Thuốc Plavix với hoạt chất chính là Clopidogrel, là một thuốc có khả năng ức chế kết tập tiểu cầu, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành, giúp phòng ngừa nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tái tắc hẹp mạch vành sau khi đặt stent. Khi sử dụng Plavix dài ngày liệu có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe, người bệnh cần lưu ý những gì để có kết quả điều trị tốt nhất? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau.
Thuốc Plavix nên sử dụng khi nào?
Thông thường khi mạch máu bị tổn thương, “nứt vỡ” thì các tế bào tiểu cầu sẽ được huy động đến ngay lập tức để tạo thành cục máu đông, ngăn chặn tình trạng chảy máu và làm lành vết thương. Điều này sẽ có ý nghĩa quan trong khi đó là những vết thương hở, ngoài da. Tuy nhiên nếu cục máu đông xuất hiện ở bên trong lòng các động mạch như tim, não, không được phá vỡ thì thực sự rất nguy hiểm, nó có thể gây tắc động mạch dẫn tới đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Clopidogrel làm giảm khả năng kết dính các tế bào tiểu cầu, nên ngăn ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông (huyết khối) bên trong cơ thể. Bác sỹ có thể chỉ định dùng Clopidogel, cho các trường hợp:
– Cơn đau thắt ngực không ổn định trong hội chứng mạch vành cấp.
– Cơn đau tim, đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua
– Rối loạn nhịp tim (máu dễ bị ứ trệ tại tim và hình thành cục máu đông)
– Sau đặt stent mạch vành, hoặc sau phẫu thuật tim mạch
– Người mắc bệnh động mạch ngoại biên
Plavix (Clopidogrel) thuốc trong điều trị chống cục máu đông
Kết hợp Clopidogrel và Aspirin liều thấp có được không?
Đôi khi bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định đồng thời cả hai loại: Aspirin liều thấp và Clopidogrel. Khi kết hợp sử dụng chúng sẽ giúp chống đông máu rất hiệu quả, tuy nhiên người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị chảy máu, thường xuất hiện ở ruột, dạ dày. Nguy cơ sẽ tăng dần theo độ tuổi, do vậy, bác sĩ sẽ phải cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ trước khi có chỉ định cụ thể cho từng trường hợp.
Nếu có sự kết hợp điều trị này thì thời gian sử dụng sẽ được quy định hạn chế, thường tối đa là trong 12 tháng. Sau giai đoạn này, người bệnh chỉ nên sử dụng một trong hai loại thuốc kháng tiểu cầu.
Bên cạnh việc sử dụng Plavix, bạn có thể kết hợp sử dụng sản phẩm Vương Tâm Thống để nâng cao hiệu quả điều trị và phòng ngừa các bệnh tim mạch, nhất là đau thắt ngực, bệnh mạch vành. Hãy gọi đến số điện thoại – zalo 0962.546.541 để được tư vấn chi tiết.
Lưu ý gì khi sử dụng thuốc chống đông Plavix (Clopidogrel)?
Liều thuốc chống đông sẽ được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Nên uống thuốc thường xuyên tại cùng một thời điểm trong ngày, có thể dùng trước hoặc sau bữa ăn. Trong quá trình sử dụng, nên hạn chế hoặc tránh một số loại thực phẩm hoặc thuốc có thể gây ra tương tác, hoặc làm tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ.
– Nên tránh những thực phẩm giàu vitamin K như rau cải xanh, bắp cải, rau chân vịt, mùi tây, măng tây, súp lơ, dưa chuột… bởi chúng có thể làm giảm tác dụng của các thuốc chống đông.
– Nên tránh thực phẩm chứa Salicylate như táo, cam, ớt xanh, bí xanh… Salicylate có tác dụng như một loại thuốc chống kết tập tiểu cầu, do vậy, dùng thuốc sau khi ăn các thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
– Nên tránh khi dùng đồng thời thuốc chống đông cùng các thuốc điều trị bệnh khác bởi chúng có thể tương tác lẫn nhau, chẳng hạn như thuốc giảm đau, chống viêm không steroid; thuốc điều trị nấm (Fluconazole, Voriconazole); kháng sinh (Ciprofloxacin , Chloramphenicol); thuốc chống động kinh (Carbamazepine hoặc Oxcarbazepine)….
– Plavix (Clopidogel) có thể gây chóng mặt, tình trạng này có thể trầm trọng hơn khi bạn uống rượu, do vậy, cần tránh sử dụng những chất kích thích như rượu bia khi dùng thuốc. Tốt nhất không nên lái xe hay vận hành máy móc sau khi uống thuốc.
