Với vai trò là chiếc cầu nối giữa bệnh nhân và bác sĩ, trong suốt những năm qua, chương trình tư vấn trực tuyến đã và đang được rất nhiều bệnh nhân ủng hộ. Tại đây, các vị giáo sư, bác sĩ hàng đầu trong cả nước đã tham gia giải đáp tất cả những thắc mắc của bệnh nhân về những câu hỏi, chủ đề liên quan đến sức khỏe, đặc biệt là những căn bệnh về tim mạch nguy hiểm.
Ngày 29/10/2015 vừa qua, chủ đề “Đau tim, đau thắt ngực – Dấu hiệu bệnh lý mạch vành” với sự tư vấn của GS.TS Phạm Gia Khải đã thu hút sự quan tâm của đông đảo độc giả. Với những kinh nghiệm quý báu trong nghề, GS Phạm Gia Khải đã giúp mọi người có thêm kiến thức phòng ngừa bệnh tim mạch nói chung, bệnh mạch vành nói riêng và giúp độc giả có thể tìm ra hướng điều trị hiệu quả nhất, tránh biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.

Tư vấn trực tuyến bệnh mạch vành cùng GS.TS Phạm Gia Khải
Anh Cao Văn Đồng ở Hưng Yên có đặt câu hỏi: “Tôi bị bệnh động mạch vành, chít hẹp tới 80% ở 2 nhánh và được chỉ định phẫu thuật làm cầu nối, hiện rất lo lắng. Xin cho hỏi phẫu thuật này là gì? Có nguy hiểm không thưa giáo sư? Sau khi phẫu thuật tôi có phải dùng thêm thuốc gì nữa không?”
Với trường hợp của anh Đồng, GS Phạm Gia Khải chia sẻ: “Phẫu thuật cầu nối là phương pháp cơ học. Nếu được chỉ định phẫu thuật thì sau phẫu thuật nên sử dụng thuốc chữa xơ vữa động mạch . Những người bị huyết áp cao.tiểu đường…sau 1 năm có thể bị tái phát lại rất cao, nên sau khi phẫu thuật thì phải dùng thuốc trừ trường hợp những người bị kháng Aspirin, chảy máu dạ dày thì không dùng. Ngoài chế độ dinh dưỡng, luyện tập thì có thể kết hợp thêm sản phẩm nguồn gốc Đông y như Vương Tâm Thống.”
Với những trường hợp có biểu hiện đau tức ngực nhưng chưa rõ nguyên nhân, GS Khải cũng có những lời khuyên: “Nếu hít vào thở ra mà đau tức thì không phải biểu hiện của bệnh đau tim mà liên quan đến cơ hoặc đường tiêu hóa.Phải làm các xét nghiệm điện tâm đồ, hóa sinh, soi dạ dày, chiếu X quang vì dựa trên những biểu hiện kể trên thì đó có thể là biểu hiện của bệnh tiêu hóa nhiều hơn là bệnh tim mạch. Để có kết luận chính xác thì bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa để phát hiện ra bệnh và điều trị sớm nhất!”

Tư vấn trực tuyến bệnh mạch vành cùng GS.TS Phạm Gia Khải
Bệnh tim mạch đang ngày càng gia tăng với những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng. Vì vậy, ngay khi có những dấu hiệu “báo động” căn bệnh này: khó thở, mệt mỏi, đau nhói ngực…chúng ta nên đi khám ngay để có hướng điều trị kịp thời. Với hơn 30 câu hỏi từ độc giả gửi đến chương trình cùng những lời chia sẻ của GS. TS Phạm Gia Khải, chương trình hi vọng, bạn đọc đã biết thêm nhiều thông tin bổ ích cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

