Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập thể dục thường xuyên là bước phòng thủ đầu tiên trong chiến lược chống lại cholesterol máu cao cho người bệnh mạch vành. Tuy nhiên để mang lại hiệu lực đủ mạnh cho việc kiểm soát nồng độ cholesterol máu được tốt hơn, bác sĩ có thể chỉ định đơn độc hoặc phối hợp một số loại thuốc hạ mỡ máu trong cùng phác đồ điều trị bệnh mạch vành.
Các nhóm thuốc hạ mỡ máu bằng Tây y
Statin – Nhóm thuốc hạ mỡ máu thường gặp nhất
Các statin là chỉ định đầu tay của bác sĩ trong điều trị rối loạn lipid máu. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của các statin trong việc phòng ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim cho người bệnh mạch vành.
Một điểm đặc trưng giúp bạn dễ dàng nhận biết các hoạt chất trong nhóm này đó là chúng đều có tên kết thúc bằng đuôi “statin” như Atorvastatin (Lipitor), Rosuvastatin (Crestor), Simvastatin (Zocor)…
Thuốc statin là chỉ định ưu tiên để hạ mỡ máu cho người bệnh mạch vành
Tác dụng phụ đáng lưu ý của nhóm statin là các thuốc này có thể gây rối loạn tiêu hóa, tổn thương gan, đau cơ, mất trí nhớ, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường typ 2… Trong quá trình sử dụng, cần tránh phối hợp thuốc cùng với một số loại thuốc như Ritonavir (Norvir), Clarithromycin, Amiodarone (Cordarone)… bưởi và một số trái cây cùng họ vì có thể làm tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ của thuốc.
Các thuốc hạ mỡ máu nhóm fibrat
Các fibrat giúp làm giảm triglycerid, LDL và tăng HDL; có thể dùng một mình hoặc phối hợp với các thuốc hạ mỡ máu khác. Các biệt dược trong nhóm thường có tên kết thúc bằng “fibrat” như fenofibrat (Lypanthyl), ciprofibrat (Lipanor), bezafibrat (Bezalip), Lopid (gemfibrozil)… đang là chỉ định ưu tiên trong điều trị tăng triglycerid máu.
Những tác dụng phụ thường gặp của thuốc bao gồm táo bón, tiêu chảy, chóng mặt, đau đầu, đau bụng… Những người có vấn đề về thận, bệnh gan mật nên thận trọng khi sử dụng nhóm thuốc này. Đặc biệt, khi phối hợp cùng với nhón statin có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ gây đau cơ.
Vương Tâm Thống chứa thảo dược giúp làm giảm cholesterol máu, phòng ngừa xơ vữa động mạch. Liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0962.546.541 (trong giờ hành chính) để được tư vấn hỗ trợ.
Niacin (acid nicotinic) – một vitamin nhóm B giúp làm giảm mỡ máu
Niacin (vitamin B3) có thể cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu bằng cách làm giảm nồng độ lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL) và triglycerid. Bạn có thể tìm thấy vitamin này trong một số thực phẩm như súp lơ, cà chua, cà rốt, rau chân vịt, hạt hạnh nhân… hoặc các biệt dược sẵn có trên thị trường như Niaspan, Nicoar mà không cần đơn của bác sĩ.
Niacin (vitamin B3) có thể gây ra một số tác dụng phụ như đỏ bừng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, vàng da, tăng men gan, ngứa da, tăng đường huyết… Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc, bạn nên sử dụng niacin cùng với thức ăn với liều tăng dần.
Niacin (vitamin B3) giúp hạ mỡ máu cho người bệnh mạch vành
Các thuốc làm giảm cholesterol hoạt động tại hệ tiêu hóa
– Nhựa gắn acid mật: Cơ thể của chúng ta sử dụng cholesterol để tạo ra mật tại gan. Các thuốc này liên kết với các acid mật, ngăn cản hấp thụ dịch mật trong quá trình tiêu hóa. Khi đó, cơ thể phản ứng lại bằng cách sản xuất ra nhiều dịch mật hơn từ cholesterol, nhờ vậy mà lượng cholesterol trong máu giảm đáng kể.
– Chất ức chế hấp thu cholesterol tại ruột: Các chất này làm giảm nồng độ LDL-C bằng cách ngăn cản sự hấp thu cholesterol tại ruột non. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các thuốc này có thể làm tần số các cơn đau thắt ngực cho người bệnh mạch vành.
Thuốc hạ mỡ máu thế hệ mới – các chất ức chế PCSK 9
Các chất ức chế PCSK 9 là những kháng thể đơn dòng, giúp giảm cholesterol máu bằng cách bất hoạt protein Proprotein convertase subtilisin Kexin 9 (PCSK 9), protein này làm giảm số lượng các thụ thể tham gia vào quá trình loại bỏ LDL tại gan.
Năm 2015, Cục thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt 2 loại thuốc ức chế PCSK9 đầu tiên Alirocumab (Praluent), Evolocumab (Repatha). Đây đều là những loại thuốc tiêm và có thể gây ra một số tác dụng phụ như ngứa, sưng, đau, bầm tím… tại chỗ tiêm gây bất tiện cho người sử dụng. Ngoài ra, chi phí điều trị cũng khá cao, do đó chúng vẫn chưa được sử dụng phổ biến.
