Trong vài thập niên trở lại đây, xơ vữa động mạch đang trở thành mối đe dọa sức khỏe hàng đầu khi tỷ lệ mắc bệnh ngày một tăng cao với diễn biến phức tạp cùng nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc “bệnh xơ vữa động mạch có nguy hiểm không?” và hướng dẫn cách giảm thiểu rủi ro tới mức thấp nhất.
Bệnh xơ vữa động mạch có nguy hiểm không?
Xơ vữa động mạch là bệnh tim mạn tính còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim. Trong đó có sự xuất hiện của các mảng xơ vữa bên trong lòng mạch do sự lắng đọng, tích tụ cholesterol và các chất thải trong máu. Mảng xơ vữa tiến triển ngày một dày lên chính là mối nguy tiềm ẩn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Nhồi máu cơ tim
Khi mảng xơ vữa phát triển đủ lớn, chúng có thể nứt vỡ và tạo nên vết rách trên thành mạch máu. Theo cơ chế tự sửa chữa, cục máu đông sẽ hình thành để “bịt kín” miệng vết thương. Nếu cục máu đông quá lớn, nó có thể làm bít tắc hoàn toàn mạch máu ngay tại vị trí tổn thương, hoặc nứt vỡ và di chuyển làm tắc những mạch máu nhỏ hơn. Nếu lòng mạch không được khơi thông kịp thời, một vùng cơ tim không nhận được đủ máu sẽ chết đi. Tình trạng này được gọi là nhồi máu cơ tim đe dọa tính mạng người bệnh.
Trên lâm sàng người bệnh sẽ gặp phải cơn đau thắt ngực dữ dội, có thể lan ra cổ, vai, hàm, cánh tay trái kèm theo khó thở, hụt hơi, trống ngực, vã mồ hôi lạnh, buồn đi cầu… Triệu chứng có thể khác nhau tùy từng người; có trường hợp nhồi máu cơ tim thầm lặng, người bệnh lại không hề gặp phải triệu chứng bất thường nào. Để hiểu rõ hơn về những dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm, hãy cùng lắng nghe lời tâm sự của ông Đào Gia Đạt (Vĩnh Phúc) trong đoạn băng dưới đây:
Chia sẻ của người bệnh nhồi máu cơ tim do xơ vữa mạch vành
Phình tách động mạch
Thành động mạch được cấu tạo bởi 3 lớp, dưới áp lực cao của dòng máu (do tăng huyết áp) kết hợp cùng tổn thương từ mảng xơ vữa, máu sẽ chảy vào lớp áo trong và áo giữa khiến thành mạch bị phình giãn. Đoạn phình này có thể tiến triển lan rộng, tiên lượng dè dặt nếu không được cấp cứu kịp thời. Theo ước tính trong 48 giờ đầu, tỷ lệ tử vong có thể tăng lên 1% mỗi giờ.
Trên lâm sàng người bệnh sẽ gặp phải cơn đau nhói dữ dội như dao đâm, xuất hiện đột ngột. Cơn đau có thể lan lên vùng bả vai hoặc xuống lưng, bụng, bẹn, đùi kèm theo khó thở, vã mồ hôi, chóng mặt, mất ý thức… Một số trường hợp lại không hề có biểu hiện đau, đó có thể là dấu hiệu báo động của vỡ phình tách động mạch cực kỳ nguy hiểm.
Suy tim
Xơ vữa động mạch làm giảm lượng máu đến nuôi tim. Cơ tim không được nuôi dưỡng trong thời gian dài sẽ dẫn tới suy tim. Do tim không thể bơm máu đi và hút máu trở về như bình thường nên người bệnh sẽ gặp một số triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, tim đập nhanh, phù chi… do ứ trệ dịch trong cơ thể.
Suy tim – biến chứng nguy hiểm của xơ vữa động mạch
Rối loạn nhịp tim
Để bù đắp lại lượng máu bị thiếu hụt cho cơ thể, hệ dẫn truyền điện trong tim sẽ kích thích tim đập nhanh hơn. Nếu người bệnh xơ vữa động mạch vành có tiền sử nhồi máu cơ tim từ trước đó sẽ tạo ra những vết sẹo làm gián đoạn dẫn truyền điện tim, gây ra những rối loạn nhịp tim nguy hiểm như rung thất, rung nhĩ, nhịp nhanh thất…
Làm thế nào để phòng ngừa biến chứng xơ vữa động mạch vành?
Thay đổi lối sống
– Ăn uống khoa học: Ăn nhạt (nên hạn chế dưới 3g muối/ngày); hạn chế thực phẩm chứa nhiều cholesterol như nội tạng động vật; lòng đỏ trứng; thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt chó…; đồ ăn chế biến bằng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần như xúc xích, lạp sườn, gà quay…
– Không hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế sử dụng các chất kích thích có trong rượu bia, cà phê, nước tăng lực…
– Tập thể dục: Người bệnh cần lựa chọn bài tập vừa sức, bắt đầu tập với cường độ thấp và tăng dần theo khả năng. Một số bài tập như đi bộ, đạp xe, thái cực quyền rất thích hợp cho người mới bắt đầu.
