Bệnh xơ vữa động mạch là tình trạng khá phổ biến liên quan đến quá trình lão hóa, tuy nhiên độ tuổi mắc bệnh đang ngày một trẻ hóa khiến số ca tử vong do nhồi máu cơ tim và đột quỵ gia tăng đột biến. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ bạn hãy chủ động trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản, để việc phòng và trị bệnh được tối ưu nhất.
Bệnh xơ vữa động mạch là gì?
Bệnh xơ vữa động mạch xảy ra khi các mảng bám tích tụ làm dày, cứng và thu hẹp lòng động mạch, từ đó hạn chế lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể.
Nguyên nhân gây bệnh xơ vữa động mạch
Động mạch là các mạch máu mang oxy và chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể. Chúng được lót bởi một lớp tế bào mỏng gọi là nội mạc, có tác dụng giữ cho lòng mạch săc chắc, trơn tru và giúp máu lưu thông dễ dàng. Xơ vữa động mạch có thể bắt nguồn từ những tổn thương tại lớp nội mạc, gây ra bởi khói thuốc lá, tăng huyết áp, mỡ máu hoặc đường huyết cao.
Tại ví trí đó, cholesterol, chất béo, canxi cùng các thành phần khác trong máu sẽ xâm nhập và lắng đọng trong thành mạch, thu hút các tế bào bạch cầu tập trung đến để thực bào và lâu ngày tạo thành mảng xơ vữa làm hẹp tắc lòng mạch. Những vệt mỡ có thể xuất hiện từ thời thơ ấu, tiến triển chậm qua nhiều năm và ngày một nặng nề hơn khi về già. Để hiểu rõ hơn về quá trình này, bạn có thể lắng nghe thêm chia sẻ của GS Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch hội Tim mạch Việt Nam trong video dưới đây:
GS Phạm Gia Khải tư vấn về bệnh xơ vữa động mạch
Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh xơ vữa động mạch?
Xơ vữa động mạch có thể xảy ra với bất kỳ ai, đặc biệt nguy cơ tăng lên với những đối tượng dưới đây:
– Người cao tuổi.
– Tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh tim mạch sớm.
– Người bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, cholesteol máu cao, rối loạn chuyển hóa…
– Thừa cân, béo phì.
– Người có thói quen sinh hoạt không khoa học: Ít vận động thể chất, hút thuốc lá, nghiện rượu bia, thường xuyên căng thẳng tinh thần, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa, muối, đường…
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh xơ vữa động mạch
Bệnh xơ vữa động mạch tiến triển từ từ, ở giai đoạn nhẹ thường không có bất kỳ dấu hiệu gì. Đến khi lưu lượng máu bị giảm đáng kể, tùy thuộc vào động mạch bị ảnh hưởng mà người bệnh có thể gặp các triệu chứng sau:
Xơ vữa động mạch vành:
Mảng xơ vữa tích tụ trong hệ thống động mạch vành (mạch máu chính nuôi tim) gây ra triệu chứng đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, tim đập nhanh, chóng mặt, buồn nôn, nôn… Bệnh động mạch vành nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn tới rối loạn nhịp tim, suy tim, thậm chí là cơn nhồi máu cơ tim đe dọa tính mạng của người bệnh.
Xơ vữa động mạch cảnh:
Đây là động mạch cung cấp máu lên não, khi bị xơ vữa có thể gây ra cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc nghiêm trọng hơn là đột quỵ, khiến người bệnh bị yếu hoặc liệt các chi, chóng mặt, mất thăng bằng, lú lẫn, mất ý thức, khó nói, nhìn mờ, mất thị lực đột ngột, đau đầu dữ dội…
Xơ vữa động mạch ngoại vi:
Mảng bám tích tụ làm thu hẹp động mạch đưa máu tới các chi và mô ngoại biên gây ra bệnh động mạch ngoại vi. Tình trạng này có thể khiến cho tay, chân của người bệnh bị tê, đau, kém nhạy cảm với nhiệt độ hoặc nặng hơn là hoại tử mô do thiếu máu.
Bệnh xơ vữa động mạch có thể gây đau, nhức các chi
Xơ vữa động mạch thận:
Khi nguồn cung cấp oxy, chất dinh dưỡng cho thận bị hạn chế sẽ làm tổn thương và suy yếu chức năng thận, lâu dần gây bệnh thận mạn tính, suy thận. Lúc này, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như phù, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, khó tập trung… do ứ nước và chất thải trong cơ thể.
