Bệnh suy tim sung huyết và 11 câu hỏi thường gặp

5/5 - (13 bình chọn)

Suy tim sung huyết (suy tim) được coi là con đường chung của hầu hết các bệnh lý tim mạch, tình trạng này gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh, thậm chí có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Hãy tìm hiểu ngay 11 câu hỏi thường gặp về suy tim sung huyết để hiểu rõ hơn về căn bệnh này và biết cách ngăn ngừa bệnh tiến triển hiệu quả ngay tại đây.

Suy tim sung huyết là gì?

Suy tim sung huyết hay còn gọi là suy tim ứ huyết, chỉ tình trạng cơ tim suy yếu, giảm khả năng co bóp để cung cấp đủ máu cho các cơ quan hoạt động. Đồng thời, tim cũng không thể hút máu từ hệ thống tĩnh mạch trở về đầy đủ, gây ứ trệ tuần hoàn ở ngoại biên dẫn đến phù chân, bụng, phổi…

Suy tim làm giảm khả năng bơm máu của tim do buồng tim biến dạng

Suy tim làm giảm khả năng bơm máu của tim do buồng tim biến dạng

Triệu chứng của suy tim sung huyết?

Nếu suy tim sung huyết ở giai đoạn nhẹ có thể không có triệu chứng gì, nhưng khi bệnh tiến triển nặng lên, người bệnh có thể gặp phải một số dấu hiệu như:

Khó thở, hụt hơi: Ban đầu người bệnh chỉ khó thở nhẹ mỗi khi gắng sức, nhưng về sau khó thở xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi.

Mệt mỏi và suy nhược cơ thể: do tim không đáp ứng đủ nhu cầu máu của các bộ phận trong cơ thể

Đau tức ngực, nặng ngực: do tim không nhận được đủ máu nuôi dưỡng.

Ho khan: ho có thể xuất hiện nhiều hơn về đêm, khi nằm gây mất ngủ.

Hoa mắt, chóng mặt, có thể ngất xỉu: do tim không cung cấp đủ máu nuôi dưỡng cho não bộ.

Nhịp tim nhanh: hồi hộp, đánh trống ngực, ngay cả khi nghỉ ngơi.

Phù: có thể thấy rõ nhất là ở mắt cá chân, bàn chân.

Tăng cân nhanh: nếu cơ thể bạn đột ngột tăng hơn 2 kg trong 3 ngày, đó có thể là dấu hiệu của suy tim.

Ngoài ra, người bệnh suy tim còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như đi tiểu đêm, đầy hơi, buồn nôn hoặc chán ăn… Bạn có thể tìm hiểu thêm cách nhận biết những triệu chứng điển hình của suy tim sung huyết qua video dưới đây:

Các triệu chứng điển hình của suy tim sung huyết

Nếu bạn hoặc người thân của mình xuất hiện các triệu chứng của bệnh suy tim sung huyết như mệt mỏi, ho, khó thở mỗi khi vận động, đau tức ngực,… Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline – zalo 0962 546 541 để được tư vấn giải pháp điều trị hiệu quả.

Nguyên nhân gây suy tim sung huyết là gì?

Tất cả các bệnh tim mạch hoặc các tổn thương tim đều có thể dẫn tới suy tim sung huyết, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là: 

– Bệnh van tim: Hẹp van tim và/hoặc hở van tim

– Bệnh cơ tim

– Rối loạn nhip tim

– Bệnh mạch vành

– Bệnh cao huyết áp. 

Ngoài ra, suy tim sung huyết có thể do một số nguyên nhân khác như các bệnh về phổi, nhiễm trùng, thiếu máu, cường giáp, tiểu đường…

Suy tim sung huyết có phải là căn bệnh tuổi già không?

Suy tim ứ huyết không phải là hậu quả của tuổi già, bởi bệnh có thể hình thành từ khi chúng ta còn trẻ và tiến triển âm thầm trong nhiều năm. Tuy nhiên, hầu hết những người bị suy tim đều là người cao tuổi và có trên 10% trường hợp mắc bệnh từ độ tuổi 70 trở lên.

Suy tim sung huyết có nguy hiểm không?

Suy tim sung huyết có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Đột quỵ

– Nhồi máu cơ tim

– Rối loạn nhịp tim

– Suy gan thận

– Phù phổi cấp…

Tuy nhiên, nếu được thăm khám và điều trị kịp thời kết hợp với thay đổi lối sống, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và ngăn ngừa các biến chứng của suy tim sung huyết.

