Sự ra đời của phương pháp can thiệp mạch vành được đánh giá là bước tiến lịch sử, mở ra kỷ nguyên mới cho ngành tim mạch học, giúp cứu sống sinh mạng của rất nhiều người bệnh đang đứng trước nguy cơ tử vong do tắc hẹp mạch vành.
Can thiệp mạch vành là gì?
Can thiệp mạch vành qua da là thuật ngữ dùng để gọi chung cho 2 thủ thuật là nong mạch vành và đặt stent mạch vành, được chỉ định rộng rãi trong điều trị bệnh mạch vành, giúp mở rộng động mạch vành bị hẹp, phục hồi lưu lượng máu đến tim, cải thiện các triệu chứng đau ngực, khó thở… và ngăn chặn nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Can thiệp mạch vành qua da để điều trị bệnh mạch vành
Nong mạch vành
Nong mạch vành hay còn gọi là phẫu thuật tạo hình mạch vành là phương pháp sử dụng một ống thông nhỏ có đầu gắn bóng hơi để luồn từ động mạch háng hoặc động mạch cánh tay và đi đến nhánh mạch vành bị hẹp. Sau đó bóng được bơm căng để tạo áp lực lên thành mạch và nén các mảng xơ vữa xuống, nhờ đó lòng mạch vành được khơi thông.
Đặt stent mạch vành
Hạn chế lớn nhất của nong mạch là nguy cơ tái hẹp sau khi bóng nong được đưa ra ngoài. Để khắc phục nhược điểm này, một khung đỡ bằng kim loại gọi là stent được đặt ngay tại vị trí mạch vừa nong và tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể để giữ cho lòng mạch vành luôn mở rộng. Thủ thuật này được gọi là đặt stent động mạch vành, thường tiến hành đồng thời cùng nong mạch, do vậy được gọi chung là can thiệp mạch vành qua da.
Một số loại stent thường được sử dụng hiện nay bao gồm:
– Stent thường: Là stent thế hệ đầu tiên, có giá thành rẻ nhưng nguy cơ bị tái tắc hẹp cao nhất.
– Stent phủ thuốc: Bề mặt stent được tráng một lớp thuốc có khả năng ức chế sự hình thành mô sẹo.
– Stent tự tiêu: Được làm từ khung polyme đặc biệt, có thể tự hòa tan trong cơ thể sau khoảng 3 – 5 năm và trả lại đặc tính tự nhiên cho lòng động mạch.
Cần chuẩn bị gì trước can thiệp mạch vành?
Bên cạnh các xét nghiệm kiểm tra khác, bác sĩ thường tiến hành chụp mạch vành – phương pháp thăm dò hình ảnh để đánh giá mức độ tắc nghẽn mạch vành từ đó đưa ra quyết định có cần can thiệp không.
Vào đêm trước khi tiến hành thủ thuật người bệnh cần:
– Nhịn ăn hoặc uống trước 6 – 8 tiếng, nếu bắt buộc phải dùng thuốc theo chỉ định hãy cố gắng uống thuốc với 1 ngụm nước nhỏ.
– Điều chỉnh tất cả các thuốc đang dùng theo hướng dẫn của bác sĩ, ngừng sử dụng một số thuốc nếu cần.
– Sắp xếp người nhà để nhận được sự giúp đỡ.
Thông báo cho người thân để nhận được chăm sóc sau can thiệp mạch vành
Biến chứng sau can thiệp mạch vành
Can thiệp mạch vành qua da là thủ thuật ít xâm lấn, tỷ lệ biến chứng thấp nhưng người bệnh cũng cần nắm vững một số rủi ro có thể gặp phải.
Biến chứng thường gặp:
– Tái hẹp do mô sẹo: Tăng sinh mô sẹo ngay tại vị trí can thiệp làm thu hẹp lòng mạch vành lần nữa. Trước đây, nếu chỉ nong mạch đơn thuần, nguy cơ tái tắc hẹp khoảng 30%, sự ra đời của stent thế hệ mới đã giảm tỷ lệ này xuống dưới 10%.
– Tắc stent do huyết khối: Khoảng 1 – 2% trường hợp hình thành cục máu đông tại vị trí đặt stent, nguy cơ huyết khối cao nhất trong khoảng vài tháng đầu sau can thiệp.
– Chảy máu: Thường xuất hiện một vết bầm tím nhỏ ở chân hoặc cánh tay nơi đặt ống thông, đôi khi xuất huyết nghiêm trọng có thể xảy ra và cần được khắc phục bằng truyền máu.
Biến chứng ít gặp khác:
– Tổn thương mạch máu: Các động mạch có thể bị rách, vỡ khi luồn ống thông.
– Tổn thương thận: Thuốc nhuộm sử dụng trong can thiệp được đào thải qua nước tiểu và gây tổn thương thận.
– Rối loạn nhịp tim trong trong thời gian thực hiện thủ thuật.
– Nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
– Dị ứng với thuốc nhộm cản quang.
– Nhiễm trùng máu hoặc nhiễm trùng vết mổ.
Làm sao để ngăn ngừa biến chứng sau can thiệp mạch vành?
