Tư vấn cùng chuyên gia: Y học cổ truyền trong điều trị bệnh tim mạch (Phần 1)

3/5 - (2 bình chọn)

Trong 20 năm trở lại đây, sự kết hợp giữa y học cổ truyền (YHCT) và y học hiện đại (YHHĐ) đã được nâng lên tầm cao mới, đặc biệt là ứng dụng trong điều trị các bệnh lý về tim mạch.

Để hiểu rõ hơn về sự kết hợp giữa YHCT và YHHĐ cùng những ứng dụng thực tiễn trong điều trị và phục hồi chức năng tim hậu covid, hãy cùng tìm hiểu chia sẻ từ PGS. TS. BS. Hồ Bá Do – Giảng viên cao cấp Học viện Quân y, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Y Dược cổ truyền Việt Nam trong chương trình tư vấn chuyên gia với chủ đề “Y học cổ truyền trong điều trị bệnh tim mạch & Cách phục hồi chức năng tim hậu covid” ngay tại đây!

PGS. TS. BS. Hồ Bá Do trong chương trình tư vấn chuyên gia

PGS. TS. BS. Hồ Bá Do trong chương trình tư vấn chuyên gia

Thực trạng bệnh tim mạch tại Việt Nam và trên thế giới? Bệnh tim nào nguy hiểm nhất?

Phó Giáo sư có thể chia sẻ cho quý vị khán giả được biết về thực trạng các bệnh lý tim mạch hiện nay tại nước ta được không ạ?

PGS. TS. BS. Hồ Bá Do:

Kính thưa các quý vị, chúng ta biết bệnh tim mạch là bệnh thuộc về tim và mạch; là bệnh lý trên thế giới đứng hàng đầu về số người mắc và số người tử vong. Có 3 vấn đề về sức khỏe toàn cầu mà Tổ chức Y tế Thế giới đã nói từ 10 năm nay: Thứ nhất là bệnh tim mạch, thứ 2 là bệnh ung thư và thứ 3 là bệnh vô sinh hiếm muộn; đấy là tình hình trước covid.

Như vậy số 1 là bệnh tim mạch, thì đây là số lượng người mắc nhiều nhất trên thế giới và tử vong nhiều nhất, là vấn đề sức khỏe nặng nhất trên thế giới. Riêng về bệnh tim thì bao gồm viêm màng cơ tim, viêm màng trong tim, bệnh van tim (hở hẹp 2 lá, động mạch chủ), bệnh cơ tim, rối loạn nhịp tim (rung nhĩ, rung thất…) và bệnh trong quả tim chúng ta, kể cả bệnh lý tim bẩm sinh. Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em thì 1000 bé thì có 8 bé bị tim bẩm sinh.

Đối với mạch thì bao gồm các bệnh lý về cao huyết áp, xơ vữa động mạch, xơ vữa mạch vành, động mạch chủ và các động mạch khác trong cơ thể. Trong đó nặng nhất, gây tử vong nhiều nhất là bệnh động mạch vành tim.

Về tình hình mắc bệnh tim mạch trên thế giới thì như vậy còn ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp thì là rất lớn. Theo số liệu của tổ chức Y tế thế giới là hơn 12 triệu người mắc và số tử vong là gần 10 triệu (9 triệu 7). Còn bệnh tim mạch nói chung thì cứ 3 người Việt Nam thì có 1 người mắc bệnh tim mạch, tương đương 25%, nghĩa là cứ 4 người đi ngoài đường thì có 1 người mắc bệnh tim mạch. Số lượng người chết vì bệnh tim mạch của chúng ta nhiều gấp đôi bệnh ung thư.

Nguyên nhân gây xơ vữa mạch vành, thiếu máu cơ tim?

Thưa Phó Giáo sư. Vậy tình trạng thiếu máu cơ tim có phải do xơ vữa mạch vành gây ra không và nguyên nhân gây ra các mảng xơ vữa này là gì ạ?

PGS. TS. BS. Hồ Bá Do:

Như chúng ta đã biết, bệnh mạch vành thực chất là nghẽn mạch vành, tắc mạch vành. Tắc mạch vành do cái gì? Do cục máu đông hay nói chính xác hơn là mảng xơ vữa, nó làm tắc các động mạch vành.

