Hướng dẫn bạn xử trí tăng huyết áp đúng cách

4.7/5 - (3 bình chọn)

Xử trí tăng huyết áp đúng cách giúp hạn chế những tổn thương trên tim mạch và cứu lấy tính mạng người bệnh trong cơn nguy cấp. Thế nhưng, rất ít người biết cách xử trí đúng khi sự cố xảy ra, kể cả những người bị cao huyết áp lâu năm. Để không còn phải lúng túng khi huyết áp tăng cao đột ngột, bạn hãy dành ngay 5 phút đọc bài viết dưới đây.    

Nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao đột ngột

Huyết áp của bạn có thể đột nhiên tăng cao do những nguyên nhân sau:

Quên uống thuốc hạ áp: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho huyết áp tăng cao kịch phát, thường gặp ở người già do trí nhớ của họ thường kém nên dễ bị quên uống thuốc.

Kích động tâm lý: Nghe tin sốc, giận dữ quá mức… có thể khiến cho tim đập nhanh và huyết áp tăng cao đột ngột.

Thói quen ăn uống đột ngột thay đổi: Uống quá nhiều rượu bia, cà phê, ăn mặn…

Vận động quá sức: Người bệnh tự ý tăng cường mức độ luyện tập một cách đột ngột, tham gia các bài tập mang tính cạnh tranh, làm việc gắng sức…  

Khi nào cần xử trí tăng huyết áp khẩn cấp?

Tăng huyết áp thường không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, khi huyết áp tăng cao kịch phát (huyết áp tâm thu ≥ 180mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 120mmHg) dù đã có hay chưa xuất hiện tổn thương tại cơ quan đích thì người bệnh cũng cần phải được điều trị khẩn cấp để hạ huyết áp về mức an toàn, hạn chế rủi ro tới mức tối thiểu. 

Khi lên cơn tăng huyết áp kịch phát, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như đau đầu, đau cổ – vai – gáy, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, nóng bừng mặt, chảy máu cam, đỏ mắt; nhìn đôi, tim đập nhanh, run chân tay…

Trong trường hợp đã xuất hiện tổn thương tại cơ quan đích như tim, mắt, thận, não; người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như đột ngột tê yếu nửa người, méo miệng, khó nói, đau ngực, khó thở, nhìn mờ, giảm ý thức, tiểu ra máu…

 

Cần nhận biết sớm các dấu hiệu để kịp thời xử trí tăng huyết áp kịch phát

Các bước xử trí cơn tăng huyết áp kịch phát

Nếu bạn hoặc người thân xuất hiện các triệu chứng trên, nhất là ở những người đã có tiền sử huyết áp cao thì hãy nghĩ ngay đến cơn tăng huyết áp nguy hiểm, cần được xử trí gấp theo những hướng dẫn sau:

– Gọi ngay cho người thân hoặc cấp cứu 115 để được hỗ trợ.

– Nhanh chóng dừng ngay mọi công việc đang làm, tìm chỗ nghỉ ngơi ở nơi thoáng đãng, tránh tiếng ồn và tụ tập đông người; có thể ngồi hoặc nằm kê cao gối, chú ý không để chân cao hơn đầu để tránh làm tăng áp lực của máu lên não.

– Người bệnh cần cố gắng giữ bình tĩnh, thả lỏng cơ thể, hít thở sâu… Nếu có máy đo huyết có kể kiểm tra huyết áp ngay lập tức.  

– Nếu người bệnh còn tỉnh táo, có thể dùng ngay một liều thuốc hạ áp đã được bác sĩ kê đơn trước đó. Trong trường hợp người bệnh đã bất tỉnh thì tuyệt đối không được ăn, uống bất kì thứ gì vì có thể làm tắc đường thở rất nguy hiểm.

Các bước xử trí ban đầu rất quan trọng, bởi nếu thực hiện đúng cách sẽ giúp người bệnh giảm thiểu những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Nguyên tắc xử trí cơn tăng huyết áp

Hạ huyết áp từ từ: Việc hạ huyết áp quá nhanh và đột ngột có thể gây ra biến chứng thiếu máu não, thiếu máu cơ tim, tổn thương cơ quan đích… Đối với cơn tăng huyết áp kịch phát (chưa có tổn thương cơ quan đích), người bệnh cần được hạ huyết áp từ từ trong 24 – 48 giờ; còn trong trường hợp tăng huyết áp cấp cứu (đã xuất hiện tổn thương ở cơ quan đích) thì huyết áp tâm thu không hạ xuống quá 25% trong 1 giờ đầu, nếu ổn định thì tiếp tục giảm xuống 160/100mmHg trong 2 – 6 giờ tiếp theo và đưa huyết áp về mức bình thường sau 24 – 48 giờ.     

