Nhiều người bệnh chủ quan khi nghĩ hở van tim 1/4 là mức độ nhẹ, không đáng lo ngại, tuy nhiên nếu không tìm cách tầm soát tốt, bệnh có thể tiến triển nặng lên, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do vậy, để đánh giá được hở van tim 1/4 có nguy hiểm không cần dựa vào nhiều yếu tố liên quan đến bệnh.
Các yếu tố đánh giá bệnh hở van tim 1/4 có nguy hiểm không?
Dựa trên siêu âm tim, hở van tim được chia thành 4 độ, trong đó hở van tim 1/4 là mức độ hở van nhỏ nhất, tỷ lệ hở 20%. Nhưng, điều này không có nghĩa là giai đoạn này không nguy hiểm. Để đánh giá hở van tim 1/4 có nguy hiểm không cần căn cứ vào loại van bị hở, triệu chứng bệnh và các bệnh lý mắc kèm.
Loại van tim bị hở
Tim có 4 van bao gồm: van động mạch chủ, van động mạch phổi, van 2 lá và van 3 lá. Mỗi van đảm nhận một chức năng khác nhau do vậy, mức độ nghiêm trọng khi hở van cũng khác nhau.
Hở van 2 lá, van 3 lá, van động mạch phổi 1/4 không quá nguy hiểm, nếu không có triệu chứng và người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường thì được xem là hở van sinh lý, thường không ảnh hưởng đến sức khỏe, chỉ cần theo dõi chưa cần điều trị.
Riêng, trường hợp hở van động mạch chủ 1/4 có thể cần được điều trị vì van động mạch chủ kiểm soát toàn bộ lượng máu từ tim đi nuôi cơ thể nên áp lực lên van này lớn nhất, khi hở nhẹ cũng dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm so với các van tim khác bị hở cùng mức độ.
Hở van tim 1/4 có nguy hiểm không tùy thuộc vào loại van bị hở
Triệu chứng hở van tim
Giai đoạn đầu, hở van tim thường không có triệu chứng. Khi người bệnh bắt đầu xuất hiện các biểu hiện như khó thở, mệt mỏi, đánh trống ngực… là dấu hiệu cho thấy chức năng tim đã bị ảnh hưởng, tim không bơm đủ máu đến nuôi dưỡng các cơ quan.
Trường hợp này, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như rối loạn nhịp tim, suy tim, tăng áp lực động mạch phổi, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Các bệnh lý nguy cơ mắc kèm
Hở van tim 1/4 có thể trở nên nguy hiểm nếu người bệnh mắc kèm các bệnh tim mạch khác như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, sau nhồi máu cơ tim… Lúc này, điều trị là cần thiết để kiểm soát các bệnh lý nguy cơ này.
Ngoài ra, nguyên nhân gây hở van tim cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của bệnh.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh hở van tim 1/4 bắt đầu chuyển nặng
Hở van tim nhẹ ít khi có triệu chứng. Tuy nhiên, nếu phát hiện bất kỳ biểu hiện nào dưới đây bạn cần đi khám ngay vì có thể bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn:
– Khó thở, đặc biệt khi gắng sức hoặc khi nằm.
– Mệt mỏi.
– Tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực.
– Đau tức ngực.
– Sưng, phù mắt cá chân, bàn chân hoặc bụng.
– Hoa mắt, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu.
Khó thở, mệt mỏi, đau ngực… là các dấu hiệu cảnh báo bệnh hở van tim đang tiến triển xấu. Nếu xuất hiện các triệu chứng này bạn nên đi thăm khám sớm tại các cơ sở y tế và liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0962.546.541để được hỗ trợ tư vấn về giải pháp phòng và trị phù hợp.
Điều trị hở van tim 1/4 như thế nào?
Tùy thuộc vào từng trường hợp, mức độ nguy hiểm của hở van tim 1/4 mà lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau, bao gồm:
Điều chỉnh lối sống ngăn ngừa bệnh tiến triển
Hở van tim ở mức độ nào thì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học luôn là điều cần thiết để hạn chế bệnh tiến triển, bạn nên:
– Tăng cường rau xanh, trái cây tươi, sản phẩm từ sữa ít béo, ngũ cốc nguyên hạt, cá…
– Ăn nhạt hơn.
– Hạn chế thực phẩm giàu cholesterol, chất béo bão hòa như đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh chế biến sẵn, bánh kẹo ngọt…
– Tập thể dục đều đặn, vừa sức với các bài tập nhẹ như đi bộ, yoga, thiền…
– Khám tim mạch định kỳ.
– Vệ sinh răng miệng tốt, tránh nhiễm khuẩn.
Người bệnh hở van tim cần vệ sinh răng miệng tốt
Thuốc tây y trong điều trị hở van tim
Một số thuốc điều trị hở van tim thường được sử dụng như thuốc lợi tiểu, thuốc hạ áp, chẹn beta, thuốc chống huyết khối… Thuốc giúp làm giảm biểu hiện bệnh nhưng không thể sửa chữa được van bị hở, được chỉ định khi hở van tim 1/4 đã có triệu chứng hoặc mắc kèm bệnh lý khác.
Thảo dược hỗ trợ điều trị hở van tim
Đông – Tây y kết hợp để tăng hiệu quả và giảm tác dụng phụ là hướng điều trị bệnh hiện nay, nhất là các bệnh mạn tính cần dùng thuốc lâu dài như bệnh hở van tim.
Người bệnh hở van tim cần chọn các thảo dược có khả năng giãn mạch để tăng cường lưu thông máu qua van, giảm ứ trệ tuần hoàn, từ đó giúp giảm các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau ngực… điển hình như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm. Hiện nay, các thảo dược này được kết hợp cùng cao Natto chiết xuất từ đậu tương lên men giúp tiêu huyết khối, ngăn ngừa nguy cơ cục máu đông gây nhồi máu cơ tim. Cùng lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm của những người bị hở van tim đã cải thiện sức khỏe sau khi lựa chọn sử dụng sản phẩm chứa thảo dược này qua đoạn video sau:
Chia sẻ kinh nghiệm trị bệnh van tim bằng Đông y
Hy vọng qua bài viết bạn đã tìm được đáp án cho câu hỏi “Hở van tim 1/4 có nguy hiểm không?”. Hở van tim là bệnh tiến triển, không hồi phục. Do vậy, hãy chủ động đối phó với bệnh ngay từ giai đoạn nhẹ bằng lối sống khoa học, tuân thủ sử dụng thuốc và sản phẩm hỗ trợ kết hợp tái khám định kỳ.