Mảng xơ vữa động mạch là tình trạng thành động mạch dày lên và cứng hơn ở các động mạch có kích thước vừa và lớn; như là các động mạch ở não, động mạch vành tim, phổi, động mạch chủ bụng, động mạch cảnh vv…

Bản thân thành động mạch lúc bình thường có độ đàn hồi, mềm dẻo, lòng mạch thông thoáng, máu chảy qua trơn tru. Thế nhưng do một nguyên nhân nào đó gây tổn thương thành động mạch. dòng máu đi qua thì lập tức các tiểu cầu tách ra, bám luôn vào tổn thương đó, gây ngưng kết tiểu cầu. Khi tiểu cầu tập trung tại chỗ tổn thương thì tiểu cầu tiết ra yếu tố tăng trưởng ở cơ thành mạch máu. Lớp cơ bên trong phát triển rất nhanh khiến thành mạch dày lên, thu hẹp lòng mạch.

Tổn thương động mạch có thể do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là do áp lực máu đi qua 1 đoạn mạch hẹp, thường là ở người bị tăng huyết áp, luồng máu rất mạnh chảy qua gây tổn thương thành nội mạc. Mỡ máu cao cũng là nguyên nhân thứ 2, rồi hút thuốc lá, hóa chất, tác dụng phụ của các thuốc điều trị bệnh khác, viêm nhiễm làm tổn thương tế bào nội mạc động mạch.

Chưa hết, các tế bào bạch cầu đơn nhân lưu hành trong máu khi thấy tổn thương cũng bám vào, nhưng khác với tiểu cầu, bạch cầu đơn nhân khi bám vào bắt đầu biệt hóa thành đại thực bào, và “chén” các mỡ xấu LDL – C. Khi “ăn quá no”, chúng phình to và vỡ tràn “mỡ thừa” ra ngay dưới lớp nội mạc, tức là gây “xơ”, trước đã dày rồi thì nay lại sần sùi.

Khi đã sần sùi thì canxi và các khoáng chất đi qua lại bám vào và làm cho thành động mạch bị hẹp lại. Nếu là mạch vành người ta sẽ biết xơ hóa mạch vành ở mức độ nào? Hẹp 60% là có biểu hiện lâm sàng, hẹp 30% là thỉnh thoảng thấy đau nhói ngực trái, thoáng qua không sao không ai để ý. có những người hay thở.  Bắt đầu hẹp 30% thì đau ít thôi, nhưng khi hẹp 60% là đã đau tăng rồi, có những cơn ngất xỉu có khi là 5s – 10s hoặc thậm chí vài phút. Nhưng mà nếu ngất xỉu đến 15 phút thì nguy cơ là thiếu máu cục bộ cơ tim, mà cấp cứu tính bằng thời gian nhịn thở.

Thời gian nhịn thở thì lúc đó phải có thuốc để giãn mạch vành ra như nitroglycerin, bao giờ cũng phải để trong túi.

Bây giờ thì người ta biết người ta sẽ nội soi, siêu âm và bằng mọi cách để biết được hẹp bao nhiêu phần trăm. Nặng quá thì phải đặt cái “cống” hay còn gọi là stent để dòng máu qua đó không bị tắc.

Tôi chỉ khuyên cực chẳng đã mới phải đặt stent vì khi đã đặt stent là phải uống thuốc chống đông suốt cuộc đời, mặc dù kĩ thuật đặt stent đã tốt hơn 5 năm trước. Bởi khi dòng máu đi qua thì bản thân stent cũng là một vật lạ, máu đọng vào thì phải có thuốc chống đông. Tác dụng phụ của thuốc chống đông rất nguy hiểm, đặc biệt là gây ung thư. Đặt stent rồi phải dùng các thuốc chống đông đã đành nhưng phải dùng các sản phẩm hỗ trợ để ngăn hình thành các cục máu đông ngay tại stent.

Biến chứng tim mạch nào gây hậu quả nặng nề nhất?