Xử trí khẩn trương: Người bệnh cần được nhập viện và theo dõi sát các chỉ số sinh tồn, nhất là khi đã rơi vào tình trạng mất ý thức.

Sử dụng thuốc hạ áp: theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý dùng thuốc hạ áp của người khác. Bác sĩ sẽ dựa trên từng trường hợp cụ thể, đánh giá mức độ tổn thương cơ quan đích và các bệnh kèm theo để đưa ra chỉ định thuốc phù hợp.  

Theo dõi sát: Sau khi được cấp cứu cơn tăng huyết áp thành công thì người bệnh vẫn cần phải theo dõi và tiếp tục điều trị để loại trừ các yếu tố nguy cơ tái phát.

Sử dụng thuốc hạ áp theo đơn

Dự phòng cơn tăng huyết áp kịch phát

Mặc dù đã trải qua nguy hiểm nhưng cơn tăng huyết áp kịch phát vẫn có thể tiếp tục xảy ra trong tương lai nếu người bệnh không quản lý điều trị tốt. Để dự phòng huyết áp tăng cao đột ngột, người bệnh cần lưu ý:

Uống thuốc hạ áp đều đặn: Người bệnh cần dùng thuốc đủ liều, nên uống vào một thời điểm nhất định trong ngày (thường vào buổi sáng) để tránh quên liều. Người thân cũng cần chú ý nhắc nhở người bệnh uống thuốc đúng giờ, nhất là với người bệnh cao tuổi.

Dùng sản phẩm thảo dược hỗ trợ hạ áp: Bên cạnh các thuốc hạ áp theo đơn, các sản phẩm hỗ trợ hạ áp như Vương Tâm Thống chứa thành phần thảo dược Đông y như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá… ngày càng phát huy vai trò trong việc hỗ trợ ổn định huyết áp và phòng ngừa biến chứng hiệu quả. Đó cũng chính là bí quyết phòng ngừa huyết áp tăng cao kịch phát mà nhiều người bệnh tăng huyết áp lâu năm như bác Bùi Đức Thúy (Sơn Dương, Tuyên Quang) đã áp dụng hiệu quả. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của bác Thúy tại video dưới đây:   

Bí quyết điều trị tăng huyết áp vô căn từ thảo dược

Nếu bạn quan tâm về giải pháp thảo dược hỗ trợ phòng ngừa huyết áp tăng cao kịch phát, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại – zalo 0962.546.541 để được tư vấn trong thời gian sớm nhất.


Điều chỉnh chế độ ăn: Ăn quá nhiều muối là một trong những nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao. Do đó, người bệnh cần cắt giảm lượng muối nêm vào món ăn, thậm chí là ăn nhạt tuyệt đối; tránh xa các món mặn như dưa muối, cà muối, thịt hộp… Lượng muối được khuyến cáo cho người bệnh tăng huyết áp là dưới 2g/ngày.    

Duy trì thói quen tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể thích nghi tốt hơn với sự thay đổi của huyết áp. Người bệnh cần chú ý luyện tập vừa sức và nâng dần cường độ, tránh luyện tập gắng sức với cường độ cao.   

Kiểm tra huyết áp thường xuyên: Hãy tự trang bị một chiếc máy đo huyết áp tại nhà để theo dõi huyết áp hằng ngày, đây là dữ liệu quan trọng để bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị bệnh tăng huyết áp của bạn.    

Để xử trí tăng huyết áp đúng cách và hiệu quả thì không chỉ người bệnh mà ngay cả người thân trong gia đình cũng cần phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản khi sự cố xảy ra. Hy vọng rằng, với những hướng dẫn trong bài viết này, bạn sẽ tự tin đương đầu với những biến cố do tăng huyết áp gây ra.

Xem thêm:

Vương Tâm Thống – Giải pháp thảo dược phòng ngừa cơn tăng huyết áp nguy hiểm

10 cách chữa cao huyết áp tại nhà – Nếu muốn khỏi bệnh thì chớ vội bỏ qua

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/expert-answers/hypertensive-crisis/faq-20058491

https://benhvien108.vn/

Dược sĩ Lê Lương

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh tim mạch

BẢNG GIÁ

Điện thoại đặt hàng:  0962.546.5410866.746.966

1. Vương Tâm Thống hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 1 – 2 hộp: 205.000 đồng/hộp

– Từ 3 – 5 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 195.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

2. Vương Tâm Thống 2 lọ x 90 viên (Tặng 1 hộp 30 viên):

– Giá: 1.100.000 đồng/hộp 2 lọ

3. Miễn phí vận chuyển đơn hàng từ 1,000,000đ trở lên

Ngoài ra đơn hàng thành công sẽ được chúng tôi tặng thêm 01 cuốn cẩm nang điện tử “Sống khỏe với bệnh tim mạch” qua email đăng ký

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận