Xơ vữa động mạch, hay xơ cứng động mạch, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh động mạch vành (còn gọi là bệnh tim thiếu máu cục bộ). Trong xơ vữa động mạch, các mảng cholesterol và chất thải tế bào khác tích tụ trên bề mặt lớp bên trong của động mạch nuôi tim. Điều này gây tắc nghẽn động mạch, cản trở dòng máu giàu oxy đến nuôi tim. Nếu phòng ngừa được xơ vữa động mạch tiến triển, bạn có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Các bước phòng ngừa ban đầu rất quan trọng, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở những người khỏe mạnh hoặc có nguy cơ cao. Tuy nhiên, ngay cả khi đã mắc bệnh, bạn vẫn phải duy trì các bước phòng ngừa cấp 2, tức là làm giảm nguy cơ tiến triển của bệnh. Các phương pháp phòng ngừa chính bao gồm:
– Bỏ hút thuốc lá
– Duy trì nồng độ cholesterol trong máu ở mức thích hợp bằng cách áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục.
– Duy trì huyết áp ở mức an toàn
– Sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
– Điều trị tốt bệnh đái tháo đường hoặc bệnh thận nếu có
Xơ vữa động mạch gây hẹp lòng mạch
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch
Kiểm soát cholesterol và các rối loạn lipid máu khác
Nếu có vấn đề về cholesterol hay bị các rối loạn lipid máu khác, bạn nên áp dụng ngay một chế độ ăn lành mạnh cho tim và tập thể dục thường xuyên theo hướng dẫn của bác sỹ.Trong trường hợp thay đổi lối sống không kiểm soát tốt mỡ máu, các thuốc hạ mỡ máu có thể được sử dụng. Statin là loại thuốc chính được sử dụng để làm giảm cholesterol “xấu” trong máu (LDL cholesterol). Những người không bị bệnh tim có thể phải dùng thuốc khi:
– LDL cholesterol là 190 mg/dL hoặc cao hơn.
– LDL cholesterol là 160 mg/dL hoặc cao hơn và người bệnh có 1 yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim.
– LDL cholesterol là 130 mg/dL hoặc cao hơn và người bệnh bị bệnh đái tháo đường hoặc có 2 yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim.
– LDL cholesterol là 100 mg/dL hoặc cao hơn và người bệnh bị đái tháo đường.
Những người bị bệnh tim có thể phải dùng Statin khi:
– LDL cholesterol là 100 mg/dL hoặc cao hơn
– LDL cholesterol trên 70 mg/dL. Việc điều trị cho người bệnh có mức LDL cholesterol giữa 70 – 100 mg/dL là không bắt buộc nhưng được coi là hợp lý, đặc biệt đối với những người mới bị nhồi máu cơ tim hoặc bị bệnh tim kết hợp với đái tháo đường, có thói quen hút thuốc lá, tăng huyết áp khó kiểm soát hoặc bị hội chứng chuyển hóa (triglycerides cao, HDL cholesterol thấp và béo phì).
Quản lý huyết áp cao
Chỉ số huyết áp lý tưởng của người khỏe mạnh bình thường nên ở mức 120/80 mmHg hoặc thấp hơn một chút. Chỉ số huyết áp khi tăng lên 140/90 nnHg hoặc cao hơn là tình trạng tăng huyết áp và nếu ở giữa mức này với mức tiêu chuẩn thì được gọi là “tiền tăng huyết áp”. Những người bị bệnh thận đái tháo đường mạn tính hoặc xơ vữa động mạch nên duy trì huyết áp 130/80 mmHg hoặc thấp hơn, còn những người khác không nên để huyết áp vượt quá 140/90 mmHg.
Nếu người bệnh có huyết áp cao kèm theo một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim hay bệnh động mạch vành, thì bên cạnh việc thay đổi lối sống, chế độ ăn thì họ còn phải dùng thuốc hạ huyết áp.
Kiểm soát bệnh đái tháo đường
Quản lý tốt mức đường huyết là cách để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh động mạch vành và các bệnh tim mạch khác. Đối với hầu hết người bệnh đái tháo đường, mục tiêu là giảm HbA1C xuống 7% hoặc thấp hơn.
Thay đổi lối sống phòng ngừa xơ vữa động mạch
Lối sống lành mạnh có thể phòng ngừa xơ vữa động mạch
Chế độ ăn tốt cho tim
Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến khích nên tuân thủ chế độ ăn cân bằng, tốt cho tim để phòng ngừa các bệnh tim mạch. Chế độ ăn này bao gồm:
– Cân bằng lượng calo và hoạt động thể chất để đạt được hoặc duy trì cân nặng ổn định.
– Nên ăn ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, lúa mì, lúa mạch đen, gạo lức, hạt kê…) và các loại thực phẩm giàu chất xơ (rau, củ, quả và các loại đậu).
– Ăn cá ít nhất 2 bữa mỗi tuần. Các loại cá có dầu như cá hồi, cá thu, cá mòi giàu acid béo omega – 3 và acid docosahexaenoic (DHA). Các loại acid béo này được chứng minh là làm giảm nguy cơ tử vong và đột tử do bệnh động mạch vành.