Thưa PGS, biến chứng của tim mạch thì rất nhiều nhưng để lại hậu quả nặng nề cho sức khỏe có phải là gây thiếu máu cục bộ cho tim, não hay không? Biểu hiện của những biến chứng này là gì?

PGS. TS. BS. Hồ Bá Do:

Trong tỷ lệ tử vong của bệnh tim mạch thì nổi trội là bệnh mạch vành (xơ vữa mạch vành). Đó là xơ vữa mạch vành thôi nhưng xơ vữa có thể xảy ra ở tất cả các động mạch vừa và lớn. Nếu xơ vữa ở tim có thể dẫn đến đột tử, còn xơ vữa ở não thì dẫn đến đột quỵ.

Đột quỵ là gì? Tức là bao gồm nhồi máu não và tai biến mạch máu não. Nhồi máu não tức là cục máu gây tắc nghẽn động mạch, 85% của đột quỵ là nhồi máu não, chỉ có 15% tai biến mạch máu não là do vỡ mạch, tắc chỗ nọ thì phình chỗ kia gây vỡ.

Đột quỵ là bao gồm nhồi máu não và tai biến mạch máu não thì rất may là cấp cứu trong 3 giờ vàng, còn đột tử thì cấp cứu bằng thời gian nhịn thở. Một người lặn được 3 – 5 phút nếu không cấp cứu kịp thì bệnh nhân ra đi.

Với các triệu chứng của tắc mạch vành tim như đau thắt ngực, lúc đầu đau âm ỉ đau nhẹ nhàng phụ thuộc vào mức độ tắc 10%, 20%, 30%, 60%. Và đến lúc nó đau như thắt, tức là đau như ai bóp vào tim. Cái đau của nhồi máu cơ tim là đau một sự lo âu chết đến nơi rồi, đó là đau ngực trái, từ nhẹ đến nặng nhưng có thuốc giãn mạch thì cứu được.

Còn ở não thì tắc mạch diễn biến từ từ, các triệu chứng mà chúng ta rất dễ nhớ đó là FAST. Tiếng Anh FAST là nhanh. F là Face – méo mồm, méo miệng, nét mặt không bình thường, mắt thấp mắt cao, mặt đỏ bừng. A là Arm – cánh tay không giơ lên được. S là Speech – Giọng nói, nói ngọng và T là Time – Thời gian cấp cứu, chỉ trong 3 giờ đầu là cấp cứu được.

Triệu chứng của nó là đau đầu, chóng mặt, bệnh nhân bắt đầu tổn thương, liệt mặt thì đó là đột quỵ. Nếu cấp cứu sớm, kịp thời thì chúng ta có thể hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên đột quỵ lần thứ nhất thì sẽ có nguy cơ đột quỵ lần thứ 2, thứ 3, thứ 4. Thông thường ở lần thứ 3 thì bệnh nhân ra đi. Thời gian bao lâu là do sự cấp cứu và do giải quyết điều trị để ngăn cản sự hình thành các cục máu đông, hay nói cách khác là mảng xơ vữa mạch máu ở toàn thân và nói riêng ở não.

Bên cạnh đó, nếu như tắc mạch máu ở phổi, triệu chứng khó thở rất điển hình cũng phải cấp cứu nhưng đỡ hơn não và tim. Rồi tắc mạch thận, gây tổn thương tế bào thận và dẫn đến suy thận.

Các phương pháp điều trị bệnh mạch vành hiện nay là gì?

Thưa PGS, đối với người bệnh tim mạch nói chung và người bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, hở van tim nói riêng thì mục tiêu quan trọng nhất trong điều trị là gì, nên điều trị theo phương pháp nào?

PGS. TS. BS. Hồ Bá Do:

Chúng ta biết về phương diện y học hiện đại, tây y, khi bệnh nhân có những biểu hiện tắc mạch, dù là tắc mạch vành tim hay là tắc mạch não thì phải trực tiếp khẩn trương đến ngay cơ sở cấp cứu, thời gian được tính bằng giờ vàng, phút vàng. Bác sĩ sẽ xử lý bằng các thuốc chống đông, đơn giản nhất là Heparin và một số thuốc mới hiện nay như là enoxaparin, rivaroxaban…

Các thuốc đó là các thuốc chống đông tùy mức độ mà bác sĩ có thể cho sao cho phù hợp. Tây y là như vậy, cấp cứu bằng thuốc, hoặc cái nitroglycerin trong cái giãn mạch vành tim, đặt 1 viên ở dưới lưỡi hoặc nửa viên là bệnh nhân tỉnh, lưu thông ngay rồi sau tính sau.

YHCT thì từ xa xưa đến giờ không dùng đến khái niệm như mạch vành hay động mạch gì mà các cụ vẫn có những bài thuốc mà tác động tới tạng tâm.

Theo lý thuyết YHCT thì thông bất thống, phải giải quyết vấn đề lưu thông khí huyết. Bài thuốc của các cụ vẫn là bổ khí huyết, mà hành huyết, hoạt huyết, lưu huyết. Có rất nhiều vị, mà những vị gọi là thần dược cổ phương. cách đây khoảng hơn 10 năm, có các công trình nghiên cứu về bài thuốc huyết phủ trục ứ thang. Trục tức là loại, ứ tức là ứ tắc, thang thuốc nổi tiếng lắm. Và một số bệnh viện nghiên cứu, BV YHCT Trung Ương, HVQY, BV YHCT Quân đội thì người ta nghiên cứu các bài thuốc này, giải quyết các vấn đề xơ vữa động mạch.

YHCT là toàn bộ các thảo dược tác dụng với mục đích giãn mạch, thông thoáng thành mạch. Nhưng bây giờ chúng ta làm thông thoáng thì có thể hạ mỡ máu chẳng hạn. nhưng các cụ là cứ hoạt huyết, hành huyết, lương huyết.

Sự kết hợp của YHCT và YHHĐ trong điều trị các bệnh, đặc biệt là bệnh mạn tính là phổ biến nhất 20 năm trở lại đây, nhưng nâng tầm cao hơn, dựa trên cơ sở tây y là kiến thức hiện đại, họ biết rõ hơn về con người. Các cụ ngày xưa chỉ bắt mạch thôi, nhưng bây giờ có máy móc phát hiện những tổn thương trong cơ thể một cách khoa học và điều trị theo cơ chế tây y.

Kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại có gây ảnh hưởng gì không?

Hiện nay có nhiều người lo lắng khi điều trị kết hợp YHCT & YHHĐ gây ra tương tác và không dám dùng đồng thời, quan điểm của PGS về vấn đề này như thế nào? Việc kết hợp giữa YHCT & YHHĐ mang lại tác dụng gì trong điều trị bệnh tim mạch?

PGS. TS. BS. Hồ Bá Do:

Cái quan điểm đó không đúng đâu ạ, nếu có thì rất ít. Thiên nhiên luôn luôn kì diệu và không như hóa chất. Cho nên sự kết hợp đó là cần thiết còn nếu ai mà lo lắng, chưa hiểu thì nhân viên y tế phải giải thích cho người ta là các bệnh mạn tính phải kết hợp YHCT và YHHĐ. Chỉ có 1 điều lưu ý là không nên uống chung với nhau mà phải uống cách xa nhau ít nhất 1 tiếng đồng hồ trở lên.

Sự kết hợp của YHCT & YHHĐ không những đối với bệnh tim mạch và với tất cả các bệnh mạn tính, đều là sự khắc phục của các phương pháp điều trị. Thuốc tây cho tác dụng nhanh nhưng lại gây tác dụng phụ, dùng lâu dài rất khó và nhiều khi không dùng lâu dài được, VD như giảm đau.

Giảm đau của YHCT không có tác dụng phụ như thế, dùng lâu dài có hiệu quả nhưng tây y dùng lâu dài lại có tác dụng phụ nhưng nó giải quyết cái cấp tính. Bệnh nhân đang đau lăn lộn tiêm một phát hết đau luôn. YHCT vẫn có những thuốc giảm đau nhưng không thể nào cho tác dụng nhanh chỉ trong 15 phút, đấy là sự khác biệt. Còn đến đích đều là tác dụng giảm “thống”, mà tây y gọi là giảm “đau”.

