cơn đau thắt ngực, các chuyên gia tim mạch khuyến cáo người bệnh nên kết hợp sử dụng Nitroglycerin cùng những sản phẩm đông dược chứa vị thuốc Đỏ ngọn, Bồ hàng, Đan sâm, Hoàng bá. Không những có hiệu quả trong việc giãn mạch hoạt huyết, mà chúng còn có khả năng kháng viêm, ngăn ngừa sự dày thêm và nứt vỡ của mảng xơ vữa gây đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. Do vậy, sử dụng những sản phẩm có chứa các vị thảo dược này, điển hình như Vương Tâm Thống, sẽ có ý nghĩa rất quan trọng, giúp bảo vệ trái tim một cách khỏe mạnh và đẩy lùi các cơn đau thắt ngực tái phát một cách tự nhiên, bền vững.
Đó cũng là điều mà bác Túy – người bệnh tim mạch đã trị đau tim, đau thắt ngực hiệu quả với giải pháp thảo dược muốn nhắn nhủ tới những người có cùng hoàn cảnh như mình. Bạn đọc có thể lắng nghe chia sẻ của bác trong video dưới đây:
Chia sẻ của bác Túy (0977 382 070 – Thị trấn Bần, Mỹ Hào, Hưng Yên)
Dùng Nitroglycerin có gây tác dụng phụ gì không?
Cũng như các thuốc tổng hợp hóa dược khác, Nitroglycerin cũng có thể gây những phản ứng phụ cho người bệnh nếu dùng lâu dài hoặc quá liều.
Dấu hiệu cảnh báo khi gặp tác dụng phụ của thuốc
– Dấu hiệu của phản ứng dị ứng như: phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.
– Nhịp tim không đều hoặc nhịp chậm
– Mắt mờ, khô miệng
– Buồn nôn, nôn, vã mồ hôi, da nhợt nhạt, sốt, đau họng và đau đầu,…
Một số tác dụng phụ ít gặp hơn như: ngứa ran nơi đặt viên thuốc trong miệng, nóng, đỏ, hoặc cảm giác tê tê dưới da, chóng mặt, mệt mỏi bất thường.
– Sốt, co giật, nhịp tim chậm, mất ý thức trong một thời gian ngắn
– Tiêu chảy ra máu
Không được sử dụng nitroglycerin nếu
– Bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong viên dưới lưỡi nitroglycerin
– Bạn đã từng bị đột quỵ hoặc chảy máu khác trong não, viêm màng tim hoặc can thiệp động mạch
– Bạn đang dùng thuốc ức chế phosphodiesterase (PDE-5) như avanafil (Stendra), sildenafil (Revatio, Viagra), tadalafil (Adcirca, Cialis), vardenafil,…
Nitroglycerin có thể giúp làm giảm đau thắt ngực
Phòng ngừa các tác dụng phụ của Nitroglycerin như thế nào?
Trước khi sử dụng nitroglycerin cần trao đổi với bác sĩ về các vấn đề sức khỏe và mối quan tâm của bạn, chẳng hạn như:
– Nếu bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú
– Nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc theo toa hoặc không theo toa thuốc, chế phẩm thảo dược, vitamin, khoáng chất
– Nếu bạn bị dị ứng với thuốc, thực phẩm, hoặc các chất khác
– Nếu bạn thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn
– Nếu bạn có tiền sử của các vấn đề tim mạch khác (ví dụ, suy tim, tim to, đau tim), cường giáp, đột quỵ hoặc chảy máu khác trong não, hoặc chấn thương đầu gần đây. Bạn bị thiếu máu, huyết áp thấp, mất nước, hoặc thiếu máu
Một số thuốc có thể tương tác với Nitroglycerin
– Bác sĩ cần phải thay đổi liều thuốc hoặc kiểm tra cẩn thận để tránh nguy cơ tụt huyết áp tư thế đứng có thể xảy ra khi kết hợp Nitroglycerin với một số thuốc như aspirin; chẹn beta như atenolol (Tenormin), nadolol (Corgard), propranolol (Inderal),..; thuốc chẹn kênh canxi như amlodipine (Norvasc), diltiazem (Cardizem), nifedipine (Procardia) và verapamil (Calan, Isoptin)…
– Viên ngậm dưới lưỡi có thể không dễ hoà tan trong miệng nếu bạn đang dùng thuốc gây khô miệng như thuốc kháng histamin; thuốc chống trầm cảm amitriptyline (Elavil), clomipramine (Anafranil), trimipramine (Surmontil); hoặc thuốc say tàu xe, bệnh Parkinson… Nếu điều này xảy ra, bạn có thể sử dụng một sản phẩm nước bọt nhân tạo hoặc nhai kẹo cao su để tăng lượng nước bọt trong miệng, tăng khả năng hòa tan.
Điều quan trọng là bạn phải giữ một danh sách của tất cả các loại thuốc, cũng như bất kỳ các sản phẩm vitamin, khoáng chất đang dùng. Đây là một thông tin rất hữu ích khi bạn đi tái khám định kỳ hoặc trong trường hợp cấp cứu, từ đó, bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp dành cho bạn.
Chế độ ăn, sinh hoạt có ảnh hưởng đến việc dùng Nitroglycerin không?
Nitroglycerin không bị ảnh hưởng nhiều bởi chế độ ăn, tuy nhiên cần lưu ý:
– Các loại đồ uống có cồn, đặc biệt là rượu có thể làm cho tác dụng phụ của nitroglycerin tồi tệ hơn.
– Nitroglycerin có thể gây chóng mặt, choáng váng và ngất xỉu khi đứng lên quá nhanh khi ở tư thế nằm hoặc ngồi. Do đó, bạn nên từ từ, thả lỏng đôi chân xuống sàn nhà trong một vài phút trước khi đứng dậy. Đừng lái xe, sử dụng máy móc hoặc làm bất cứ việc gì đòi hỏi sự tỉnh táo cho đến khi bạn có thể thực hiện chúng một cách an toàn.
Nitroglycerin viên ngậm dưới lưỡi được sử dụng khi cần thiết để điều trị cơn đau thắt ngực, vì vậy không nên dùng chúng thường xuyên, điều này có nghĩa rằng, việc quên sử dụng một liều sẽ không ảnh hưởng gì đến điều trị nếu bạn không bị đau thắt ngực.
Tuy nhiên với viên giải phóng chậm, nếu lỡ bỏ quên một liều thì nên sử dụng lại càng sớm càng tốt, nhưng không dùng liều gấp đôi so với quy định.
Bảo quản thuốc Nitroglycerin đúng cách
– Nitroglycerin cần bảo quản trong hộp kín, tối màu ở trong nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng trực tiếp.
– Hãy để cách xa nguồn nhiệt hoặc hơi ẩm, tầm với của trẻ em
– Thường xuyên kiểm tra ngày hết hạn ghi trên bao bì.
– Với mỗi bình xịt phun sương chỉ nên sử dụng trong vòng 6 tháng kể từ ngày mở nắp
Để đối phó với các cơn đau thắt ngực, hơn bao giờ hết bạn cần chia sẻ với người thân của mình và trao đổi với họ về cách chăm sóc bạn khi lên cơn đau. Và đừng quên luôn mang theo bên mình thuốc Nitroglycerin bên mình theo đơn kê của bác sỹ để xử trí cơn đau thắt ngực kịp thời.