Thuốc Vastarel – Bảo vệ cơ tim, ngừa cơn đau thắt ngực

5/5 - (5 bình chọn)

Ra đời từ năm 1978 tại Pháp, Vastarel (hoạt chất chính là Trimetazidine) đã được ứng dụng khá phổ biến trong việc dự phòng cơn đau thắt ngực ổn định. Mặc dù đây không phải là loại thuốc duy nhất trong điều trị bệnh mạch vành, tuy nhiên với vai trò là bảo vệ tế bào cơ tim, Vastarel vẫn luôn được các bác sĩ lựa chọn và đưa vào phác đồ điều trị một số bệnh lý tim mạch hiện nay.

Ra đời từ năm 1978 tại Pháp, Vastarel với hoạt chất chính là Trimetazidine

Trimetazidine có thể phòng tránh đau thắt ngực xuất hiện, làm tăng khả năng chịu đựng của tế bào cơ tim trước tình trạng thiếu oxy trong cơn đau thắt ngực.

Ngoài ra, Trimetazidine còn giúp:

– Giảm nguy cơ bị tăng huyết áp, tăng nhịp tim khi người bệnh gắng sức

– Giảm đáng kể tần suất cơn đau thắt ngực ở những bệnh nhân mạch vành, suy tim…

Nếu bạn bị đau thắt ngực do bệnh mạch vành nhưng dùng thuốc tây không đỡ, hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 0962.546.541 để được hỗ trợ giải pháp trị bệnh tối ưu.

Vastarel có những dạng bào chế nào?

Vastarel là tên biệt dược chứa hoạt chất Trimetazidine, được bào chế dưới các dạng khác nhau về hàm lượng và thời gian giải phóng hoạt chất:

Vastarel và Vastarel MR – hai biệt dược thường dùng trong điều trị đau thắt ngực

Vastarel và Vastarel MR – hai biệt dược thường dùng trong điều trị đau thắt ngực

– Viên nén bao phim tác dụng giải phóng kéo dài: Vastarel MR 35mg

– Viên nén bao phim phóng thích nhanh, màu đỏ: Vastarel 20mg

– Dung dịch siro uống 20mg/ml, chai 60 ml

Người bệnh nên sử dụng thuốc cùng bữa ăn để tăng hiệu quả điều trị. Tùy vào thể trạng và mức độ bệnh của bệnh nhân, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể về từng loại thuốc. Người bệnh không tự ý mua thuốc về dùng hoặc thay đổi giữa hai dạng bào chế này mà không có sự hướng dẫn từ bác sĩ.

Vastarel dùng cho đối tượng nào?

Vastarel chỉ sử dụng cho người bệnh bị đau thắt ngực ổn định, không áp dụng trong trường hợp cấp tính như đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim.

Những đối tượng đặc biệt cần lưu ý khi sử dụng là người bệnh trên 75 tuổi hoặc bệnh nhân bị suy thận vừa với độ thanh thải creatinin khoảng 30 – 60 ml/phút, liều dùng tối đa được khuyến cáo là 40mg một ngày. Không dùng Vastarel với người suy thận nặng.

Làm gì khi quên 1 liều Vastarel

Khi quên một hoặc nhiều lần dùng thuốc, người bệnh nên bỏ qua liều đã quên và tiếp tục dùng thuốc với liều quy định tiếp theo. Không được dùng gấp đôi để bù vào liều đã quên uống.

Cách dùng Vastarel khi phối hợp với thuốc hoặc sản phẩm hỗ trợ khác

Vastarel không phải là một thuốc gây cảm ứng, cũng như không phải là thuốc gây ức chế enzym chuyển hóa thuốc ở gan, như vậy có nhiều khả năng thuốc này không tương tác với thuốc khác khi chuyển hóa ở gan. Dù sao vẫn cần thận trọng theo dõi khi phối hợp với một thuốc tây y khác, hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị.

Ngoài ra, để có thể nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng kết hợp với những sản phẩm thảo dược có tác dụng giãn mạch, cải thiện tuần hoàn mạch vành chứa Bồ hoàng, Đỏ ngọn. Những hoạt chất sinh học tự nhiên này sẽ để giúp ngăn ngừa cơn đau thắt ngực, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh mạch vành và biến chứng nguy hiểm do bệnh mạch vành gây ra. Hiện nay, trên thị trường có sản phẩm Vương Tâm Thống chứa hai loại thảo dược này, được nhiều người bệnh mạch vành sử dụng cho đáp ứng rất tốt, lắng nghe chia sẻ của họ qua đoạn băng dưới đây:

Chia sẻ cách trị bệnh mạch vành của bác Túy (0977.382.070 – Thị trấn Bần, Mỹ Hào, Hưng Yên)

Tác dụng phụ của Vastarel

Mặc dù khá an toàn nhưng khi sử dụng Vastarel người bệnh vẫn có nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ như:

– Gây ra và làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh về rối loạn vận động: Parkinson, run, hội chứng chân không nghỉ, dáng đi không ổn định hoặc những bất thường về vận động khác. Nếu phát hiện sớm, những triệu chứng này có thể biến mất, người bệnh hồi phục vận động trong vòng 4 tháng sau khi ngưng dùng thuốc. Ngoài khoảng thời gian này, bệnh nhân nên tới cơ sở chuyên khoa thần kinh để được thăm khám và có hướng điều trị tích cực.