Thảo dược nào được ưu tiên dùng trong điều trị bệnh mạch?

Theo PGS, những thảo dược tự nhiên nào được đánh giá cao và ưu tiên dùng trong các bài thuốc trị bệnh tim mạch để giảm các triệu chứng đau ngực, khó thở, mệt mỏi?

PGS. TS. BS. Hồ Bá Do:

Thực sự mà nói thì sự kết hợp của các thuốc đối với bệnh tim mạch theo YHCT như dựa trên cơ sở của tây y chúng ta phải kể đến hàng đầu là một loại men cũng có nguồn gốc thảo dược là nattokinase, lên men từ hạt đậu tương, chữ là “natto” tiếng Nhật là đậu tương.

– Natto:

Có một câu chuyện dài hàng mấy trăm năm trước. Trong một trại lính ở Nhật, ngựa chiến của họ có 1 con bị ốm mà thức ăn đã hết, không còn thức ăn nào ngoài một lượng đậu tương thối, thối tự nhiên, lên men tự nhiên. Không còn cách nào khác nên nhường phần ưu tiên cho con ốm ăn phần đậu tương còn lại bị thối.

Nhưng không ngờ ăn xong con ngựa lại khỏe lên. Từ đó người Nhật bắt đầu nghiên cứu, tại sao lại như vậy? Sau này họ nghiên cứu từ những năm 80 của thế kỉ trước, chính xác là năm 1982, nghiên cứu đậu tương lên men chính là Natto – một món ăn được phổ biến và ưu tiên ở Nhật. Cái món đó là người ta dùng hạt đậu tương lên men với 1 con vi khuẩn mà bình thường ở trong ruột chúng ta cũng có là Bacillus subtilis, khi ủ với con vi khuẩn này thì lên men chua, mùi thối nhưng lại sinh ra một enzym là nattokinase (natto là đậu tương, kinase là phân hủy).

Năm 1982, một bác sĩ người Nhật tên là Sumi. Bác sĩ này mới nghĩ tới món ăn thông thường trên bàn ăn là món natto. Người mới đưa natto đó tiếp xúc với cục máu đông, để trong đĩa ở nhiệt độ giống trong cơ thể chúng ta (37 độ) sau 1 thời gian thấy cục máu đông ấy tan ra. Và từ đó họ bắt đầu nghiên cứu trong Natto có cái gì thì phát hiện nattokinase, nó làm tan các sợi fibrin.

Vì máu đông đó là fibrin kết tập lại với tiểu cầu, bạch cầu đa nhân… tạo nên cục máu đông, nhưng chủ yếu là sợi fibrin. Thế thì nattokinase đánh tan sợi fibrin khiến hồng cầu rữa ra. Và sản phẩm đó từ năm 80 đến bây giờ đã bắt đầu phát triển khắp thế giới.

Nattokinase có tác dụng kép, không chỉ đánh tan sợi fibrin, ngăn ngưng kết tiểu cầu, mà còn tác động vào một số yếu tố hủy plasmin. Plasmin là hormon duy nhất trong cơ thể chúng ta có tác dụng đánh tan cục máu đông. Natokinase ngoài tác dụng đánh tan fibrin, tan mỡ lắng đọng còn bảo vệ, ức chế các yếu tố gây tác hại để tổng hợp nên plasmin. Đấy là tác dụng kép tuyệt vời.

– Đan sâm:

Đan sâm thì cả thế giới dùng trong YHCT và YHHĐ thì YHHĐ xác định đan sâm là một vị thần dược cổ phương tức là mấy nghìn năm trước. Người ta viết trong sách là “Nhất nhị Đan sâm ẩm, cung đồng tứ vật thang” tức là 1 vị đan sâm thôi thì có công dụng bằng tứ vật.

Theo YHCT, Đan sâm là vị thuốc có tác dụng thanh huyết, hoạt huyết, lương huyết tức là làm cho thông thoáng mạch theo nghĩa của YHCT. Còn trong YHHĐ phát hiện ra trong Đan sâm có một hoạt chất là Tanshinon IIA, chính hoạt chất Tanshinon IIA có tác dụng đánh tan các hoạt chất fibrin, là cốt lõi hình thành cục máu đông và tan mỡ đọng trong xơ vữa mạch máu.