– Không thức khuya, ngủ đủ giấc, không tắm đêm sau 22 giờ.
– Giảm căng thẳng, stress bằng cách luyện tập yoga, thiền tịnh, tham gia các hoạt động giải trí như nghe nhạc, xem phim hài, trò chuyện cùng người thân, tham gia các câu lạc bộ…
Người bị xơ vữa động mạch nên trò chuyện cùng bạn bè và người thân để giải tỏa stress
Sử dụng thuốc
Để kiểm soát các yếu tố nguy cơ như mỡ máu cao, tăng huyết áp, tiểu đường… và giảm nhẹ các triệu chứng đau ngực, khó thở, mệt mỏi do xơ vữa động mạch gây ra thì người bệnh có thể phải sử dụng một số loại thuốc tây song song cùng với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Người bệnh cần dùng thuốc đủ liều, đủ thời gian theo chỉ định của bác sỹ; chú ý thăm khám định kỳ để kịp thời điều chỉnh thuốc nếu xảy ra tác dụng phụ hoặc chưa đạt kết quả điều trị như mong muốn.
Dùng sản phẩm hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch
Rất nhiều trường hợp sử dụng thuốc tây nhưng triệu chứng không được cải thiện nhiều, người bệnh mất ăn mất ngủ vì đau ngực hằng đêm, khó thở, mệt mỏi ngay cả khi chỉ vận động nhẹ. Khi đó, kết hợp dùng thuốc cùng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống chính là giải pháp tối ưu giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe, bớt đau ngực, mệt mỏi… mà không cần phải tăng liều thuốc tây.
Có được hiệu quả này là nhờ các thành phần thảo dược trong Vương Tâm Thống mang lại rất nhiều lợi ích tích cực cho người bệnh tim. Điều này cũng đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước ghi nhận qua nhiều công trình nghiên cứu. Điển hình như nghiên cứu về thành phần Bồ hoàng của Đại học Dược Quốc gia Chungnam (Hàn Quốc) đã chứng minh công dụng ức chế sự phát triển dày lên của mảng xơ vữa và phục hồi mạch máu bị tổn thương của thảo dược này. Hay nghiên cứu về thành phần Đỏ ngọn của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Sinh – y – dược học (Học viện Quân y) đã tìm thấy nhóm chất flavonoid giúp chống oxy hóa và ngăn ngừa cục máu đông gây tắc mạch có trong Đỏ ngọn.
Sự kết hợp của Bồ hoàng, Đỏ ngọn và những vị thảo dược tốt cho tim như Sơn tra, Hoàng bá, Mạch môn… trong Vương Tâm Thống sẽ giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng xơ vữa động mạch và giảm thiểu nguy cơ biến chứng trong tương lai.
Trong video dưới đây, GS.TS Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi “Bệnh xơ vữa động mạch có nguy hiểm không” và hướng dẫn cách phòng ngừa biến chứng hiệu quả. Mời bạn cùng theo dõi:
Chuyên gia giải đáp “Bệnh xơ vữa động mạch có nguy hiểm không?”
Chắc hẳn những chia sẻ trên từ chuyên gia đã giúp bạn tháo gỡ thắc mắc “Bệnh xơ vữa động mạch có nguy hiểm không?”. Hãy chủ động duy trì lối sống khoa học và thực hiện theo những lời khuyên trong bài viết để giảm thiểu mọi rủi ro có thể xảy ra. Để được tư vấn thêm về bệnh xơ vữa động mạch và cách điều trị, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại 0962.546.541.
Anh cho em hỏi. Em cứ gắng sức là bị hụt hơi, tức ngực, khó thở, choáng, chân tay bủn rủn. Trong lồng ngực thấy loạt soạt, mạch ở tay không thấy có. Cấp cứu vào viện phải sốc điện tim, điện tim đồ 250-300 lần / phút. Khi khám chuyên sâu về tim không thấy có bệnh, chụp cộng hưởng từ tim, chụp phim, siêu âm, chụp mạch vành không phát hiện ra bệnh. Tiền sử em bị huyết áp hơi cao, không ổn định, hàm lượng mỡ trong máu hơi cao. Vậy annh cho em hỏi nguyên nhân chính bệnh tim của e là do đâu ạ. Hiện giờ cứ vận động là huyết áp tụt. Nhịp tim lại tăng
Chào bạn Tuyến,
Với trường hợp của bạn đi khám nhưng vẫn chưa thể kết luận bệnh chính xác thì rất khó để xác định nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh tim mạch bạn đang gặp phải là gì. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể góp phần gây ra vấn đề tim mạch của bạn như cao huyết áp, mỡ máu cao, rối loạn nhịp tim… Trước mắt, để kiểm soát các yếu tố nguy cơ này và phòng ngừa bệnh tim mạch, bạn cần được điều trị tốt các bệnh lý cao huyết áp, mỡ máu cao. Bên cạnh các loại thuốc đang điều trị theo chỉ định, bạn nên kết hợp sử dụng sớm sản phẩm Vương Tâm Thống với liều 4 viên/ngày chia làm 2 lần trong thời gian từ 3 – 6 tháng để cải thiện chỉ số mỡ máu, huyết áp; phòng ngừa các vấn đề tim mạch khác do tăng huyết áp và mỡ máu cao gây ra. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm trong bài viết: https://chuadautim.com/bai-viet/vuong-tam-thong/vuong-tam-thong-va-nhung-loi-ich-thiet-thuc-cho-nguoi-benh-tim-mach.html
Bên cạnh đó, để kiểm soát tốt chỉ số mỡ máu, huyết áp thì trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, bạn cần lưu ý:
– Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa như thịt đỏ, lòng đỏ trứng, nội tạng động vật, sữa nguyên kem, đồ ăn chế biến sẵn sử dụng dầu chiên lại nhiều lần.
– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối, đường như bánh kẹo ngọt, nước ngọt và tinh bột hấp thu nhanh có trong ngũ cốc tinh chế (đã loại bỏ lớp vỏ cám bên ngoài).
– Bổ sung các thực phẩm chứa chất béo không bão hòa giúp làm giảm nồng độ mỡ máu như dầu đậu nành, dầu mè, dầu gạo, dầu lạc, cá biển…
– Tăng cường rau quả tươi, ngũ cốc nguyên cám để bổ sung chất xơ giúp làm giảm hấp thu cholesterol tại ruột.
– Tạo thói quen tập thể dục đều đặn hàng ngày, điều này sẽ giúp đốt cháy lượng mỡ thừa lưu hành trong máu
Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0962.546.541 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Anh cho em hỏi. Em cứ gắng sức là bị hụt hơi, tức ngực, khó thở, choáng, chân tay bủn rủn. Trong lồng ngực thấy loạt soạt, mạch ở tay không thấy có. Cấp cứu vào viện phải sốc điện tim, điện tim đồ 250-300 lần / phút. Khi khám chuyên sâu về tim không thấy có bệnh, chụp cộng hưởng từ tim, chụp phim, siêu âm, chụp mạch vành không phát hiện ra bệnh. Tiền sử em bị huyết áp hơi cao, không ổn định, hàm lượng mỡ trong máu hơi cao. Vậy annh cho em hỏi nguyên nhân chính bệnh tim của e là do đâu ạ. Hiện giờ cứ vận động là huyết áp tụt. Nhịp tim lại tăng
Chào bạn Tuyến,
Với trường hợp của bạn đi khám nhưng vẫn chưa thể kết luận bệnh chính xác thì rất khó để xác định nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh tim mạch bạn đang gặp phải là gì. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể góp phần gây ra vấn đề tim mạch của bạn như cao huyết áp, mỡ máu cao, rối loạn nhịp tim… Trước mắt, để kiểm soát các yếu tố nguy cơ này và phòng ngừa bệnh tim mạch, bạn cần được điều trị tốt các bệnh lý cao huyết áp, mỡ máu cao. Bên cạnh các loại thuốc đang điều trị theo chỉ định, bạn nên kết hợp sử dụng sớm sản phẩm Vương Tâm Thống với liều 4 viên/ngày chia làm 2 lần trong thời gian từ 3 – 6 tháng để cải thiện chỉ số mỡ máu, huyết áp; phòng ngừa các vấn đề tim mạch khác do tăng huyết áp và mỡ máu cao gây ra. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm trong bài viết:
https://chuadautim.com/bai-viet/vuong-tam-thong/vuong-tam-thong-va-nhung-loi-ich-thiet-thuc-cho-nguoi-benh-tim-mach.html
Bên cạnh đó, để kiểm soát tốt chỉ số mỡ máu, huyết áp thì trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, bạn cần lưu ý:
– Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa như thịt đỏ, lòng đỏ trứng, nội tạng động vật, sữa nguyên kem, đồ ăn chế biến sẵn sử dụng dầu chiên lại nhiều lần.
– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối, đường như bánh kẹo ngọt, nước ngọt và tinh bột hấp thu nhanh có trong ngũ cốc tinh chế (đã loại bỏ lớp vỏ cám bên ngoài).
– Bổ sung các thực phẩm chứa chất béo không bão hòa giúp làm giảm nồng độ mỡ máu như dầu đậu nành, dầu mè, dầu gạo, dầu lạc, cá biển…
– Tăng cường rau quả tươi, ngũ cốc nguyên cám để bổ sung chất xơ giúp làm giảm hấp thu cholesterol tại ruột.
– Tạo thói quen tập thể dục đều đặn hàng ngày, điều này sẽ giúp đốt cháy lượng mỡ thừa lưu hành trong máu
Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0962.546.541 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!