Các thuốc Đông y giúp hạ mỡ máu hiệu quả
Cùng với sự phát triển của nền y học hiện đại, các nhà khoa học vẫn luôn tập trung nghiên cứu và khám phá ra nhiều hơn nữa những thế hệ thuốc hạ mỡ máu mới từ tự nhiên, đảm bảo tính an toàn cao khi sử dụng lâu dài. Trong đó, phải kể đến các nghiên cứu về 2 loại thảo dược giúp hạ mỡ máu hiệu quả:
– Bồ hoàng: Nghiên cứu hiện đại đã chứng minh rằng, rất nhiều người bệnh nhân mạch vành có thể được hưởng lợi từ loại dược liệu này. Hoạt chất naringenin trong Bồ hoàng có khả năng ức chế sự hấp thu cholesterol tại niêm mạc ruột và làm giảm tới 70% nồng độ LDL-C và triglycerid trong máu.
– Hoàng bá: Hoạt chất Berberrin có trong cây Hoàng bá, ngoài tính kháng viêm kháng khuẩn còn được đánh giá cao và coi như một thuốc hạ mỡ máu thế hệ mới hiện nay. Khi kết hợp thuốc Simvastatin cùng Berberin sẽ mang lại hiệu quả hạ mỡ máu tốt hơn hẳn so với chỉ dùng thuốc đơn độc.
Sự ra đời của dòng sản phẩm hỗ trợ điều trị chuyên biệt dành cho bệnh mạch vành có chứa các hoạt chất sinh học tự nhiên kể trên, điển hình như Vương Tâm Thống đã và đang mang đến một giải pháp hữu hiệu trong việc kiểm soát căn bệnh mạn tính này.
Xem thêm:
Vương Tâm Thống – Giải pháp trị mỡ máu cao từ Đông y
Chia sẻ người bệnh mạch vành dùng Vương Tâm Thống trị mỡ máu cao hiệu quả
DS. Lê Lương
Tham khảo:
http://www.webmd.com/cholesterol-management/guide/cholesterol-lowering-medication
http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-cholesterol/in-depth/cholesterol-medications/art-20050958
——————————
Tôi cần uống thuốc để giảm cholesterol trong máu. Tôi đang băn khoăn giữa thuốc Ateromixol và Lipior xin cho tôi lời khuyên
Chào bạn,
Ateromixol và Lipior đều là thuốc điều trị rối loạn mỡ máu, có tác dụng làm giảm LDL-cholesterol (cholesterol “xấu”) , làm tăng HDL-cholesterol (còn gọi là cholesterol “tốt”). Tuy nhiên nên sử dụng loại nào thì phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của từng người, bên cạnh đó, không nên tự ý sử dụng nếu không có chỉ định của bác sĩ. Không biết bạn đã đi khám ở đâu chưa? Nếu chưa, bạn nên sớm đến khám tại các bệnh viện uy tín để xác định chính xác tình trạng bệnh của mình, từ đó có hướng điều trị hiệu quả.
Ngoài ra, trước và sau khi đi khám, bạn có thể tham khảo sử dụng Tpcn Vương Tâm Thống. Sản phẩm có chứa các thảo dược thiên nhiên như: Hoàng bá, Sơn tra có tác dụng làm giảm cholesterol, triglycerid đồng thời giúp phòng ngừa bệnh mạch vành, suy tim, nhồi máu cơ tim hiệu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, bạn có thể liên hệ Sđt: 0962.546.541 để được tư vấn.
Ngoài ra, vào chiều thứ 3, ngày 11/7/2017 lúc 14h30 chúng tôi có cuộc giao lưu trực tuyến với PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi – Nguyên Phó viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam – Nguyên Trưởng khoa C9, Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai với chủ đề: “Hẹp hở van tim, Bệnh mạch vành- Giải pháp điều trị và ngăn biến chứng”. Nếu như bạn quan tâm, có thể đặt câu hỏi cho chuyên gia trực tiếp tại fanpage: “Vương Tâm Thống – Đau tim không còn là nỗi lo”
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi bị máu nhiễm mỡ 7.3. Tôi dung thuốc crestor có tốt kg a.. Tôi mong đuọc tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn
Chào bạn,
Không biết Crestor là bác sĩ kê cho bạn dùng hay bạn có ý định tự mua về sử dụng? Crestor là một trong những thuốc có tác dụng giảm mỡ máu thường được dùng hiện nay. Tuy nhiên dùng có tốt không, có phù hợp không còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Do vậy, nếu bạn đã đi khám và được chỉ định dùng Crestor, bạn nên dùng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, bạn không nên tự ý mua thuốc về sử dụng mà thay vào đó cần đi khám để được chẩn đoán chính xác, từ đó có hướng điều trị hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo sử dụng Tpcn Vương Tâm Thống với liều 4 viên chia 2 lần một ngày. Sản phẩm có chứa thảo dược tự nhiên Bồ hoàng, Sơn tra có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ máu, ngăn ngừa biến chứng tim mạch hiệu quả.
Chúc bạn sức khỏe!