– Bồ hoàng:

Ngoài ra chúng ta có bồ hoàng. Bồ hoàng có tác dụng giãn mạch, có tác dụng đánh tan mảng xơ vữa và thông thoáng lòng mạch; khi dùng sống có tác dụng chống huyết khối nhưng khi sao đen lại có tác dụng cầm máu.

– Đỏ ngọn:

Đỏ ngọn là một loại cây mà Học viện Quân y nghiên cứu từ năm 94 – 95 bởi Giáo sư Liêm nghiên cứu Đỏ ngọn rất nhiều, nổi bật nhất là tác dụng chống oxy hóa. Bởi vì ở thành mạch có các yếu tố oxy hóa gây tổn thương thành mạch. Các hoạt chất có trong Đỏ ngọn nó chống oxy hóa và đánh tan, tiêu diệt, ức chế chất oxy hóa, đó là tác dụng của Đỏ ngọn và cuối cùng vẫn là giải quyết cục máu đông, vẫn là thông thoáng thành mạch.

– Hoàng bá:

Hoàng bá từ xa xưa các cụ đã dùng để lợi mật, nhuận mật, nhuận gan, tác động tới can, bổ gan. Thực chất trong Hoàng bá có nhiều hoạt chất, điển hình là berberin. Berberin mà chúng ta biết có nhiều trong Hoàng liên, thông thường có Hoàng liên trong Hoàng bá. Vai trò của Hoàng bá là hạ cholesterol và ở mức triglycerid cho phép (dưới 1.7mmol/l) hoặc cholesterol toàn phần dưới 5.2mmol/l.

Tất cả những thành phần này đều có tác dụng giảm mỡ máu hết nhưng mỗi vị có mức độ mạnh yếu khác nhau, cũng như giãn mạch và đánh tan mảng xơ vữa, loại nào cũng có tác dụng hết nhưng ở các mức độ khác nhau. Mức độ đó là gì? Đứng đầu là Nattokinase, rồi đến Đan sâm, rồi đến Bồ hoàng, rồi đến Đỏ ngọn, rồi đến Hoàng bá. Đó là một công thức hoàn hảo để tác động giải quyết xơ vữa động mạch của chúng ta.

Hiệu quả của Vương Tâm Thống cho người bệnh tim mạch là gì?

Thực tế, những thành phần thảo dược như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm, Sơn tra, Mạch Môn hay Natto đều được nghiên cứu và bào chế nên sản phẩm Vương Tâm Thống được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành từ năm 2012 cho đến nay. Vậy sự phối kết hợp của các thành phần này sẽ mang lại hiệu quả tổng thể như thế nào cho người bệnh tim mạch?

PGS. TS. BS. Hồ Bá Do:

Như vậy là chúng ta đã nhắc qua các thảo dược có mặt trong Vương Tâm Thống, và sản phẩm này đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Chúng ta vừa phân tích các thành phần đó, thì nhà nghiên cứu đã ứng dụng YHCT và YHHĐ, tức là dùng các sản phẩm YHCT nhưng hướng tới cơ chế giảm đau, thông thoáng mạch, đánh tan mảng xơ vữa hình thành nguy cơ dẫn đến đột tử, đột quỵ.

Đó là lý thuyết, lý thuyết là sự kết tụ của hàng nghìn năm thì các thành phần cây thuốc đó. Và khi có sự phối kết đó, những sản phẩm đó hướng tới về mặt công dụng của nó, giúp giãn mạch, đánh tan mảng xơ vữa động mạch bằng cách chống lại rối loạn lipid, mỡ máu, gây tình trạng cholesterol xấu.

Rồi những tác động hạ mỡ máu, hạ huyết áp, để khỏi tác động hình thành nên mảng xơ vữa và bảo vệ nội mạc động mạch là khả năng chống oxy hóa của đỏ ngọn chẳng hạn. Rồi đánh tan sợi fibrin của cục máu đông của natto, của đan sâm… giãn mạch của Đan sâm, của Bồ hoàng, khả năng chống oxy hóa của Đỏ ngọn.

