Không thể phủ nhận vai trò của chế độ ăn uống khoa học trong việc điều trị huyết áp cao. Thế nhưng nhiều người có quan điểm cho rằng chữa huyết áp cao bằng rau củ quả là phương pháp có thể thay thế hoàn toàn thuốc tây. Liệu quan điểm này có đúng hay không?
Ưu điểm của phương pháp chữa huyết áp cao bằng rau củ quả
Rau quả tươi là nhóm thực phẩm cung cấp lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Bên cạnh đó, một số loại rau quả còn chứa các nhóm chất có tác dụng hạ huyết áp đã được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu khoa học. Nếu lựa chọn đúng loại và duy trì sử dụng thường xuyên, chỉ số huyết áp của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt.
Ưu điểm của phương pháp chữa huyết áp cao bằng rau củ quả là khá an toàn, không gây ra tác dụng phụ trên gan, thận hay tương tác bất lợi với các loại thuốc khác. Mặc dù không thể hạ huyết áp nhanh như thuốc tây nhưng cũng vì vậy mà người bệnh không phải lo lắng về nguy cơ bị tụt huyết áp quá mức.
Chữa huyết áp cao bằng rau củ quả là liệu pháp hạ áp không dùng thuốc an toàn
Liệu chữa huyết áp cao bằng rau củ quả có thể thay thế được thuốc tây không?
Trên thực tế, với những người trong giai đoạn tiền tăng huyết áp (huyết áp dao động ở ngưỡng 120 – 139mmHg/80 – 89mmHg) thì chưa cần thiết phải dùng thuốc điều trị. Khi đó, chữa huyết áp bằng rau củ quả là phương pháp mà người bệnh có thể áp dụng ngay, kết hợp cùng chế độ sinh hoạt khoa học và tăng cường luyện tập thể dục thể thao. Những cách điều trị cao huyết áp không dùng thuốc này có thể đưa chỉ số huyết áp về ngưỡng an toàn (120/80mmHg).
Tuy nhiên, với người bệnh đã được chẩn đoán huyết áp cao (HA ≥140/90mmHg) thì sử dụng thuốc hạ áp vẫn là chỉ định bắt buộc và không phải giải pháp nào cũng có thể thay thế hoàn toàn, kể cả phương pháp chữa huyết áp cao bằng rau củ quả. Nhiều người bệnh tự ý bỏ thuốc khi thấy huyết áp đã tạm thời thuyên giảm, điều này có thể khiến huyết áp tăng cao không kiểm soát, khi dùng thuốc trở lại cũng không còn hiệu quả (nhờn thuốc) và nguy hiểm hơn là gặp phải các biến chứng suy tim, tai biến mạch máu não…
Chữa huyết áp cao bằng rau củ quả nào là tốt nhất?
Dưới đây là những loại rau củ quả được chứng minh có tác dụng hạ huyết áp mà bạn có thể tham khảo sử dụng:
– Rau cần tây: Trong rau cần tây, các nhà khoa học đã tìm thấy một hợp chất flavonoid tự nhiên là apigenin. Theo nghiên cứu của Đại học Soochow (Trung Quốc), apigenin không chỉ giúp cải thiện chỉ số huyết áp mà còn ngăn chặn nguy cơ phì đại cơ tim do tăng huyết áp gây ra.
– Củ tỏi: Theo nghiên cứu của Viện Y học Tổng hợp Quốc gia, Melbourne (Úc), trong chiết xuất tỏi có chứa S – allylcysteine, khi vào cơ thể hoạt chất này sẽ kích thích giải phóng NO có tác dụng giãn cơ trơn mạch máu và làm giảm huyết áp. Một phân tích tổng hợp từ 20 thử nghiệm lâm sàng cũng cho thấy, tỏi có khả năng làm hạ huyết áp tâm thu trung bình 8-9 mmHg và huyết áp tâm trương 6–7 mmHg.
– Quả cà chua: Nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Soroka ( Israel) cho thấy, cà chua có chứa hoạt chất lycopene có tác dụng làm giảm chỉ số huyết áp tâm thu ở người bệnh cao huyết áp, nhưng không làm ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp bình thường.
