Thuốc tây y vẫn là kim chỉ nan trong điều trị bệnh mạch vành. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần kết hợp cùng các phương pháp hỗ trợ khác. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.
Điều trị bệnh mạch vành bằng chế độ sinh hoạt khoa học
Chỉ bằng những thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt dưới đây có thể giúp bạn phòng tránh, ngăn chặn tiến triển và biến chứng của bệnh mạch vành:
Không hút thuốc lá
Hút thuốc lá, kể cả hút thuốc thụ động hay chủ động thì đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Các chất độc hại trong khói thuốc lá như Nicotine, CO làm giảm nồng độ oxy máu, gây tổn thương lớp nội mô mạch máu, co mạch và tăng huyết áp. Tránh xa khói thuốc là một trong những biện pháp tốt nhất để giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Quản lý căng thẳng
Căng thẳng có thể làm khởi phát cơn nhồi máu cơ tim. Hãy cố gắng tránh xa các tình huống gây căng thẳng, giữ cho tinh thần thư giãn, thoải mái bằng các kỹ thuật như hít sâu thở chậm, thiền, yoga.
Điều trị bệnh mạch vành bằng cách tập thiền
Tập luyện thể dục đều đặn
Hoạt động thể chất đều đặn, vừa sức giúp kiểm soát cân nặng, hạ huyết áp, cholesterol và đường máu – là những yếu tố nguy cơ gây bệnh động mạch vành. Hãy dành khoảng 150 phút mỗi tuần để tập thể dục. Ví dụ như đi bộ 30 phút mỗi ngày và duy trì ít nhất 5 ngày/ tuần
Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Trọng lượng cơ thể khỏe mạnh khi chỉ khối cơ thể (BMI) nằm trong khoảng 18,5 đến 24,9; BMI từ 25 trở lên được coi là thừa cân. Bằng việc thay đổi chế độ ăn uống kết hợp cùng vận động thể chất hợp lý sẽ giúp bạn kiểm soát tốt cân nặng, đặc biệt là chu vi vòng bụng nhờ đó hạn chế bệnh mạch vành tiến triển.
Kiểm soát huyết áp
Huyết áp cao là nguyên nhân khiến tim phải làm việc nhiều hơn, do vậy hãy theo dõi chỉ số huyết áp định kỳ thường xuyên và giữ cho huyết áp nằm trong khoảng tối ưu dưới 120/80 mmHg.
Kiểm tra cholesterol máu
Nên làm xét nghiệm cholesterol khi bạn ở độ tuổi 20 và ít nhất 5 năm 1 lần. Đảm bảo đạt mức LDL – cholesterol mục tiêu dưới 130 mg/dL hoặc 3,4 mmol/L. Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ tim mạch khác thì giá trị LDL – cholesterol có thể cần dưới 100 mg/dL (2,6 mmol/L).
Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường
Đường huyết cao có thể gây tổn thương lòng mạch vành và tăng mỡ máu. Nếu bạn bị tiểu đường thì quản lý tốt chỉ số đường huyết có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, bao gồm cả bệnh mạch vành.
Điều trị bệnh mạch vành bằng chế độ ăn uống lành mạnh
Một chế độ dinh dưỡng khoa học không chỉ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mà còn đẩy lùi các yếu tố nguy cơ góp phần vào sự hình thành và phát triển của bệnh mạch vành.
Bệnh mạch vành nên ăn gì?
– Ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch, gạo lứt, ngô, yến mạch… có hàm lượng chất xơ cao giúp giảm cholesterol máu.
– Rau củ, trái cây tươi giàu chất chống oxi hóa giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch vành như rau bina, súp lơ xanh, cải bắp, cà rốt, cam, táo lê…
– Dầu thực vật chứa hàm lượng cao chất béo không bão hòa như dầu đậu nành, dầu oliu, dầu hướng dương, dầu ngô… giúp điều hòa cholesterol máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
– Các loại đậu như đậu nành, đậu Hà Lan… là nguồn cung cấp protein tốt có tác dụng giảm LDL – cholesterol máu.
– Các loại cá nước lạnh từ cá hồi, cá thu, cá trích… giàu acid béo mega 3 tốt cho hệ tim mạch.
– Thịt trắng như thịt gia cầm bỏ da, thịt nạc, cá với hàm lượng cholesterol thấp.
– Các sản phẩm từ sữa tách béo như sữa chua, pho mát…
Bệnh mạch vành không nên ăn gì?
– Muối: Ăn nhạt hơn để kiểm soát chỉ số huyết áp, giảm gánh nặng cho tim. Người lớn, trẻ em trên 14 tuổi nên ăn ít hơn 6g muối mỗi ngày và con số này có thể thấp hơn ở người bệnh huyết áp cao.
– Chất béo bão hòa, chất béo trans: Chất béo bão hòa được tìm thấy nhiều trong mỡ lợn, thịt gia cầm có da, sữa nguyên chất, bơ, dầu dừa, dầu cọ… Các loại thực phẩm chế biến sẵn như pizza, bánh quy, bánh ngọt, bơ thực vật… là nguồn thực phẩm chứa nhiều chất béo trans. Lượng chất béo bão hòa không được quá 10% tổng năng lượng calo đưa vào mỗi ngày.
– Đường: Hạn chế các loại đồ uống ngọt (nước ngọt, cà phê, nước trái cây nhiều đường) và thức ăn nhẹ (bánh ngọt, bánh nướng, bánh quy, kem, kẹo…).
– Hạn chế uống rượu bia, không quá 1 ly/ngày với phụ nữ và nam giới trên 65 tuổi và tối đa 2 ly/ngày cho nam giới dưới 65 tuổi.
Điều trị bệnh mạch vành bằng thảo dược
Trong những năm gần đây, vai trò chữa bệnh mạch vành của các thảo dược thiên nhiên, đáng chú ý như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm, Hoàng bá… đang được giới chuyên môn quan tâm và đánh giá cao.
Bồ hoàng là thảo dược có hoạt tính giãn mạch nhờ đó giúp hạ huyết áp, tăng cường máu trong hệ thống mạch vành và giảm nhanh các triệu chứng đau thắt ngực, mệt mỏi, khó thở thường gặp khi cơ tim thiếu máu. Khi kết hợp cùng Đỏ ngọn – thảo dược có khả năng chống oxi hóa mạnh, giúp ngăn chặn sự hình thành và tiến triển của mảng xơ vữa trong lòng mạch vành sẽ là giải pháp tối ưu cho người bệnh mạch vành. Hiện nay, để nâng cao hiệu quả và thuận tiện cho người dùng, Bồ hoàng, Đỏ ngọn đã được chiết xuất, bào chế cùng các thảo dược khác trong một số sản phẩm hỗ trợ. Nhờ sử dụng những sản phẩm này mà nhiều người đã cải thiện được sức khỏe, an tâm sống tốt hơn, cùng lắng nghe chia sẻ của họ trong video dưới đây:
Kinh nghiệm điều trị bệnh mạch vành bằng sản phẩm thảo dược
Lưu ý: Đáp ứng sản phẩm nhanh hay chậm có thể thay đổi tùy cơ địa từng người
Điều trị bệnh mạch vành không những cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau mà quan trọng hơn chính người bệnh cần có tâm lý thoải mái và kiên trì. Nếu bạn đang gặp bất cứ khó khăn gì trong quá trình điều trị bệnh, hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc Zalo số 0962.546.541 để được hỗ trợ.