Được sử dụng lần đầu tiên tại Pháp năm 1986, stent mạch vành ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong công cuộc điều trị bệnh mạch vành trên toàn thế giới. Bài viết này sẽ trang bị cho bạn những kiến thức cơ bản nhất về stent để giảm thiểu nguy cơ rủi ro không đáng có sau can thiệp.
Stent là gì?
Stent là một ống lưới bằng kim loại, được đặt tại vị trí mạch vành bị tắc hẹp bằng thủ thuật can thiệp qua da. Vai trò của stent là nong rộng và cố định thành mạch, khơi thông dòng máu đến tim để giảm triệu chứng đau thắt ngực. Người bệnh được chỉ định đặt stent khi mạch vành tắc hẹp trên 70% mà dùng thuốc không hiệu quả, hoặc xử trí nhồi máu cơ tim cấp.
Stent mạch vành là một ống lưới bằng kim loại
Hiện nay, người ta đã phát minh và cải tiến ra nhiều loại stent mới như stent phủ thuốc chống tái hẹp, stent tự tiêu có khung bằng polyme đặc biệt có thể tiêu biến trong lòng mạch sau khoảng 3 – 5 năm.
Đặt stent có trị tận gốc bệnh mạch vành?
Nhiều người nghĩ rằng đặt stent là có thể trị tận gốc bệnh mạch vành, thực tế không phải như vậy. Đặt stent chỉ là một thủ thuật giúp mở rộng lòng mạch tạm thời và không thể tác động trực tiếp vào căn nguyên gây ra mảng xơ vữa mạch vành. Bởi vậy mà sau khi đặt stent 1 thời gian, mảng xơ vữa vẫn có thể tiếp tục xuất hiện ngay tại vị trí đặt stent hoặc ở những đoạn mạch khác.
Để phòng tránh nguy cơ này, nhiều người bệnh mạch vành đã tìm đến giải pháp kết hợp Đông – Tây y theo khuyến cáo của bác sỹ, nhờ đó mà trong suốt nhiều năm họ không cần tái nhập viện vì bệnh mạch vành nữa. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ trong video dưới đây:
Chia sẻ của bác Phương về cách ngăn tái hẹp sau đặt stent mạch vành
Đặt stent mạch vành bao nhiêu tiền?
Chi phí cho 1 ca đặt stent phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại stent, thuốc men, buồng bệnh, điều trị các vấn đề phát sinh khác… Thông thường, đối với đặt stent thường và stent phủ thuốc, chi phí có thể dao động từ 40 đến 60 triệu đồng, còn đối với stent tự tiêu là 70 đến 90 triệu đồng. Nếu người bệnh có bảo hiểm y tế thì mức chi phí này có thể được hỗ trợ từ 60 – 80%.
Đây cũng là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh băn khoăn. Thực tế, có người bệnh mới can thiệp mạch vành hôm trước, hôm sau stent đã tắc; nhưng có trường hợp đặt stent hơn chục năm mà vẫn không vấn đề gì.
Lý giải điều này, PGS. TS Phạm Hồng Thi – Nguyên phó viện trưởng Viện tim mạch Việt Nam cho biết: “Tuổi thọ của stent dài hay ngắn phụ thuộc hoàn toàn vào chính người bệnh. Vấn đề ở đây là họ cần bảo quản stent bằng thuốc chống đông máu, không được chủ quan. Ngoài ra thì nên dùng thêm những sản phẩm hỗ trợ ngăn ngừa tái hẹp có chứa thành phần thảo dược như Bồ hoàng, Hoàng bá, Đỏ ngọn và thực hiện chế độ ăn uống, luyện tập khoa học”. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của PGS. TS Phạm Hồng Thi trong video dưới đây:
PGS.TS Phạm Hồng Thi hướng dẫn cách chăm sóc sau đặt stent mạch vành
Những lưu ý sau khi đặt stent mạch vành
Để hạn chế nguy cơ gặp phải biến chứng sau đặt stent mạch vành, bạn cần lưu ý một số điều sau:
– Dùng thuốc chống đông máu theo chỉ định của bác sỹ.
– Tránh bê vác vật nặng, làm việc gắng sức trong 2 tuần đầu sau can thiệp.
– Vận động nhẹ nhàng, đi lại trong cự ly ngắn, hạn chế leo cầu thang hay quan hệ tình dục trong 2 – 3 ngày đầu tiên.
– Nên tắm vòi hoa sen, tránh tắm bồn hay bơi lội để giữ vết thương khô ráo, thay băng thường xuyên để tránh nhiễm trùng.
– Tuyệt đối không hút thuốc lá, uống rượu bia.
– Ăn thức ăn mềm và lỏng, tăng cường nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây tươi; hạn chế đồ nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa.
– Kiểm soát tốt mỡ máu để tránh nguy cơ tái tắc hẹp mạch vành sau đặt stent.
Đây cũng là chia sẻ của cô Nguyễn Thị Sanh (0987.900.115 – Số 8, ngõ 317/19 đường Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) sau khi đã đặt stent một nhánh mạch vành 95%. Lượng cholesterol, triglycerid tăng cao khiến cô lo lắng, sợ một ngày tình trạng hẹp mạch vành tái phát trở lại. Xem video dưới đây để biết giải pháp cô đã giúp cô giảm mỡ máu hiệu quả:
Cô Sanh nói về giải pháp thảo dược giúp giảm mỡ máu sau đặt stent mạch vành
Dấu hiệu bất thường sau đặt stent cần đi khám lại
Nếu bạn gặp phải một trong số những dấu hiệu bất thường dưới đây, hãy tái khám ngay để được xử trí kịp thời:
– Chảy máu tại vị trí đặt ống thông, vết thương sưng đỏ hoặc mưng mủ.
– Chân tay tê bì, xanh tím, khó cử động.
– Tim đập quá nhanh (trên 100 nhịp/phút) hoặc quá chậm (dưới 60 nhịp/phút).
– Đau ngực, khó thở tái phát.
– Sốt cao, ớn lạnh.
– Thường xuyên chóng mặt, choáng váng, nguy hiểm hơn là ngất xỉu.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm rõ về stent mạch vành và những lưu ý để phòng tránh rủi ro sau can thiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào xoay quanh thủ thuật này, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0962.546.541 để được tư vấn giải đáp trực tiếp.