– Quả lựu: Trong trái lựu có chứa nhóm chất phytochemical có hoạt tính hạ áp tương tự như các thuốc hạ áp nhóm ức chế men chuyển angiotensin (ACE). Nghiên cứu của Đại học Sheffield Hallam (Anh) cũng cho thấy, dùng lựu liên tục trong 28 ngày có thể làm giảm chỉ số huyết áp tâm thu 3.14mmHg, giảm huyết áp tâm trương 2.33mmHg và huyết áp trung bình 2.6mmHg.
– Củ cải đường: Nước ép củ cải đường có chứa hợp chất nitrat, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành NO giúp giãn mạch và làm hạ huyết áp. Nghiên cứu của Đại học Khoa học Y tế Shahid Beheshti (Iran) cũng cho thấy, củ cải đường giúp làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, ức chế kết tập tiểu cầu gây ra cục máu đông và làm giảm lượng glucose trong máu.
– Quả Sơn tra: Sơn tra (táo mèo) là loại quả có vị chua chát đặc trưng, được trồng nhiều tại các tỉnh khu vực miền núi phía bắc nước ta. Từ lâu dân gian đã sử dụng loại quả này để điều trị các bệnh lý như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, mỡ máu cao, tiểu đường. Theo nghiên cứu của Đại học Reading (Anh) trên người bệnh cao huyết áp, Sơn tra giúp làm cả chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương sau 10 tuần điều trị, đồng thời các biểu hiện lo âu, stress của người bệnh cũng được cải thiện. Hiện nay người ta đã chiết xuất Sơn tra và kết hợp cùng nhiều vị thảo dược khác như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá để tạo nên viên uống hỗ trợ hạ áp rất tiện dụng. Người bệnh có thể dùng kết hợp cùng thuốc hạ áp tây y để sớm đạt được chỉ số huyết áp tối ưu.
6 loại rau củ quả giúp hạ áp hiệu quả
Nếu bạn quan tâm về giải pháp chữa huyết áp cao bằng rau củ quả và cần được tư vấn hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại (zalo) 0962.546.541
Xem thêm:
Vương Tâm Thống – viên uống thảo dược hỗ trợ hạ áp chứa chiết xuất Sơn tra
10 cách chữa cao huyết áp tại nhà – Nếu muốn khỏi bệnh thì chớ vội bỏ qua
Một số lưu ý khi chữa huyết áp cao bằng rau củ quả
Để phát huy tác dụng của phương pháp chữa huyết áp cao bằng rau củ quả, bạn cần chú ý tuân thủ theo một số lưu ý sau:
– Vẫn duy trì dùng thuốc hạ áp đều đặn theo chỉ định của bác sĩ.
– Ăn nhạt (giảm lượng muối xuống dưới 2.3g/ngày), hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo.
– Bỏ hút thuốc lá; hạn chế uống nhiều bia rượu, đồ uống chứa nhiều caffein như cà phê, trà đặc, nước tăng lực…
– Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh vì nhiễm lạnh đột ngột có thể gây co mạch và làm tăng huyết áp.
– Giữ tinh thần luôn thoải mái, giải tỏa stress bằng cách nghe nhạc nhẹ, tập thiền, xem các chương trình giải trí…
– Tập thể dục thể thao thường xuyên để giữ cân nặng ở mức hợp lý.
Hy vọng rằng bài viết này đã giải đáp những băn khoăn của bạn xung quanh vấn đề chữa huyết áp cao bằng rau củ quả. Bạn hãy lựa chọn đúng loại rau củ và sử dụng đủ liệu trình để đạt hiệu quả hạ áp như mong muốn, đồng thời đo huyết áp thường xuyên để theo dõi đáp ứng với liệu pháp điều trị an toàn mà hiệu quả này nhé.
Dược sĩ Cao Thủy
Trường Đại học Dược Hà Nội
Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh tim mạch
Nguồn tham khảo:
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26987380/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4266250/