Ước tính cứ mỗi 40 giây lại có một người bị nhồi máu cơ tim và đa số các ca tử vong xảy ra là do người bệnh không được cấp cứu kịp thời. Chính vì vậy, nhận diện sớm các dấu hiệu nhồi máu cơ tim là chìa khóa giúp tăng cơ hội sống và giảm mức độ tổn thương tim cho người bệnh.
Dấu hiệu nhồi máu cơ tim cần nhận biết sớm
Nhồi máu cơ tim có thể xuất hiện đột ngột, gây tử vong nhanh chóng hoặc khởi phát từ từ với các dấu hiệu cảnh báo hiện diện từ nhiều ngày trước đó. Các triệu chứng bệnh và mức độ trầm trọng của triệu chứng cũng khác nhau ở từng người.
Đau thắt ngực – Dấu hiệu cảnh báo sớm của nhồi máu cơ tim
Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim, được đặc trưng bằng cảm giác đè nén, áp lực, bóp nghẹt và bỏng rát ở giữa ngực, phía sau xương ức. Tình trạng này có thể kéo dài trong vài phút rồi biến mất và sau đó trở lại. Tuy nhiên, ở nhiều người bệnh cơn đau không có những tính chất như trên, thay vào đó là cảm giác khó chịu không rõ ràng.
Đau, khó chịu ở phần thân trên cơ thể
Đau có thể lan từ ngực lên vai, hàm, ra sau lưng hoặc xuống cánh tay, cổ tay và ngón tay, thường xảy ra ở tay trái nhưng cũng có thể ở cả hai tay. Một số người bệnh cảm nhận rõ cơn đau tại các khu vực này mà không hề thấy đau ngực.
Các triệu chứng trên hệ tiêu hóa
Buồn nôn, nôn, ợ nóng hoặc cảm giác khó chịu, nặng nề ở vùng bụng, thượng vị. Những dấu hiệu này thường dễ nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
Khó thở
Khó thở, hụt hơi, thở hổn hển là dấu hiệu thường gặp khác của nhồi máu cơ tim. Tình trạng này có thể xuất hiện trước hoặc trong nhồi máu. Một số trường hợp, người bệnh chỉ bị khó thở kèm các triệu chứng khác mà không có đau ngực.
Bồn chồn, lo lắng, nhịp tim nhanh, vã mồ hôi
Người bệnh có thể cảm thấy lo lắng, bồn chồn, hồi hộp hoặc hoảng sợ không rõ nguyên nhân. Các triệu chứng này thường đi kèm với loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực và vã mồ hôi lạnh bất thường.
Mệt mỏi, chóng mặt
Mệt mỏi, yếu đuối bất thường, choáng váng, chóng mặt hoặc thậm chí ngất xỉu là các triệu chứng có thể xảy ra trong cơn nhồi máu cơ tim.
Dấu hiệu nhồi máu cơ tim ở phụ nữ, người già, người bệnh tiểu đường
Khoảng 25 % số ca nhồi máu cơ tim không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo trước, hoặc các triệu chứng hiện diện nhẹ, không rõ ràng như khó thở, đau lưng, đau hàm, buồn nôn, khó tiêu, mệt mỏi, chóng mặt… Những trường hợp này được gọi là nhồi máu cơ tim thầm lặng, phổ biến ở người bị tiểu đường, người già và phụ nữ.
Điều nguy hiểm nhất của nhồi máu cơ tim thầm lặng là người bệnh không nhận diện được sự xuất hiện chúng hoặc nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh lý khác, dẫn đến chậm trễ trong điều trị và tăng nguy cơ tử vong.
Cách sơ cứu khi phát hiện các dấu hiệu nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim có thể cướp đi mạng sống của bạn bất cứ lúc nào. Bởi vậy, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ có cơn nhồi máu, bạn cần thực hiện theo hướng dẫn sau:
– Ngừng ngay mọi hoạt động, từ từ ngồi hoặc nằm xuống ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi, đầu gối nâng cao.
– Nới lỏng quần áo.
– Thả lỏng cơ thể, hít thở nhẹ nhàng và giữ bình tĩnh.
– Nhờ người thân hoặc gọi ngay 115 để được trợ giúp.
– Trong thời gian chờ đợi dùng ngay thuốc giãn mạch vành tác dụng nhanh do bác sĩ kê trước, thường là nitroglycerin ngậm hoặc xịt dưới lưỡi.
– Nếu có sẵn nhai thêm 1 viên aspirin để ngăn ngừa cục máu đông.
Dùng ngay Nitroglycerin khi phát hiện dấu hiệu nhồi máu cơ tim
Cách phòng ngừa nhồi máu cơ tim tối ưu nhất hiện nay
Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt
– Chế độ ăn Địa trung hải: Các nghiên cứu chứng minh chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, cá, chất béo tốt từ dầu oliu, dầu hạt cải… giúp làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và các biến chứng tim mạch khác.
– Tăng cường hoạt động thể chất, tập thể dục đều đặn, vừa sức mỗi ngày (đi bộ, đạp xe, yoga…) giúp cải thiện tuần hoàn vành, giảm huyết áp, mỡ máu và kiểm soát cân nặng.
– Bỏ thuốc lá, quản lý tốt căng thẳng và các bệnh nguy cơ mắc kèm.
Tuân thủ thuốc điều trị
Nhồi máu cơ tim không tự phát mà nó là hậu quả của các bệnh lý khác gây nên như bệnh mạch vành, huyết áp cao, rung nhĩ… Do vậy, để phòng ngừa cơn nhồi máu, cần phải điều trị tốt các căn nguyên này. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định dùng các thuốc khác nhau như thuốc chống đông, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển, nitroglycerin…
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược
Cùng với thuốc tây y thì việc sử dụng một số sản phẩm thảo dược chứa Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm, Nattokinase… đã cho thấy những kết quả tích cực trong hỗ trợ phòng ngừa và điều trị nhồi máu cơ tim. Các thảo dược này có tác dụng giãn mạch vành nhờ đó giảm nhanh các triệu chứng đau ngực, mệt mỏi, khó thở, đồng thời chống xơ vữa động mạch và cục máu đông – căn nguyên làm khởi phát nhồi máu cơ tim. Giải pháp này đã được rất nhiều người tin dùng để phòng tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim, cùng lắng nghe chia sẻ của họ trong video dưới đây:
Trị bệnh mạch vành, ngăn ngừa nhồi máu cơ tim bằng sản phẩm thảo dược
Lưu ý: Đáp ứng sản phẩm nhanh hay chậm có thể thay đổi tùy cơ địa từng người
Hy vọng qua bài viết bạn có thể nhận diện được các dấu hiệu nhồi máu cơ tim thường gặp. Hãy luôn nhớ trong nhồi máu cơ tim, thời gian chính là yếu tố quyết định đến mạng sống, chính vì vậy hãy cố gắng tới các cơ sở y tế sớm nhất có thể ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường của cơ thể.