Sau thủ thuật người bệnh có thể được theo dõi thêm 1 ngày ở viện cho đến khi sức khỏe ổn định và họ có thể trở lại làm việc bình thường 1 tuần sau đó.
Chế độ chăm sóc, hồi phục ở giai đoạn sớm:
– Nghỉ ngơi dưỡng sức hợp lý để các tổn thương có thời gian hồi phục.
– Uống nhiều nước để tăng tốc độ đào thải chất cản quang ra khỏi cơ thể.
– Hạn chế vận động mạnh như tập thể dục gắng sức, nâng vật nặng, lái xe, quan hệ tình dục…
– Gọi ngay cho bác sĩ điều trị nếu: Vết thương chảy máu hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng (sưng, chảy nước, mẩn đỏ, sốt…); đau ngực, khó thở hoặc cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối; thay đổi màu da hoặc nhiệt độ ở cánh tay hoặc chân nơi đặt ống thông.
Chiến lược dài hạn phòng tái tắc hẹp sau can thiệp mạch vành:
– Bỏ thuốc lá nếu bạn hút thuốc.
– Tuân thủ dùng thuốc đặc biệt là các thuốc chống đông máu theo chỉ định của bác sĩ.
Tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định sau can thiệp mạch vành
– Kiểm soát tốt mức huyết áp, đường huyết, mỡ máu, đảm bảo trong giới hạn bình thường.
– Hạn chế lo lắng, căng thẳng hay suy nghĩ tiêu cực.
– Giảm cân nếu béo phì, thừa cân, duy trì trọng lượng hợp lý.
– Tập thể dục đều đặn khoảng 30 phút mỗi ngày như đi bộ, đạp xe, aerobic, yoga…
– Chế độ ăn uống khoa học: Cắt giảm các nhóm thực phẩm chứa hàm lượng cao muối, đường, cholesterol như thịt đỏ, mỡ, nội tạng động vật, đồ ăn chiên rán… và thay thế bằng các loại thịt trắng, hải sản, ngũ cốc nguyên vỏ, rau quả tươi…
– Sử dụng sản phẩm hỗ trợ cho tim mạch: Việc kết hợp một số sản phẩm chứa các thảo dược có hoạt tính giãn mạch, chống xơ vữa động mạch, ngăn ngừa cục máu đông như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, cao Natto sẽ là giải pháp bổ trợ hiệu quả cùng với thuốc tây y trong dự phòng các biến chứng sau can thiệp và cải thiện sức khỏe cho người bệnh.
Xem thêm: Sản phẩm thảo dược giúp ngăn chặn tái tắc hẹp sau can thiệp mạch vành
Để có thêm thông tin về giải pháp từ thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành cũng như dự phòng các biến chứng sau can thiệp mạch vành hãy liên hệ ngay qua điện thoại hoặc Zalo số 0962.546.541, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
Chi phí và địa chỉ can thiệp mạch vành uy tín
Chi phí cho một ca can thiệp mạch vành có thể khác nhau tùy thuộc vào từng bệnh viện, loại stent, thuốc điều trị, mức thanh toán của bảo hiểm y tế… Thông thường với stent thường và stent phủ thuốc, mức giá dao động từ 40 – 60 triệu đồng/ca, với stent tự tiêu khoảng 70 – 90 triệu đồng/ca. Hiện bảo hiểm y tế sẽ chi trả 60 – 80% chi phí.
Dưới đây là địa chỉ một số bệnh viện lớn, uy tín, bạn có thể tham khảo nếu cần can thiệp mạch vành:
Khu vực | Bệnh viện | Địa chỉ | Điện thoại |
Miền Bắc | Bệnh viện Tim Hà Nội | Cơ sở 1: số 92 Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cơ sở 2: đường Võ Chí Công, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội | 024 3942 2430 |
Viện Tim mạch – BV Bạch Mai | Số 78, đường Giải Phòng, quận Đống Đa, Hà Nội | 024 3869 3731 |
Khoa Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực – BV Việt Đức | 14 Phủ Doãn, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội | 024 3928 6457 024 3928 6097 |
Miền Trung | Bệnh viện TW Huế | Số 16 Lê Lợi, TP Huế | 023 4382 2325 |
Miền Nam | Bệnh viện Chợ Rẫy | 201B Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh | 028 3855 4137 |
Bệnh viện Tim Tâm Đức | Số 4 Nguyễn Lương Bằng, Khu ĐT Phú Mỹ Hưng, Tân Phú, Quận 7 | 028 5411 0025 |
Bệnh viện Nhân dân 115 | Số 527 Sư Vạn Hạnh (nối dài), Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh | 028 3865 4249 |
Can thiệp mạch vành giúp khơi thông tạm thời động mạch vành bị tắc hẹp mà không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh mạch vành. Do vậy, người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học để kéo dài tuổi thọ stent và hạn chế các tai biến xảy ra.
Có thể bạn quan tâm:
Chi phí can thiệp mạch vành tại một số bệnh viện lớn
Stent mạch vành và những lưu ý trong điều trị
Kinh nghiệm trị bệnh mạch vành hiệu quả từ thảo dược
DS. Hồ Hà
Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/coronary-angioplasty/about/pac-20384761