Xơ cứng động mạch nguy hiểm nhưng vẫn có cách trị

5/5 - (1 bình chọn)

Xơ cứng động mạch là bệnh lý thường bị nhầm lẫn với xơ vữa động mạch. Tuy nhiên 2 bệnh lý này có những điểm khác nhau về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Hãy cùng tìm hiểu ngay để tránh bị nhầm lẫn và biết cách trị bệnh hiệu quả ngay tại đây.

Bệnh xơ cứng động mạch là gì?

Xơ cứng động mạch là tên gọi chung của một nhóm các bệnh lý khiến động mạch trở nên dày và cứng. Ở người khỏe mạnh, các động mạch có thể co giãn linh hoạt để cung cấp máu nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể. Khi động mạch bị xơ cứng, lưu lượng máu bị gián đoạn gây ra các vấn đề về tuần hoàn.

Xơ vữa động mạch là một dạng của xơ cứng động mạch. Trong đó có sự tích tụ của chất béo, cholesterol, canxi và các chất thải trong máu tạo thành mảng xơ vữa bám trên thành động mạch. Những mảng bám này khiến cho động mạch bị thu hẹp, cản trở máu lưu thông. Các mảng xơ vữa cũng có thể nứt vỡ, làm xuất hiện cục máu đông gây tắc nghẽn hoàn toàn động mạch.

Ngoài xơ vữa động mạch, xơ cứng động mạch còn có nhiều dạng khác như xơ hóa động mạch do lão hóa, vôi hóa động mạch, xơ vữa động mạch tăng sản, xơ cứng tiểu động mạch hyaline…

Hình ảnh xơ cứng động mạch do sự xuất hiện của mảng xơ vữa

Hình ảnh xơ cứng động mạch do sự xuất hiện của mảng xơ vữa

Các dấu hiệu cảnh báo của bệnh xơ cứng động mạch là gì?

Rất nhiều người không biết mình bị xơ cứng động mạch cho đến khi xuất hiện cơn đau tim hoặc chứng phình động mạch. Tùy từng vị trí động mạch bị xơ cứng và người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng bao gồm:

– Đau ngực

– Khó thở

– Đổ mồ hôi

– Đau ở cánh tay hoặc vai

– Mệt mỏi

– Ho khan

– Cảm giác lâng lâng, chóng mặt

– Đau đầu dữ dội

– Khó nói

– Các vấn đề về thị lực

– Đau chân

Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng xơ cứng động mạch nhưng chưa tìm ra cách khắc phục, hãy liên hệ với chúng tôi theo tổng đài (zalo) 0962.546.541để được tư vấn giải pháp tốt nhất.

Yếu tố nguy cơ gây xơ cứng động mạch

Các yếu tố nguy cơ góp phần làm phát triển bệnh xơ cứng động mạch là:

– Tuổi cao

– Hút thuốc lá

– Tiền sử gia đình mắc bệnh tim sớm

– Hút thuốc

– Béo phì

– Lười tập thể dục

– Ăn uống thiếu khoa học: đồ ăn chứa nhiều muối, đường, chất béo bão hòa…

– Mắc bệnh mạn tính: tiểu đường, mỡ máu cao, tăng huyết áp…

Chẩn đoán xơ cứng động mạch

Tùy thuộc vào kết quả khám lâm sàng bằng ống nghe và tiền sử bệnh, bác sĩ có thể đề xuất một hoặc nhiều xét nghiệm để chẩn đoán chính xác xơ cứng động mạch, bao gồm:

– Xét nghiệm máu: để kiểm tra lượng đường, cholesterol trong máu của bạn, protein phản ứng C (CRP) – một loại protein có liên quan đến tình trạng viêm động mạch.

– Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG): giúp kiểm tra các tín hiệu điện trong tim.

– Bài kiểm tra gắng sức: giúp tiết lộ các vấn đề của tim khi bạn vận động mà có thể bị bỏ sót khi bạn nghỉ ngơi.

– Siêu âm tim: để kiểm tra sự di chuyển của dòng máu khi tim đập và qua các động mạch.

– Siêu âm Doppler: giúp bác sĩ xác định mức độ tắc nghẽn và tốc độ lưu thông máu trong động mạch.