Tất cả những yếu tố đó là nhằm tới đích là thông thoáng thành mạch, tức là đánh tan mảng xơ vữa, nguy cơ hình thành mảng xơ vữa và đã hình thành mảng xơ vữa rồi. Đấy là những điều rất cần thiết mà Vương Tâm Thống hướng tới và cũng đã có dẫn chứng thực tế của 10 năm nay rồi.

PGS. TS. BS. Hồ Bá Do lý giải về tên gọi sản phẩm Vương Tâm Thống

Sau hơn 10 năm có mặt trên thị trường, Vương Tâm Thống đã trở thành sản phẩm hỗ trợ tim mạch được tin dùng số 1 tại Việt Nam. Vậy ý nghĩa về tên gọi sản phẩm này là gì?

PGS. TS. BS. Hồ Bá Do:

Theo y học cổ truyền thì gọi là “Thông thì bất thống, mà thống vì bất thông”, không thông thì sẽ thống (thống là đau). Sản phẩm của chúng ta là “Vương Tâm Thống”, vua tức là vương, tác động tới cơn đau của tim, tâm là tim và đương nhiên bao gồm cả mạch. Tôi thấy tác giả đặt tên sản phẩm là Vương Tâm Thống như vậy rất hợp lý. Có 3 chữ thôi, cái tên 3 chữ bao trọn toàn bộ các vấn đề.

Dùng sản phẩm thảo dược hỗ trợ tim mạch lâu dài có an toàn không?

Thưa PGS, khi sử dụng trực tiếp từng vị thuốc này hoặc khi kết hợp trong các sản phẩm viên uống chứa thành phần này lâu dài thì có an toàn không?

PGS. TS. BS. Hồ Bá Do:

Khi đã hình thành bài thuốc, tức là nghiên cứu kĩ và để bài thuốc có thể dùng cho tất cả mọi người, chứ không phải bài thuốc dùng cho từng người, đó là y học chính xác. YHCT là y học chính xác cũng như tây y. Nhưng theo tây y, hen phế quản hoặc 1 bệnh lý nào đó chúng ta kê đơn, bệnh nhân nào cũng thế theo phác đồ chung của Tổ chức Y tế Thế giới… Bệnh tăng huyết áp theo phác đồ chung của thế giới thuốc nọ thuốc kia kết hợp với nhau.

Thế nhưng YHCT lại không như thế, các cụ bắt mạch kê đơn, có chủ vị là gì và bắt đầu thêm thắt vào, có lúc 5 vị 6 vị, có những bài thuốc 25 vị. Nó tổng hợp nhưng lại tăng tương tác, ngăn chặn tác dụng phụ của cái khác. VD như cam thảo có nhiều tác dụng lắm nhưng trong đó có 1 tác dụng là giải độc tất cả những thuốc khác. Đó là sự tuyệt vời của YHCT mấy nghìn năm, người ta kê cho từng người một khác nhau. Bây giờ chúng ta sản xuất, cũng YHCT chung cho hàng triệu người thì đã phải nghiên cứu rất kĩ, ngoài thành phần còn liều lượng, hàm lượng nữa.

Sử dụng thảo dược đương nhiên là an toàn, vì nó được thử nghiệm lâm sàng trong hàng mấy nghìn năm nay trên mấy triệu người. Khi duyệt các đề tài về YHCT, những vị thuốc thông thường không sao, không cần thử nghiệm lâm sàng nữa. Nhưng YHCT mà có cây mới lạ thì phải có thử nghiệm tiền lâm sàng trong ống nghiệm và thử nghiệm lâm sàng, còn đương nhiên thuốc là bắt buộc phải thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng.

PGS Hồ Bá Do đánh giá về kết quả khảo sát hiệu quả của Vương Tâm Thống

Thưa PGS, hiện tại Vương Tâm Thống có mặt trên thị trường cũng đã được trên 10 năm. Và qua chương trình khảo sát đánh giá trực tiếp trên 271 người bệnh tim mạch bao gồm những người bị bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, hẹp hở van tim,… thì có tới 97.05% người dùng đánh giá hiệu quả tốt, ghi nhận thấy tình trạng đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi thuyên giảm hẳn, chỉ số huyết áp và mỡ máu đều giảm về mức ổn định. PGS nhận định như thế nào về kết quả đánh giá này?