Xơ vữa động mạch rất nguy hiểm, nếu bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ hay dấu hiệu nào của bệnh, đừng chủ quan hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc Zalo số 0962.546.541 để được hỗ trợ về giải pháp ngăn chặn bệnh.
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh xơ vữa động mạch
Dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm dưới đây để chẩn đoán chính xác bệnh xơ vữa động mạch:
– Xét nghiệm máu.
– Chụp X – quang ngực.
– Chỉ số mắt cá chân.
– Điện tâm đồ.
– Siêu âm tim.
– Nghiệm pháp gắng sức.
– Chụp mạch vành.
– Chụp cắt lớp vi tính tim.
Các phương pháp điều trị bệnh xơ vữa động mạch
Tùy theo từng bệnh cảnh, điều trị xơ vữa động mạch có thể bao gồm thay đổi lối sống, sử dụng thuốc và can thiệp ngoại khoa.
Xây dựng lối sống lành mạnh – Chiến lược điều trị dài hạn:
– Bỏ thuốc lá: Khói thuốc lá gây tổn thương và phá hỏng các động mạch, do vậy hãy tránh tiếp xúc với chúng kể cả chủ động hay thụ động.
– Tập thể dục đều đặn: Hoạt động thể chất giúp cải thiện tuần hoàn máu, ổn định chỉ số huyết áp, cholesterol và đường huyết. Dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày để đi bộ, đạp xe, tập yoga hay thực hiện những bài tập mà bạn cảm thấy phù hợp và duy trì ít nhất 5 ngày/tuần.
– Lựa chọn thực phẩm khoa học: Chế độ ăn lành mạnh cho tim mạch được xây dựng trên nguyên tắc: Tăng cường các loại rau xanh, trái cây, yến mạch, gạo lứt, cá biển… và hạn chế đường, chất béo bão hòa, muối.
– Lên kế hoạch giảm cân hợp lý: Nếu bạn thừa cân, giảm từ 2,3 – 4,5 kg có thể giảm nguy cơ tăng huyết áp và cholesterol máu cao. Hãy điều chỉnh lại thói quen ăn uống, luyện tập để kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể.
– Hạn chế căng thẳng: Mỗi ngày hãy dành một khoảng thời gian để thư giãn tinh thần, bình ổn lại cảm xúc bằng cách tập hít thở sâu, tập giãn cơ, thiền tịnh…
Theo GS Phạm Gia Khải, giảm mỡ máu, hạ huyết áp và chống huyết khối là ba yếu tố quyết định, được ưu tiên hàng đầu trong điều trị xơ vữa động mạch. Để đảm bảo mục tiêu trên được thực hiện một cách tối ưu, người bệnh nên kết hợp dùng thuốc cùng với những sản phẩm thảo dược hỗ trợ như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống. Nhờ đặc tính giãn mạch, giảm huyết áp và hạ cholesterol máu của Bồ Hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm kết hợp cùng hoạt tính tiêu cục máu đông của cao Natto, Vương Tâm Thống được đánh giá là giải pháp hỗ trợ hiệu quả và an toàn hiện nay, giúp ngăn chặn tiến triển, phòng ngừa biến chứng của xơ vữa động mạch. Và đây cũng là sản phẩm đã giúp bác Tài (Nho Quan, Ninh Bình – 0915.178.336) cải thiện được sức khỏe sau những tháng ngày sống chung với chứng xơ vữa mạch vành, bạn có thể lắng nghe chia sẻ của bác trong video dưới đây để có thêm kinh nghiệm cho bản thân:
Chia sẻ hành trình trị xơ vữa động mạch vành của bác Tài
Đôi khi một số thủ thuật can thiệp ngoại khoa như nong mạch, đặt stent, phẫu thuật bắc cầu, cắt bỏ nội mạc mạch… sẽ được chỉ định để giảm nhẹ triệu chứng cho người bệnh hoặc ngăn chặn nguy cơ hoại tử mô, tử vong do tắc nghẽn hoàn toàn lòng mạch.
Nắm vững những thông tin cần thiết kết hợp với xây dựng một lối sống khoa học sẽ giúp bạn an tâm sống vui khỏe mà không còn nỗi lo về bệnh xơ vữa động mạch về sau.