Làm thế nào để chẩn đoán suy tim sung huyết?

Nếu nghi ngờ có các triệu chứng suy tim sung huyết, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời. Tại đây, các bác sĩ sẽ khai thác các triệu chứng, tiền sử bệnh, lối sống hằng ngày và chỉ định các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh. Các phương pháp chẩn đoán thường được tiến hành là:

– Điện tâm đồ

– Xét nghiệm máu

– X-quang lồng ngực

– Siêu âm tim

– Thử nghiệm gắng sức…

Cách điều trị suy tim sung huyết hiệu quả là gì?

Suy tim sung huyết là bệnh mạn tính và rất khó để chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng, bởi hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị giúp giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh như:

Sử dụng thuốc điều trị suy tim

Các thuốc thường được dùng trong điều trị suy tim là thuốc trợ tim, thuốc lợi tiểu, chống đông máu… Những thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định, nhưng lợi ích mà chúng mang lại thường lớn hơn so với nguy cơ. Cách tốt nhất để hạn chế tác dụng phụ của thuốc là bạn cần phải tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Điều trị suy tim sung huyết với giải pháp hỗ trợ từ thảo dược

Một số vị thảo dược như Bồ hoàngĐỏ ngọn, Hoàng bá, Đan sâm được chứng minh có tác dụng hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu, giảm gánh nặng cho tim; nhờ đó sẽ làm giảm các triệu chứng khó thở, hụt hơi, rối loạn nhịp tim và các cơn đau ngực nhằm cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.

Hiện nay, để mang lại hiệu quả tối ưu hỗ trợ điều trị suy tim, các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết hợp thành công 9 thành phần gồm: Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Đan sâm, Sơn tra, Mạch môn, cao Natto, L-carnitin, Alpha lipoic acid tạo nên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống dạng viên nén tiện dụng.

Vương Tâm Thống là giải pháp hỗ trợ điều trị suy tim an toàn mà nhiều người bệnh sử dụng cho hiệu quả cao, chặn đứng được mọi biến chứng nguy hiểm từ suy tim sung huyết. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ từ bác Đạt (0362.231.874 – huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) – người đã thoát khỏi án tử từ suy tim do tắc hẹp mạch vành hoàn toàn nhờ Vương Tâm Thống qua video dưới đây:

Bí quyết giúp bác Đạt thoát khỏi án tử do suy tim độ 3

Thực tế ghi nhận từ chương trình khảo sát mức độ hài lòng của người dùng về sản phẩm Vương Tâm Thống cho thấy, có tới 97.05% người bệnh tim mạch, bao gồm người bệnh mạch vành, hẹp hở van tim cảm thấy rất hài lòng về tình trạng sức khỏe sau khi sử dụng Vương Tâm Thống.

Trong đó có 94.62% người bệnh cải thiện rõ rệt tình trạng đau tim, đau thắt ngực, nhói ở ngực65.92% trong số đó ghi nhận chỉ số huyết áp/mỡ máu về mức bình thường, tình trạng khó thở, tim đập nhanh, hồi hộp cũng giảm đi thấy rõ.

Xét về ý nghĩa của chương trình khảo sát này, GS. TS Phạm Gia Khải – Nguyên chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam nhận định rằng: “Kết quả khảo sát sẽ giúp các thầy thuốc và người bệnh vững tin hơn về các thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Vương Tâm Thống là lựa chọn đáng tin cậy, có thể dùng rộng rãi cho mọi đối tượng người bệnh tim mạch, trong đó có suy tim.”

Để biết thêm thông tin chi tiết về kết quả chương trình khảo sát, mời bạn theo dõi phóng sự ngắn sau đây:

Hiệu quả Vương Tâm Thống qua khảo sát mức độ hài lòng của người dùng

Xem thêm

Vương Tâm Thống – Viên uống thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh suy tim

97,05% người bệnh tim mạch rất hài lòng sau khi dùng Vương Tâm Thống

Chế độ ăn khoa học cho người bệnh suy tim sung huyết

Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ cải thiện cảm giác ngon miệng và giúp bạn kiểm soát tốt tình trạng suy tim sung huyết. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên:

–  Ăn nhiều trái cây và rau củ tươi, ăn cá, thịt nạc trắng.