– Chỉ số mắt cá chân – cánh tay (ABI): để xác định tình trạng xơ cứng động mạch ở chân dựa vào việc so sánh huyết áp ở mắt cá chân với huyết áp ở cánh tay.

– Thông tim và chụp mạch: dùng để xác định vị trí và mức độ tắc nghẽn động mạch vành.

– Chụp CT mạch vành: giúp phát hiện sự lắng đọng canxi trong thành động mạch. Khi có điểm canxi càng cao thì nguy cơ bị xơ cứng động mạch càng cao.

Chụp CT chẩn đoán xơ cứng động mạch

Chụp CT chẩn đoán xơ cứng động mạch

Điều trị xơ cứng động mạch

Tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của xơ cứng động mạch, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị sau:

Thuốc men

Nhiều loại thuốc có thể làm chậm hoặc thậm chí đảo ngược tình trạng xơ cứng động mạch, chẳng hạn như:

– Thuốc hạ mỡ máu: Statin là nhóm thuốc phổ biến nhất giúp làm giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) – một loại cholesterol xấu tham gia hình thành xơ vữa động mạch.

– Thuốc chống đông máu: như aspirin giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn hoàn toàn động mạch.

– Thuốc hạ áp: Thuốc hạ áp không chỉ giúp đẩy lùi nguy cơ xơ cứng động mạch mà còn dự phòng các biến chứng liên quan đến bệnh, chẳng hạn như nhồi máu cơ tim.

– Các loại thuốc khác: Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc khác để kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây xơ cứng động mạch, chẳng hạn như thuốc trị tiểu đường.

Điều trị xơ cứng động mạch hiệu quả với giải pháp thảo dược

Hiện nay, có rất nhiều thảo dược được ứng dụng trong điều trị xơ cứng động mạch. Đáng chú ý là các thảo dược có tác dụng làm tăng độ bền và tính đàn hồi thành mạch, giảm mỡ máu, chống xơ vữa, ngăn ngừa cục máu đông như Bồ hoàng, Đan sâm, Hoàng bá, Natto… đã được đưa vào công thức của nhiều sản phẩm hỗ trợ dạng viên nén tiện dụng, điển hình như Vương Tâm Thống.

Theo PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn – Nguyên phó Giám đốc Bệnh viện Quân Y 103: “Các thảo dược Bồ hoàng, Đan sâm, Đỏ ngọn, Sơn tra… trong Vương Tâm Thống đều có tác dụng giãn mạch, hoạt huyết, giảm mỡ máu, chống đông nên tác động sâu vào căn nguyên gây xơ cứng động mạch, do đó sẽ hỗ trợ rất tốt để giảm nhẹ triệu chứng cho người bệnh.”

Đồng quan điểm trên, GS.TS Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam cũng cho rằng: Vương Tâm Thống là lựa chọn đáng tin cậy cho người bệnh xơ cứng động mạch để nâng cao sức khỏe tim mạch và ngăn chặn bệnh tiến triển.”

Khảo sát của Báo Khoa học & Đời sống phối hợp cùng Tạp chí Sức khỏe & Môi trường về mức độ hài lòng của người dùng Vương Tâm Thống cũng cho thấy, có tới 97.76% người bệnh mạch vành (xơ cứng động mạch) đánh giá rất hài lòng sau 1 tháng sử dụng sản phẩm này.

Bạn có thể lắng nghe nhận định của các chuyên gia tại buổi tổng kết khảo sát qua video dưới đây:

Chuyên gia Tim mạch đánh giá về tác dụng của Vương Tâm Thống

Phẫu thuật và can thiệp động mạch

Nếu bạn không thể kiểm soát các triệu chứng bằng thuốc do xơ cứng động mạch nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị một trong các phương pháp sau:

– Nong mạch và đặt stent: Thủ thuật này còn được gọi là can thiệp mạch vành qua da (PCI) – giúp mở thông động mạch bị tắc nghẽn bằng cách luồn ống thông có gắn bóng nong ở đầu vào động mạch bị xơ cứng. Sau đó stent (ống lưới bằng kim loại) được để lại trong động mạch nhằm giữ cho động mạch được mở ra cố định.