Hoàng Long

Thưa bác sĩ! Em bị đau tức ngực, khó thở, mệt mỏi, có lúc nhói ở phía bên trái gần tim. Vậy cho em hỏi em bị gì ạ . Em cảm ơn!
Chào bạn,
Không biết ban bao nhiêu tuổi và những triệu chứng kể trên xuất hiện lâu chưa? Cơn đau tức ngực, nhói ngực của bạn diễn ra như thế nào? trong thời gian bao lâu và có thành cơn không? Đau ngực ở bạn nếu chỉ xuất hiện một lần và cơn đau không đáng kể có chỉ là đau ngực sinh lý, nhưng nếu đi kèm thêm với các dấu hiệu trên, bạn nên đi khám sớm tại chuyên khoa tim mạch để có thể được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Thân mến!
Chào bác sĩ. Cháu năm nay 25 tuổi. Hai tuần trước cháu bị thần kinh côt sống, rối loạn lo âu. Sau khám bác sĩ nay uống thuốc đa đỡ nhiều. Nhưng dạo này cháu bị khó thở, tức ngực, đau nhói, đau từng cơn và cứ bị đau hoài không dứt, cứ đau từng cơn. Không biết cháu có thể mua thuốc uống đỡ là thuốc nào cho giảm đau tức ngực ngay ạ. Cháu cám ơn!
Chào bạn,
Tình trạng tức ngực, khó thở ngoài tác dụng phụ của các thuốc điều trị hoặc do một số bệnh lý như viêm màng phổi, đau dây thần kinh liên sườn ra chúng tôi nghiêng về bệnh lý tim mạch nhiều hơn (cụ thể là bệnh mạch vành) khi các cơn đau ở bạn diễn ra thành từng cơn và kéo dài. Trước mắt, theo chúng tôi bạn nên đi thăm khám sớm tại chuyên khoa Tim mạch hoặc bệnh viện Tim để được chẩn đoán chính xác. Những bệnh lý tim mạch đều rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí cả tính mạng nếu không được điều trị kịp thời, vì vậy bạn không nên chủ quan và tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng sẽ rất nguy hiểm.
Trong trường hợp chính xác bạn bị bệnh mạch vành, bên cạnh thuốc điều trị mà bác sĩ đưa ra, bạn có thể kết hợp những sản phẩm giúp giãn mạch, giảm đau thắt ngực, hạn chế hình thành mảng xơ vữa và giúp máu nuôi tim tốt hơn như Tpcn Vương Tâm Thống. Ngoài ra, trong chế độ ăn hàng ngày bạn cũng cần giảm bớt thực phẩm nhiều dầu mỡ, hạn chế thực phẩm giàu đạm và cholesterol như nội tạng động vật; nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả theo mùa… Việc tập thể dục đều đặn, vừa sức mỗi ngày cũng là biện pháp cải thiện sức khỏe của bạn hiệu quả.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
chào bác sĩ, cháu 17 tuổi, cháu được chuẩn đoán là hở van tim 1/4 vậy uống vương tâm thống có được hay không vậy bác sĩ, uống VTT có hết luôn hay chỉ ngăn lại thôi bác sĩ?cám ơn.
Chào cháu,
Tình trạng hở van 1/4 của cháu là mức độ nhẹ, nếu chưa có biểu hiện gì thì chưa nhất thiết phải dùng thuốc điều trị, tuy nhiên nếu cháu thấy có biểu hiện đau thắt ngực, khó thởi, mệt mỏi thường xuyên thì cháu nên đi khám định kỳ thường xuyên để kiểm soát tiến triển của bệnh và có hướng điều trị kịp thời. Bệnh hở van tim là bệnh lý khó điều trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên việc kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý cùng sử dụng Tpcn Vương Tâm Thống với liều 4 viên/ngày chia 2 lần trong khoảng 3 tháng có thể giúp cháu giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Nhiều người bệnh hở van tim đã sử dụng sản phẩm và đạt được kết quả tốt, cháu có thể tham khảo thêm chia sẻ của họ trong bài viết dưới đây:
https://chuadautim.com/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/kinh-nhiem-tri-benh-hep-ho-van-tim-hieu-qua-an-toan-tu-thao-duoc.html
Nếu cần tư vấn thêm điều gì, cháu có thể liên hệ với chúng tôi qua số: 0962.546.541 để được hỗ trợ.
Thân mến!