– Hạn chế ăn chất béo bão hòa (có nhiều trong thịt mỡ, da động vật) xuống dưới 7% tổng số calorie; chất béo chuyển hóa (trong các loại đồ ăn nhanh, đồ nướng) xuống dưới 1% tổng số calorie và cholesterol (trong trứng, các sản phẩm từ sữa nguyên kem, thịt mỡ, nội tạng động vật) đến dưới 300mg mỗi ngày. Nên ăn thịt nạc, sữa tách béo và các thực phẩm có nguồn gốc thực vật để thay thế.
– Ăn ít muối để làm giảm huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim, suy tim.
– Cắt giảm đường trong thực phẩm và đồ uống.
– Nếu bạn uống rượu, hãy nên uống với lượng vừa phải: Không quá 2 ly/ngày đối với nam và không quá 1 ly/ngày đối với nữ.
Sử dụng thảo dược giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch
Bạn có thể kiểm soát huyết áp, mỡ máu tốt hơn với một số loại thảo dược như Bồ Hoàng, Đỏ ngọn. Không chỉ vậy, các bằng chứng nghiên cứu khoa học còn chứng minh rằng, Bồ hoàng có hiệu lực kháng viêm khá mạnh mẽ, bởi yếu tố viêm chính là yếu tố khởi phát của quá trình xơ vữa động mạch. Nhờ đó, sử dụng những thảo dược này sẽ giảm thiểu các yếu tố nguy cơ, tăng cường hiệu quả bảo vệ mạch máu và ngăn ngừa mảng xơ vữa mạch hình thành và phát triển.
Bỏ thuốc lá
Thông thường, khi đi khám tim mạch, các bác sỹ sẽ hỏi về thói quen hút thuốc lá của bạn. Hút thuốc lá là một thói quen xấu ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tim mạch, làm tăng nguy cơ hình thành và phát triển xơ vữa động mạch. Muốn bỏ được thuốc lá cần một quá trình lâu dài và bền bỉ, nhưng lợi ích mà bạn nhận được lại không hề nhỏ.
Giảm cân
Mục tiêu là đạt chỉ số khối cơ thể (BMI) trong ngưỡng 18,5 – 24,9. Giảm cân thường được khuyến cáo ở những người béo phì có huyết áp cao, cholesterol cao, mắc hội chứng chuyển hóa hoặc đái tháo đường. Giảm cân ở người bị béo phì giúp cải thiện huyết áp, cholesterol, đường huyết và các yếu tố khác liên quan tới xơ vữa động mạch vành.
Tập thể dục và phục hồi chức năng tim mạch
Kể cả người có sức khỏe bình thường cũng nên hoạt động thể chất ít nhất là 30 – 60 phút hầu hết các ngày trong tuần. Tập thể dục cường độ trung bình hoặc cao (đi bộ hoặc chạy bộ 19 km mỗi tuần) có thể tạo ra những thay đổi có lợi về chỉ số cholesterol và lipid máu, giúp giảm cân và bảo vệ tim mạch.
Tiêm phòng vacin cúm
Người bệnh xơ vữa động mạch vành có nguy cơ cao gặp biến chứng nếu nhiễm cúm. Vì thế, những người này được khuyến cáo nên tiêm chủng ngừa cúm hàng năm.
Xuân Thủy
Tham khảo: http://www.nytimes.com/health/guides/disease/atherosclerosis/prevention.html
Tôi năm nay 64tuổi bị xơ vữa động mạch chậu. Năm ngoái đã đặt stent 2 bên chậu .Năm này tái khám chụp phim thấy tắt tiếp bác sỉ đề nghị đặt stent tiếp .tôi rất lo lắng Xin cho lời khuyên tôi phải làm gị Rất mong.Cảm ơn
Chào bác Cao xuân Tâm,
Trong trường hợp xơ vữa động mạch chậu nặng, mức độ tắc hẹp lớn làm ảnh hưởng đến cung cấp máu cho các cơ quan và bộ phận mà nó phụ trách, lúc này bác vẫn phải tuân thủ phẫu thuật đặt stent theo chỉ định của bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, để ngăn ngừa tái tắc hẹp sau phẫu thuật, trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng bác cũng cần chú ý:
– Hạn chế muối, đường và thực phẩm giàu cholesterol, chất béo bão hòa như đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh chế biến sẵn, bánh kẹo ngọt…
– Ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, cá biển, đậu đỗ,…
– Duy trì tập thể dục đều đặn mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, yoga, thiền…
– Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh căng thẳng, làm việc quá sức
Ngoài ra, bác cũng có thể tham khảo sử dụng thêm một số sản phẩm thảo dược hỗ trợ từ Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm, Hoàng ba,… có tác dụng làm giảm mỡ máu, chống xơ vữa động mạch rất tốt như Vương Tâm Thống. Đây là sản phẩm thảo dược có tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch hiệu quả, không chỉ với động mạch vành tim mà còn tốt với các vị trí động mạch khác nữa. Với trường hợp của bác, bác cũng có thể tham khảo sử dụng để phòng ngừa nguy cơ tái tắc hẹp sau phẫu thuật, tránh xơ vữa động mạch xuất hiện tại chỗ khác và kiểm soát chỉ số mỡ máu ở mức ổn định.
Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bác có thể liên hệ qua điện thoại hoặc zalo số: 0962.546.541 để được tư vấn chi tiết.
Chúc bác sớm cải thiện sức khỏe!