PGS. TS. BS. Hồ Bá Do:

Chúng ta biết sự phối kết hợp giữa các vị thuốc, sự nghiên cứu cẩn thận của các nhà khoa học, sự kế thừa YHCT là điều cần thiết và trên nhất; nhưng cuối cùng phải đánh giá hiệu quả trên bệnh nhân, đấy mới là vấn đề cuối cùng.

Và cái cuối cùng được chứng minh qua các trải nghiệm thực tế là khảo sát thực tiễn trên 271 người. Tất nhiên 271 người, cỡ mẫu đó đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo chúng tôi là ổn, chỉ cần 60 bệnh nhân. Đó là công thức chung nghiên cứu của toàn thế giới chứ đừng nghĩ 271 là ít, thế cũng là đủ để đánh giá hiệu quả của sản phẩm. Tôi nghĩ thế là trọn vẹn, còn đương nhiên thời gian còn chúng ta tiếp tục trải nghiệm tiếp. Đấy là tiếng nói khẳng định hiệu quả của sản phẩm.

Những khảo sát thực tiễn như vậy sẽ mang lại lợi ích cho 3 đối tượng. Đối tượng thứ nhất người được hưởng lợi là người tiêu dùng, hiệu quả càng cao càng cứu giúp được nhiều người, cứu tính mạng nhiều người, đó là ý nghĩa cộng đồng, đó là ý nghĩa lớn nhất.

Cộng đồng dùng nhiều sẽ có nhiều người khỏi, sẽ được kê đơn nhiều của bác sĩ tây y, kê đơn của bác sĩ YHCT lưu hành trong cộng động. Trên các phương tiện truyền thông sẽ có nhiều người biết đến sản phẩm thì để người ta tìm mua sản phẩm. Trước hết là tác động đến sức khỏe của bản thân và thứ 2 nữa là lan tỏa đến cộng đồng.

Ý nghĩa thứ 2 là đối với các thầy thuốc. Các thầy thuốc biết đến Vương Tâm Thống và hướng cho bệnh nhân nên dùng sản phẩm này để tăng hiệu quả điều trị; và người bán thuốc ở các cửa hàng thuốc thấy hiệu quả nhiều thì người ta khuyên khách hàng sử dụng sản phẩm này.

Ý nghĩa thứ 3 là đối với nhà sản xuất. Nhà sản xuất biết được hiệu quả đó có thể rút kinh nghiệm để hoàn thiện thêm. Vì xu hướng của tất cả chúng ta là muốn hoàn thiện, hoàn thiện bản thân, hoàn thiện doanh nghiệp.

Nếu bạn quan tâm về giải pháp trị bệnh tim mạch kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo tổng đài (zalo) 0962.546.541 để được tư vấn trực tiếp.

Xem tiếp

Phần 2: Các câu hỏi thực tế của khán giả gửi tới chuyên gia

Phần 3: Cách phục hồi chức năng tim hậu Covid-19

Dược sĩ Lê Lương

BẢNG GIÁ

Điện thoại đặt hàng:  0962.546.5410866.746.966

1. Vương Tâm Thống hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2-5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

2. Vương Tâm Thống 2 lọ x 90 viên (Tặng 1 hộp 30 viên):

– Giá: 1.100.000 đồng/hộp 2 lọ

3. Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Ngoài ra đơn hàng thành công sẽ được chúng tôi tặng thêm 01 cuốn cẩm nang điện tử “Sống khỏe với bệnh tim mạch” qua email đăng ký

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      4 Bình luận
      Cũ nhất
      Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Nghiem trong phuong
      Nghiem trong phuong
      7 Năm Trước

      Chào bs
      Xin cho hỏi thành phần trong tpcn Vương tâm thống gồm những gì a?

      Hien Bui
      Hien Bui
      2 Năm Trước

      Bố tôi suy tim độ 2 rồi uống thuốc vương tâm thống được không bác sĩ?