Bạn có biết 1 – 3% người bệnh cao huyết áp sẽ gặp phải cơn tăng huyết áp cấp cứu ít nhất 1 lần trong đời, tình trạng này có thể đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời.
Tăng huyết áp cấp cứu là gì?
Tăng huyết áp cấp cứu (hypertensive emergencies) là tình trạng tăng huyết áp nghiêm trọng, huyết áp tâm thu cao hơn 180mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương cao hơn 120mmHg cùng với các dấu hiệu tổn thương cơ quan đích, chủ yếu là não, hệ tim mạch và thận. Tăng huyết áp cấp cứu còn được gọi với tên khác là cơn tăng huyết áp ác tính.
Tăng huyết áp cấp cứu thường gặp trong những trường hợp sau:
Tăng huyết áp cấp cứu là tình trạng đe dọa tính mạng cần được xử trí khẩn cấp
Đừng để tăng huyết cấp cứu xảy ra rồi mới lo điều trị. Ngay từ bây giờ bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn tình trạng này xảy ra, hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại (zalo) 0962.546.541 để được tư vấn giải pháp tốt nhất.
Nguyên nhân gây ra tăng huyết áp cấp cứu
Cơn tăng huyết áp cấp cứu thường là do người bệnh huyết áp cao không tuân thủ sử dụng thuốc hạ áp theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, tăng huyết áp cấp cứu còn có thể do một số nguyên nhân thứ phát như:
– Tác dụng phụ của thuốc giảm giao cảm (cocaine, thuốc thông mũi không kê đơn) và một số loại thuốc khác như cyclosporin, tacrolimus, erythropoietin, steroid, NSAID…
– Bệnh nội tiết như u pheochromocytoma, cường aldosteron, hội chứng Cushing, cường giáp…
– Tiền sản giật: thường xảy ra ở phụ nữ mang thai tuần thứ 20, đôi khi có thể xảy ra sớm hơn hoặc sau khi sinh.
– Bệnh thận như xơ cứng bì thận, viêm cầu thận cấp, suy thận…
– Hẹp động mạch thận, hẹp động mạch chủ.
– Bệnh tự miễn.
– Tổn thương tủy sống do can thiệp phẫu thuật hoặc chấn thương.
– Đau cấp tính, tắc nghẽn đường tiểu.
Triệu chứng của cơn tăng huyết áp cấp cứu
Các triệu chứng của tăng huyết áp cấp cứu cũng chính là biểu hiện của tổn thương cơ quan đích. Dưới đây là một số triệu chứng mà người bệnh có thể gặp phải khi cơn tăng huyết áp cấp cứu xảy ra:
– Dấu hiệu tổn thương thần kinh: đau đầu dữ dội, chóng mặt, mất ý thức, lú lẫn, mê sảng, co giật, tê liệt nửa người…
– Dấu hiệu tổn thương tim mạch: đau ngực, khó thở, tim đập nhanh, chảy máu cam…
– Dấu hiệu tổn thương thận: tiểu ít, tiểu ra máu, phù chi do tích nước trong cơ thể khi chức năng thận giảm.
– Dấu hiệu tổn thương mắt: mờ mắt, thấy ruồi bay trước mắt, nhức đầu, nhìn đôi, buồn nôn, nôn…
Khi xuất hiện những triệu chứng này, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để tiến hành xử trí cấp cứu.
Xử trí cơn tăng huyết áp cấp cứu
Người bệnh cần được dùng các loại thuốc có tác dụng hạ áp nhanh theo đường tiêm tĩnh mạch để giảm huyết áp một cách an toàn, bảo vệ chức năng cơ quan đích, cải thiện các triệu chứng và giảm thiểu biến chứng. Một số thuốc truyền tĩnh mạch thường được dùng hiện nay là nitroglycerine, labetalol, hydralazine, Sodium nitroprusside, nicardipine…
Mục tiêu điều trị là huyết áp trung bình giảm không quá 25% trong vòng vài phút đến 1 giờ. Nếu tình trạng người bệnh vẫn ổn định, tiếp tục giảm huyết áp tâm thu xuống đến 160mmHg, giảm huyết áp tâm trương xuống 100 – 110mmHg trong vòng 2 đến 6 giờ tiếp theo và đạt chỉ số huyết áp bình thường trong 24 – 48 giờ.
Việc giảm huyết áp quá nhanh có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ ở thận, não hoặc mạch vành gây ra tai biến. Các trường hợp ngoại lệ đối với nguyên tắc chung này là những bệnh nhân bị bóc tách động mạch chủ cần hạ huyết áp tâm thu xuống 120mmHg, người bị tăng bạch cầu cấp tính và tiền sản giật nặng hoặc sản giật thì phải giảm huyết áp tâm thu xuống 140 mmHg trong vòng 1 giờ đầu tiên.
Truyền tĩnh mạch xử trí cơn tăng huyết áp cấp cứu
Giải pháp ngăn chặn cơn tăng huyết áp cấp cứu
Người bệnh huyết áp cao luôn phải đề phòng với cơn tăng huyết áp cấp cứu bằng cách:
– Sử dụng thuốc hạ áp đều đặn: Tỷ lệ tử vong trong vòng 1 năm ở những người bị tăng huyết áp cấp cứu là hơn 79% và thời gian sống thêm trung bình là 10,4 tháng nếu những người này không được điều trị bằng thuốc hạ áp. Do đó, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ là yêu cầu quan trọng nhất mà người bệnh cần tuân thủ.
– Thực hiện chế độ ăn DASH: Ăn nhạt (giảm lượng muối xuống dưới 2g/ngày), tăng cường ăn nhiều rau quả tươi, trái cây, ngũ cốc nguyên cám, các loại cá tươi… Hạn chế thực phẩm chứa chất béo có hại cho tim mạch có trong các loại thịt đỏ, mỡ động vật, nội tạng động vật, thực phẩm chế biến qua dầu mỡ tái sử dụng nhiều lần…
– Tăng cường luyện tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày, lựa chọn những bài tập vừa sức như yoga, thiền tịnh, đi bộ, đạp xe…
– Giảm căng thẳng bằng các bài tập luyện hít thở, xem chương trình giải trí, nghe nhạc…
– Bỏ hút thuốc lá và tránh xa môi trường phải hít khói thuốc thụ động vì nicotin trong khói thuốc có thể làm tăng huyết áp và tổn thương mạch máu.
– Sử dụng sản phẩm thảo dược: Để ổn định huyết áp hiệu quả thì ngoài dùng thuốc theo chỉ định, người bệnh nên bổ sung thêm những sản phẩm hỗ trợ chứa thảo dược có tác dụng giãn mạch, hạ áp như Bồ hoàng, Hoàng bá, Sơn tra… Nhờ viên uống này, nhiều người bệnh cao huyết áp lâu năm như bác Bùi Đức Thúy (Sơn Dương, Tuyên Quang) đã không còn lo lắng về cơn tăng huyết áp cấp cứu trong nhiều năm qua. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của bác tại video dưới đây:
Bí quyết phòng ngừa cơn tăng huyết áp cấp cứu nhờ giải pháp thảo dược
Tăng huyết áp cấp cứu có thể xảy đến bất chợt nếu như bạn không có biện pháp dự phòng từ trước. Hãy chủ động phòng ngừa trước khi tình huống nguy cấp này xảy ra bất kỳ lúc nào để bảo vệ tính mạng cho chính bản thân mình.