Mặc dù không thể thay thế các thuốc hạ áp nhưng chữa bệnh cao huyết áp bằng thuốc nam vẫn là giải pháp bổ trợ rất hữu ích giúp bạn sớm đạt được chỉ số huyết áp mục tiêu. Nếu bạn đang quan tâm đến liệu pháp hạ áp này thì không thể bỏ qua 10 loại thảo dược được đề cập trong bài viết dưới đây.
1. Thảo quả
Thảo quả là một loại gia vị có xuất xứ từ Ấn Độ và được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực của người Nam Á. Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu thuốc bản địa tại Ấn Độ, những người bệnh huyết áp cao đã giảm đáng kể chỉ số huyết áp sau khi dùng 1,5 gam bột thảo quả trong 12 tuần. Vì vậy, bạn hãy bổ sung thảo quả vào món ăn để vừa làm tăng hương vị, vừa hỗ trợ làm giảm chỉ số huyết áp hiệu quả.
Chữa bệnh cao huyết áp bằng thuốc nam là phương pháp an toàn, hiệu quả
2. Quế
Theo nghiên cứu của Khoa Y, Đại học Toronto (Canada), ăn quế thường xuyên có thể giúp bạn giảm 5,39mmHg huyết áp tâm thu. Ngoài ra, sử dụng quế còn giúp bạn hạn chế được 1 phần muối thêm vào món ăn. Bạn có thể dùng quế bằng cách rắc bột quế vào các món xào, cà ri, món hầm, ngũ cốc ăn sáng, bột yến mạch và thậm chí là trong cà phê của bạn.
3. Húng quế
Húng quế là một loại rau gia vị thơm ngon, dễ kiếm và ít ai ngờ rằng, đây còn là một vị thảo dược giúp hạ áp khá hiệu quả. Người ta đã tìm thấy trong lá húng quế các hoạt chất eugenol có tác dụng chống lại các chất gây co thắt mạch máu, từ đó giúp làm hạ huyết áp. Bạn có thể thêm lá húng quế vào những món ăn hằng ngày như salad, thịt hầm, súp… để hạ áp hiệu quả hơn.
4. Tỏi
Trong tỏi, các nhà khoa học đã tìm thấy hoạt chất allicin. Khi vào cơ thể allicin sẽ kích thích giải phóng oxid nitric NO có tác dụng thư giãn mạch máu, làm hạ huyết áp và giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Bạn có thể ăn trực tiếp tỏi sống hoặc chế biến thành rượu ngâm tỏi dùng để chữa huyết áp cao.
5. Móng mèo
Cây móng mèo chứa hoạt chất alkaloid là hirsutine có tác dụng hạ huyết áp thông qua việc tác động lên kênh ion canxi qua màng tế bào. Bạn có thể dùng rễ và vỏ của cây móng mèo để sắc nước uống. Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 20-30mg móng mèo và chia làm 3 lần uống trong ngày.
6. Hoàng bá
Hoàng bá là vị thuốc dược bào chế từ phần vỏ thân và cành của cây Hoàng bá đem phơi hoặc sấy khô. Theo nghiên cứu của Đại học Yaounde I, Hoàng bá giúp làm giảm huyết áp tâm trương 13% và huyết áp tâm thu 6% sau 8 tuần sử dụng. Nguyên nhân là do trong vị thuốc này chứa berberin có tác dụng làm tăng giải phóng chất gây giãn mạch máu NO trong cơ thể.
7. Sơn tra
Sơn tra (táo mèo) là một loại thảo dược chữa cao huyết áp đã được sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền của Trung Quốc từ hàng ngàn năm nay. Nghiên cứu của Đại học Reading (Anh) cũng cho thấy, Sơn tra làm giảm cả chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương sau 10 tuần điều trị. Bên cạnh đó, Sơn tra còn mang lại nhiều lợi ích khác trên tim mạch như giảm mỡ máu, ổn định nhịp tim và chống huyết khối.
Sơn tra – vị thuốc nam chữa cao huyết áp
8. Bồ hoàng
Bồ hoàng là loại vị thuốc được chế biến từ phấn hoa phơi hoặc sấy khô của cây cỏ nến. Theo nghiên cứu về tác dụng của Bồ hoàng trên 66 người bệnh tim mạch tại Viện nghiên cứu Trung Y dược Hồ Nam (Trung Quốc), kết quả cho thấy 54% người bệnh đã giảm huyết áp, 89% người bệnh cải thiện cơn đau ngực và 60% người bệnh đã giảm mỡ máu. Với bằng chứng khoa học này, các nhà dược học đã chiết xuất Bồ hoàng kết hợp cùng những vị thuốc nam khác như Hoàng bá, Sơn tra để tạo nên viên uống hỗ trợ hạ áp và phòng ngừa biến chứng cho người bệnh cao huyết áp rất tiện dụng.
Nếu bạn quan tâm và muốn được tư vấn chi tiết về viên uống thảo dược hỗ trợ hạ áp chứa Bồ hoàng, Sơn tra, Hoàng bá… hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại (zalo) 0962.546.541 để được tư vấn hỗ trợ.
Xem thêm:
Viên uống thảo dược hỗ trợ hạ huyết áp chứa Bồ hoàng, Sơn tra, Hoàng bá
Kinh nghiệm chữa tăng huyết áp lâu năm với bằng thuốc nam
9. Hạt lanh
Hạt lanh rất giàu acid béo omega – 3, loại chất béo không bão hòa này đã được nhiều nghiên cứu chứng minh có công dụng hạ huyết áp hiệu quả. Các chuyên gia Tim mạch khuyến cáo bạn nên dùng 30 – 50 gam hạt lanh mỗi ngày, duy trì liên tục 12 tuần để có tác dụng tốt nhất. Ngoài tác dụng hạ áp, hạt lanh còn có tác dụng giảm cholesterol máu, cải thiện dung nạp đường glucose và chống oxy hóa, nhờ đó giúp phòng ngừa biến chứng xơ vữa mạch vành cho người bệnh huyết áp cao.
10. Cần tây
Từ nhiều thế kỉ trước, người Trung Quốc đã sử dụng cần tây như vị một vị thảo dược để điều trị huyết áp cao. Nghiên cứu dược lý hiện đại cũng cho thấy, trong cần tây có chứa một chất là phthalides có tác dụng làm giãn các động mạch, từ đó giúp làm tăng lưu lượng máu và làm giảm huyết áp. Để có tác dụng hạ áp hiệu quả, bạn nên ăn 4 cọng cần tây (tương đương 1 chén nhỏ) cần tây mỗi ngày.
Dù là thảo mộc nhưng việc sử dụng đúng liều lượng cũng rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả điều trị và không gây ra tác dụng ngoại ý. Nếu cảm thấy khó khăn trong việc định liều thì việc tìm đến những viên uống thảo dược hạ áp chính là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.
Dược sĩ An Chu
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh tim mạch
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/high-blood-pressure-hypertension/herbs-to-lower#french-lavender