– Chính vì tác dụng chống cục máu đông, nên bạn cần hết sức cẩn thận, tránh các hoạt động, va đập mạnh, ngã chấn thương… gây bầm tím, chảy máu. Huyết khối ban xuất huyết giảm tiểu cầu là một trong những biến chứng nghiêm trọng có thể gây tử vong ở những bệnh nhân sử dụng Clopidogel, ngay cả trong thời gian ngắn (dưới 2 tuần sử dụng). Do vậy, hãy tới cơ sở y tế nếu da bạn nhợt nhạt, vết bầm tím trên da, đau bụng lưng, sốt, vàng da vàng mắt, mệt mỏi, chảy máu bất thường… đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải phản ứng phụ sau khi sử dụng thuốc Plavix.
Nhỡ hoặc quên một liều thuốc chống đông Plavix thì nên làm như thế nào?
Nếu bạn lỡ quên uống 1 liều thuốc chống đông, hãy dùng liều đó ngay khi nhớ ra, sau đó tiếp tục duy trì uống thuốc bình thường theo lịch cố định. Tuy nhiên, nếu liều đã bỏ quên gần với thời gian của lần uống thuốc tiếp theo (khoảng cách trên 12 giờ), hãy bỏ qua liều đã quên mà không uống bù với liều gấp đôi vì sẽ làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của thuốc.
Tác dụng phụ của thuốc chống đông chứa Clopidogrel
Nếu sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì ít khi người bệnh gặp phải tác dụng phụ, nhất là các phản ứng nghiêm trọng như chảy máu dạ dày, ruột. Dưới đây là một số tác dụng không mong muốn sẽ giúp bạn lưu ý khi sử dụng loại thuốc này:
– Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn
– Đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, khó tiêu
– Kéo dài thời gian chảy máu, ví dụ khi bị đứt tay hoặc dễ bị bầm tím dưới da, chảy máu cam
– Cảm thấy mệt mỏi, ốm yếu
Đa phần tác dụng phụ là nhẹ và tự biến mất nhưng một số khác lại vô cùng nghiêm trọng. Hãy đi khám ngay nếu phát hiện các dấu hiệu dị ứng như sưng môi, miệng hoặc cổ họng, khó thở, phát ban ngoài da và ngứa, rộp da, đau bụng dữ dội, đau cơ, khớp, yếu hoặc tê một cánh tay, chân. Chảy máu không kiểm soát được, nôn máu, đi tiểu hoặc phân ra máu…
Ai không nên dùng thuốc Plavix (Clopidogrel)?
Nếu bạn từng có tiền sử bị viêm loét dạ dày tá tràng hoặc chảy máu đường ruột, dưới 16 tuổi, mẫn cảm với thành phần của thuốc clopidogrel thì bạn không nên sử dụng thuốc Plavix. Ngoài ra, loại thuốc này cũng không được chỉ định khi bạn đang dùng một loại thuốc chống đông khác như wafarin, thuốc điều trị dạ dày ức chế bơm proton như omeprazole, esomeprazole.
Thận trọng sử dụng thuốc nếu bạn có vấn đề về gan, thận vì thuộc được chuyển hóa và thải trừ chính qua hai cơ quan này. Khi mới bị chấn thương, có kế hoạch sắp phẫu thuật hoặc mới phẫu thuật xong thì cũng cần thận trọng.
Phụ nữ mang thai và cho con bú có nên sử dụng thuốc Plavix?
Thuốc chống đông Plavix không được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, bác sỹ vẫn có thể chỉ định thuốc này sau khi đã cân nhắc kỹ lợi ích và rủi ro đối với tình trạng bệnh và sức khỏe của bệnh nhân.
Trước những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe, người bệnh nên tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng hay giảm liều đột ngột. Hãy thông báo cho bác sĩ khi cảm thấy có những dấu hiệu bất thường để có hướng xử lý kịp thời, mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh.
Thanh Thủy
http://www.nhs.uk/conditions/Anti-platelets-clopidogrel/Pages/Introduction.aspx
https://www.drugs.com/cdi/clopidogrel.html
—————————————————-
em tôi vừa phẫu thuật mạch máu cẳng tay trong toa thuốc có xử dụng aspirin , nhưng tiền sử bị đau dạ dày tôi có thể thay thế aspirin=plavix được không? và có cần uống thêm thuốc giảm tiết như omeprazon không
Chào bạn,
Việc sử dụng thuốc cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sỹ, bạn không được tự ý thay đổi. Thực tế, thuốc Plavix vẫn có thể gây ra tác dụng phụ chảy máu quá mức, do đó việc thay thế này cũng không thể tránh khỏi nguy cơ gây ảnh hưởng tới dạ dày. Bạn cần nói rõ với bác sỹ điều trị về tiền sử bệnh của em mình, từ đó bác sỹ có thể kê thêm thuốc (chẳng hạn như thuốc giảm tiết, bảo vệ dạ dày…) để hạn chế tác dụng phụ của thuốc chống đông.
Trân trọng!