– Hạ huyết áp: đặc biệt những người đang dùng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp. Hãy lưu ý và tránh sử dụng các thuốc này cùng lúc để tránh tình trạng tụt huyết áp xảy ra.

– Rối loạn chức năng hệ thần kinh: gây chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ, do đó, nên hạn chế việc lái xe hay sử dụng máy móc nếu thấy có những dấu hiệu bất thường này.

– Rối loạn tiêu hóa: như buồn nôn, nôn, tiêu chảy… Vì vậy nên dùng thuốc cùng với thức ăn.

Lưu ý khi sử dụng Vastarel cho phụ nữ có thai và cho con bú

Hiện chưa có đủ bằng chứng lầm sàng để loại trừ nguy cơ gây dị tật thai nhi hay việc tiết vào sữa mẹ, do đó, lựa chọn tốt nhất và an toàn nhất là không nên dùng thuốc trong nhưng giai đoạn này.


Ds. Thùy Trang

Nguồn tham khảo:

http://www.medicines.ie/medicine/2583/SPC/Vastarel+20mg/

http://ansm.sante.fr/S-informer/Points-d-information-Points-d-information/Restriction-des-indications-des-specialites-a-base-de-trimetazidine-Vastarel-R-et-generiques-Point-d-information

BẢNG GIÁ

Điện thoại đặt hàng:  0962.546.5410866.746.966

1. Vương Tâm Thống hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2-5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

2. Vương Tâm Thống 2 lọ x 90 viên (Tặng 1 hộp 30 viên):

– Giá: 1.100.000 đồng/hộp 2 lọ

3. Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Ngoài ra đơn hàng thành công sẽ được chúng tôi tặng thêm 01 cuốn cẩm nang điện tử “Sống khỏe với bệnh tim mạch” qua email đăng ký

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      10 Bình luận
      Cũ nhất
      Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Mến
      Mến
      7 Năm Trước

      Mình đi khám BS chuẩn đoán: Huyết áp 100/60. Nhịp tim nhanh, không xác định (ROO.O), NHỊP NHANH XOANG, CƯỜNG GIÁP CẬN LÂM SÀNG, VIÊM XOANG,… Hay chóng mặt, đau đầu, đau gáy,…BS kê đơn thuốc cho mình: Bisoprolol (CONCOR)/2,5 mg; Trimetazidin(VARTAREL MR (ĐB)/3,5 mg; Topirâmt (TOPÃM)/2.5 mg; Lomoxicam (VOCFOR) 4 mg; Ginko biloba (GINTANA) 120mg; Acetyl leucin ( TANGANIL) 500mg; Flunarizin (SIBELIUM) 5mg.
      Nhưng đọc bài này mình thấy thuốc này có triệu trứng giảm huyết áp! Nhưng huyết áp mình chỉ 100/60 thì có uống được laoị thuốc này không? Mình muốn được tư vấn…

      Hạnh
      Hạnh
      6 Năm Trước

      Mẹ tui bị tiểu đường không phụ thuộc insulin , gan nhiễm mỡ, đau dạ dày, giờ đi khám tổng quát bs bảo hở van 3 lá truớc đi khám mẹ tui có triệu chứng mệt gần chấn thủy nhưng uống trimetidin 20 mg thì đỡ giờ bs kê toa metformin 1000mg uống sáng chiều, concor 2,5 ngày 1 viên , losartan 50 ngày 1 viên, diamicron 30 mg ngày 1 viên, domperidon 10 uống 1 lần 2 viên ngày 2 lần, omeprazol 20 mg 1 viên ngày 2 lần mà mẹ tui uống 1 lần xong cảm thấy trong người mệt thêm chóng mặt lúc có lúc không xin bs cho ý kiến

      Phương
      Phương
      6 Năm Trước

      Tôi năm nay 49 tuổi, hàng năm đều kiểm tra sức khỏe định kỳ. Cách đây 2 năm kiểm tra huyết áp lên 150/75mmHg và thiếu máu cơ tim. Sau đó tôi dùng thuốc điều trị HA cùng với 2 viên Vastarel MR 35/ 1 ngày chia 2 lần. Cách đây 6 tháng tôi đã khám lại kiểm tra, kết quả HA ổn định ở 135-140/75-80mmHg. Điện tim kết quả bình thường, không còn thiếu máu cơ tim.
      Vậy xin hỏi tôi có nên tiếp tục uống Vastarel MR35 hàng ngày nữa không.
      Xin cảm ơn!

      Chu Thị Hội
      Chu Thị Hội
      6 Năm Trước

      Xin chào dược sĩ tôi Chu Thị Hội cho tôi hỏi . Năm nay tôi 42 tuổi năm 2014 tôi bị tai biến do tăng huyết áp . Từ đó đến nay bác sĩ kê cho tôi thuốc corvecsin cùng vertaren tooi uống không thấy có tác dụng phụ . Xin tôi uống vertaren lâu như vậy có sao không . Xin bác sĩ cho một lời khuyên

      Toàn
      Toàn
      4 Năm Trước

      Xin chào Dược Sỹ cho em hỏi rằng tại sao không áp dụng trong trường hợp cấp tính như đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim được ạ. Hiện em đang là sinh viên ạ! Mong Dược Sỹ giải đáp thắc mắc ạ!