– Tránh các thực phẩm giàu chất béo bão hòa như sữa nguyên kem và các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng cũng như các thực phẩm chế biến sẵn.

– Giảm lượng muối trong chế độ ăn hằng ngày và kiểm soát lượng nước đưa vào cơ thể (bao gồm nước trong canh, thức ăn, đồ uống có cồn) ở dưới mức 2 lít mỗi ngày.

Người bệnh suy tim sung huyết cần được chăm sóc từ chế độ ăn hàng ngày

 Người bệnh suy tim sung huyết cần được chăm sóc từ chế độ ăn hàng ngày

Người bệnh suy tim có phải kiêng rượu hoàn toàn hay không?

Dùng một lượng nhỏ đồ uống có cồn có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch nhưng nếu lạm dụng quá nhiều lại gây tăng nhịp tim, huyết áp, về lâu dài sẽ gây nguy hại cho tim. Vì vậy, người bệnh suy tim nên hạn chế uống nhiều bia rượu. Nếu bị suy tim nặng, người bệnh cần kiêng rượu bia hoàn toàn để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

Có phải người bị suy tim sung huyết không nên tập thể dục?

Tập thể dục đúng cách có thể giúp cải thiện lưu lượng máu và giảm bớt triệu chứng bệnh. Bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn chế độ luyện tập phù hợp. Một số lời khuyên trước khi vận động mà bạn cần lưu ý là:

– Luôn vận động làm ấm cơ thể trước khi ra khỏi nhà hoặc tập thể dục nhằm giảm nguy cơ gây sốc cho cơ thể.

– Nên khởi đầu quá trình luyện tập bằng việc đi bộ, sau đó tăng cường độ vận động một cách từ từ.

– Tránh vận động ngay sau ăn, nên dành thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi trước khi luyện tập.

– Nếu thấy hụt hơi, chóng mặt, đau ngực, buồn nôn hoặc vã mồ hôi lạnh, người bệnh nên dừng lại để nghỉ ngơi và liên hệ với bác sĩ nếu các triệu chứng trên vẫn còn.

Người bệnh suy tim sung huyết có thể làm việc không?

Phần lớn người bệnh suy tim khi được điều trị hợp lý vẫn có thể làm việc, khả năng cụ thể còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của suy tim. Người bệnh cần điều chỉnh thời gian làm việc và tránh các hoạt động đòi hỏi gắng sức. Nếu thấy bản thân không thể thực hiện công việc nên trao đổi lại với bác sĩ hoặc lựa chọn một công việc khác phù hợp hơn.

Nếu bạn hay người thân đang phải sống chung với bệnh suy tim sung huyết, nên điều chỉnh lối sống sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục thể thao nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe, nhớ uống thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ và điều quan trọng nhất là phải luôn luôn lạc quan trong cuộc sống. Hãy bảo vệ trái tim như bảo vệ cuộc sống của bạn, bạn nhé!

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org

BẢNG GIÁ

Điện thoại đặt hàng:  0962.546.5410866.746.966

1. Vương Tâm Thống hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2-5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

2. Vương Tâm Thống 2 lọ x 90 viên (Tặng 1 hộp 30 viên):

– Giá: 1.100.000 đồng/hộp 2 lọ

3. Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Ngoài ra đơn hàng thành công sẽ được chúng tôi tặng thêm 01 cuốn cẩm nang điện tử “Sống khỏe với bệnh tim mạch” qua email đăng ký

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      6 Bình luận
      Cũ nhất
      Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Lan Anh
      Lan Anh
      5 Năm Trước

      Bà tôi bị suy tim độ 2 do tăng huyết áp đã nhiều năm nay, hiện hay đau ngực và mệt nhiều thì cần điều trị như thế nào ạ?

      Nam Phong
      Nam Phong
      4 Năm Trước

      Thưa Bác Sỹ? Mẹ em năm nay 75 tuổi mẹ em bị suy tim và đã được đặt stent. Bác sỹ kết luận là suy tim EF 41%. Em xin hỏi với tình trạng như hiện nay thì mẹ em đang suy ở mức độ nào nặng hay nhẹ ạ. Em cảm ơn Bác Sỹ.

      Minh Hoài
      Minh Hoài
      4 Năm Trước

      Mẹ em bị bệnh suy tim và rung nhĩ thì nên điều trị bằng cách nào ạ ,tư vấn giúp em