L-carnitine là nguồn nguyên liệu không thể thiếu đối với sức khỏe con người. Không đơn giản chỉ là một acid amin thiết yếu trong chu trình sản xuất năng lượng của cơ thể, L-carnitine còn gây bất ngờ cho hầu hết các nhà chuyên môn khi nó có khả năng làm giảm nguy cơ tử vong cho người bệnh sau cơn nhồi máu cơ tim cấp, đẩy nhanh quá trình phục hồi và hạn chế cơn đau thắt ngực tái phát.
L-carnitine có vai trò gì với sức khỏe con người?
L-carnitine vốn là một acid amin được sản xuất chủ yếu tại gan, thận, lưu trữ tập trung ở tim, não và trong các cơ xương,.. Nhiệm vụ chính của L-carnitine là vận chuyển chất béo từ máu đi vào ty thể để tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Trái tim có thể đập 100.000 lần mỗi ngày là nhờ nguồn năng lượng chính từ L-carnitine. Nếu cơ tim bị thiếu hụt nồng độ acid amin này, nó không đủ sức để bơm máu đi khắp các cơ quan, quá trình dẫn truyền xung động điện bị rối loạn, hậu quả là khiến tim sớm bị suy yếu theo thời gian.
Ngoài ra, năng lượng cũng rất cần thiết khi vận động, thể dục thể thao, nồng độ L-carnitine ổn định còn giúp cải thiện sức bền cơ bắp thông qua việc ức chế sản sinh acid lactic, một trong những nguyên nhân chính gây ra sự mệt mỏi.
L-carnitine cung cấp nguồn năng lượng chính cho tế bào cơ tim
L-carnitine giúp làm giảm cơn đau thắt ngực ổn định trong bệnh mạch vành
Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí quốc tế dược lâm sàng năm 1985 cho thấy, L-carnitine có thể sử dụng cùng với phác đồ điều trị cơn đau thắt ngực ổn định trong bệnh mạch vành. Khi cơ tim bị thiếu máu, việc bổ sung L-carnitine và Propionyl-L-carnitine sẽ giúp cải thiện quá trình chuyển hóa tại tim và tăng cường chức năng hoạt động của thất trái, bảo vệ cơ tim khỏi tình trạng bị kiệt sức. Ở những người bệnh mạch vành, L-carnitine có thể giúp cải thiện khả năng vận động và làm giảm triệu chứng đau thắt ngực, giúp họ có thể thích ứng với những hoạt động cường độ cao như tập thể dục mà không lo cơn đau xuất hiện.
Nghiên cứu khoa học cũng chứng minh rằng, L-carnitine còn hoạt động như một chất chống oxy hóa, làm giảm sự tích tụ các “chất thải” của quá trình trao đổi chất khi cơ thể hoạt động, ngăn chặn sự xâm nhập có hại của gốc tự do gây tổn thương và phá hủy lớp nội mô mạch máu. Kết hợp với tác dụng tăng cường vận chuyển acid béo đến ty lạp thể, L-Carnitine còn giúp giảm thiểu tình trạng tích tụ cholesterol gây hình thành và phát triển mảng xơ vữa động mạch vành, đặc biệt là ở những đối tượng có nguy cơ cao như béo phì, rối loạn lipid máu.
Phục hồi sau cơn nhồi máu cơ tim nhờ bổ sung L-carnitine sớm
Theo một kết quả nghiên cứu lớn nhất tại bệnh viện Mayo, Mỹ được đăng tải trên Tạp chí tim mạch học Hoa Kỳ vào tháng 4 năm 2013, các chuyên gia tim mạch đã tiến hành phân tích đánh giá trên 13 cuộc thử nghiệm lâm sàng với 3.629 bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch. Họ phát hiện ra rằng, bổ sung L-carnitine có thể làm giảm 27% tỷ lệ tử vong, giảm 65% nguy cơ rối loạn nhịp thất và làm giảm 40% các triệu chứng đau thắt ngực ở bệnh nhân vừa trải qua một cơn nhồi máu cơ tim cấp.
Sử dụng L-carnitine sau cơn nhồi máu cơ tim sẽ giúp người bệnh sớm hồi phục hơn
Lý giải cho điều này, các nhà chuyên môn cũng chỉ ra rằng, những người có tiền sử bị đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim đều bị sụt giảm đáng kể nồng độ L-carnitine trong máu. Sử dụng L-carnitine càng sớm ngay sau cơn nhồi máu cơ tim sẽ giúp thu hẹp kích thước vùng cơ tim bị hoại tử, giảm tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ và đẩy nhanh quá trình hồi phục của tế bào cơ tim. Đồng thời, L-carnitine còn giúp hạn chế tình trạng giãn tâm thất trái (buồng dưới của tim), giúp người bệnh phòng ngừa được nguy cơ tiến triển thành bệnh suy tim trong tương lai.
Lợi ích của L-carnitine đối với một số bệnh lý tim mạch khác
– Bệnh suy tim sung huyết: L-carnitine có thể giúp ngăn ngừa sự tổn thương cơ tim ở những người bị suy tim sung huyết. Kết quả nghiên cứu tại Đại học y khoa Nhật bản đã chứng minh rằng, có đến 55% số bệnh nhân đã cải thiện được sức khỏe và đảo ngược được sự tiến triển của bệnh suy tim sau khi sử dụng L-carnintine cùng thuốc điều trị.
– Bệnh mạch máu ngoại biên (PVD): do tình trạng xơ vữa động mạch khiến nhiều người bị đau nhức và chuột rút ở chân khi đi bộ hoặc tập thể dục. Một số nghiên cứu cho thấy rằng, L-carnitine có thể giúp làm giảm triệu chứng và cải thiện khả năng vận động ở những người có cơn đau cách quãng.
Bổ sung L-carnitine bằng cách nào?
L-carnitin có nhiều trong các loại thịt đỏ (đặc biệt là thịt cừu, thịt bò..), cá, các sản phẩm từ sữa và một số thực phẩm khác như lúa mạch, măng tây, trái bơ, chuối, bơ đậu phộng, rau cải xoăn, súp lơ, khoai tây…
Các nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, sử dụng các thực phẩm chứa L-carnitine quá nhiều có thể sẽ không có lợi cho người bệnh tim mạch, do một số tác dụng phụ như tiêu chảy, làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt các loại thịt đỏ làm tăng lượng cholesterol trong máu. Bởi vậy, các chuyên gia tim mạch khuyến cáo, nên sử dụng L-carnitine theo đường uống hoặc tiêm để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Ở Việt Nam, L-carnitine đã được kết hợp cùng với một số hoạt chất sinh học từ thảo dược tự nhiên khác như Bồ hoàng, Đỏ ngọn… để bào chế nên những sản phẩm thực phẩm chức năng có tác dụng chuyên biệt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, làm giảm cơn đau thắt ngực và ngăn ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim xuất hiện.
Ds Thu Trang
http://www.lifeextension.com/magazine/2013/8/rebuttal-to-attack-against-carnitine/page-01?p=1
http://umm.edu/health/medical/altmed/supplement/carnitine-lcarnitine
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/3905631
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/1538579