– Cắt bỏ nội mạc động mạch: Được áp dụng với những trường hợp bị xơ cứng động mạch do xơ vữa hoặc vôi hóa. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ mảng bám tích tụ trên thành động mạch.

– Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Trong loại phẫu thuật tim hở này, bác sĩ sẽ lấy một đoạn mạch máu khỏe mạnh từ một bộ phận khác của cơ thể để tạo đường vòng quanh động mạch bị tắc, nhằm chuyển hướng dòng máu. Đôi khi đoạn mạch thay thế sẽ được làm từ vật liệu tổng hợp.

Điều chỉnh lối sống

– Tập thể dục thường xuyên: Bạn cần đặt mục tiêu tập thể dục ít nhất 150 phút/tuần với các bài tập vừa sức như đạp xe, đi bộ nhanh, yoga, thể dục nhịp điệu…

– Ăn một chế độ ăn lành mạnh: Hạn chế thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa, muối, đường và tăng cường ăn nhiều trái cây, rau xanh, các loại thịt trắng (cá tươi, thịt lườn gà, tôm, cua…)

– Giữ cân nặng hợp lý: Giảm cân nếu bạn bị thừa cân, béo phì đảm bảo chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 24,9.

– Ngừng hút thuốc: Bỏ thuốc lá là điều tốt nhất bạn có thể làm để giữ cho động mạch luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa biến chứng xơ cứng động mạch.

– Uống ít rượu: không nên uống quá 14 đơn vị rượu mỗi tuần. 14 đơn vị tương đương với 6 lít bia hoặc 10 ly rượu nhẹ.

– Quản lý căng thẳng: Bạn có thể thực hành các kỹ thuật để kiểm soát căng thẳng, chẳng hạn như thư giãn cơ và hít thở sâu.

Xơ cứng động mạch là bệnh lý nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể điều trị được nếu tìm đúng giải pháp. Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải bệnh lý này và cần được tư vấn cách trị phù hợp nhất, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo tổng đài (zalo) 0962.546.541 để được hỗ trợ.

Xem thêm:

97.76% người bệnh mạch vành hài lòng sau khi dùng Vương Tâm Thống  

Hé lộ bài thuốc trị xơ vữa động mạch vành nặng của cụ bà 85 tuổi

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, webmd.com

BẢNG GIÁ

Điện thoại đặt hàng:  0962.546.5410866.746.966

1. Vương Tâm Thống hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2-5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

2. Vương Tâm Thống 2 lọ x 90 viên (Tặng 1 hộp 30 viên):

– Giá: 1.100.000 đồng/hộp 2 lọ

3. Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Ngoài ra đơn hàng thành công sẽ được chúng tôi tặng thêm 01 cuốn cẩm nang điện tử “Sống khỏe với bệnh tim mạch” qua email đăng ký

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      2 Bình luận
      Cũ nhất
      Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      " Lê Cường"
      2 Năm Trước

      Thưa bác sĩ tôi đi khám bị xơ cứng động mạch cảnh. Vậy tôi có dùng đc vương tâm thống kèm thuốc tây không?

      DS. Lê Lương
      Người sửa
      2 Năm Trước
      Trả lời  " Lê Cường"

      Chào bạn Lê Cường,
      Với trường hợp của bạn, để ngăn ngừa xơ cứng động mạch cảnh (xơ vữa động mạch cảnh) tiến triển, bên cạnh việc tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn nên sử dụng sớm Vương Tâm Thống với liều 4 viên/ngày, chia làm 2 lần, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ, cách các thuốc khác từ 1 – 2 giờ trong khoảng 3 – 6 tháng. Vương Tâm Thống có thành phần từ các thảo dược Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm… và hoạt chất sinh học tự nhiên, giúp giãn mạch, tăng lượng máu đến nuôi tim, cải thiện chức năng co bóp của cơ tim và chống huyết khối, từ đó giúp làm giảm tiến triển của xơ vữa động mạch; cải thiện các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau tức ngực… và phòng ngừa biến chứng xơ vữa động mạch hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về Vương Tâm Thống trong bài viết sau:
      https://chuadautim.com/bai-viet/vuong-tam-thong/tpcn-vuong-tam-thong-va-nhung-loi-ich-chuyen-biet-cho-benh-mach-vanh.html
      Ngoài ra, nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0962.546.541 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sức khỏe!