Để việc điều trị suy tim đạt hiệu quả cao, người bệnh cần được đánh giá mức độ suy tim hiện tại của mình. Vậy suy tim có mấy cấp độ? Làm thế nào để chẩn đoán chính xác cấp độ suy tim? Hãy cùng tim hiểu ngay tại bài viết này!
Suy tim có mấy cấp độ?
Tim là bộ phận quan trọng nắm giữ vai trò đưa máu giàu oxy và dưỡng chất tới mọi cơ quan trong cơ thể. Khi bị suy tim, chức năng tim suy yếu, đồng nghĩa với hoạt động bơm máu giảm đi, người bệnh sẽ thường xuyên gặp các triệu chứng đau ngực, khó thở, mệt mỏi…
Tùy thuộc vào tiêu chí đánh giá là vị trí buồng tim bị suy, chức năng tâm thu, tâm trương, hay mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, mà có các cách phân loại suy tim tương ứng, cụ thể như:
Dựa trên mức độ của triệu chứng và sự giới hạn hoạt động thể chất
1. Phân loại suy tim của Hiệp hội Tim mạch New York (NYHA)
Đây là cách phân loại đơn giản và tiện dụng nhất dựa trên mức độ biểu hiện triệu chứng của người bệnh. Có 4 mức độ suy tim theo phân loại của NYHA, cụ thể là:
– Suy tim độ 1 (Suy tim giai đoạn đầu): Người bệnh chưa có giới hạn về hoạt động thể chất, có thể thực hiện mọi công việc hằng ngày một cách bình thường.
– Suy tim độ 2: Người bệnh có hạn chế nhẹ về thể lực; các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, thở dốc, nhịp tim nhanh… xuất hiện khi thực hiện các hoạt động gắng sức. Tuy nhiên, những biểu hiện này có thể giảm ngay khi nghỉ ngơi, thư giãn.
– Suy tim độ 3: Người bệnh bị hạn chế đáng kể với mọi hoạt động thể lực, nhưng vẫn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn khi nghỉ ngơi.
– Suy tim độ 4 (Suy tim giai đoạn cuối): Người bệnh gặp khó khăn khi thực hiện mọi hoạt động thể chất, ngay cả nghỉ ngơi cũng có thể bị khó thở, mệt mỏi, đau tức ngực,…
Suy tim có mấy cấp độ? – Suy tim có 4 cấp độ theo hệ thống phân loại của Hiệp hội Tim mạch New York
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về các cấp độ của suy tim cũng như cách để kiểm soát căn bệnh này, hãy liên hệ tới số điện thoại – zalo 0962.546.541, để được đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi tư vấn và hướng dẫn điều trị hiệu quả.
2. Phân loại của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (ACC/AHA) chia thành 4 giai đoạn suy tim
– Suy tim giai đoạn A (suy tim giai đoạn đầu): Người bệnh có nguy cơ suy tim nhưng chưa có sự thay đổi cấu trúc tim chẳng hạn như: người bệnh tiểu đường, bệnh mạch vành mà không có tiền sử cơn nhồi máu cơ tim.
– Suy tim giai đoạn B: Người bệnh chưa phát hiện triệu chứng suy tim nhưng có tình trạng giảm phân suất tống máu, phì đại thất trái…
– Suy tim giai đoạn C: Người bệnh xuất hiện những biến đổi trong cấu trúc tim; trên lâm sàng đã xuất hiện các biểu hiện của suy tim (khó thở, mệt mỏi, hụt hơi, tức ngực…) và vẫn đáp ứng với thuốc điều trị.
– Suy tim giai đoạn D (suy tim giai đoạn cuối): Trong giai đoạn này, mặc dù người bệnh đã sử dụng thuốc nhưng các triệu chứng không được cải thiện, cần can thiệp phẫu thuật cấy ghép các thiết bị hỗ trợ tim hoặc thay tim.
Phân loại suy tim theo ACC/AHA khác nhiều so với bảng phân loại NYHA, vì không có sự đảo ngược trở về giai đoạn trước, tức nếu đã suy tim giai đoạn C thì sẽ không bao giờ có thể quay trở lại giai đoạn B. Còn với 4 mức độ suy tim theo phân loại của NYHA, người bệnh có thể chuyển từ mức độ này sang mức độ khác.
3. Phân loại suy tim theo mức độ tiến triển của bệnh
– Suy tim cấp tính: Suy tim tiến triển nhanh, đột ngột nếu không được cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong là rất cao.
– Suy tim mạn tính: Suy tim tiến triển theo thời gian, xen kẽ giai đoạn ổn định là các đợt cấp tính hay còn gọi là suy tim mất bù.
Phân loại suy tim tùy thuộc vị trí buồng tim bị tổn thương
Mỗi buồng tim sẽ đảm nhận một nhiệm vụ khác nhau trong việc duy trì vòng tuần hoàn. Tùy thuộc vào vị trí buồng tim bị tổn thương, người ta chia suy tim thành 3 loại:
– Suy tim trái: là tình trạng chức năng nhĩ trái và tâm thất trái suy giảm, khiến tim không còn đủ khả năng bơm máu giàu oxy tới các cơ quan trong cơ thể.
– Suy tim phải: là tình trạng tâm nhĩ phải và tâm thất phải đã suy yếu, tim không thể đẩy máu lên phổi để trao đổi oxy, khiến ứ máu tại thất phải.
– Suy tim toàn bộ: là tình trạng suy tim có sự kết hợp đồng thời cả suy tim trái và suy tim phải.
Suy tim toàn bộ là sự kết hợp của suy tim trái và suy tim phải
Phân loại suy tim theo chức năng sinh lý tâm thu, tâm trương
– Suy tim tâm trương: là tình trạng suy tim trong đó có sự suy giảm khả năng giãn của cơ tim để kéo máu từ tĩnh mạch trở về tim.
– Suy tim tâm thu: là tình trạng suy tim trong đó có sự suy giảm chức năng bơm máu giàu oxy từ tim ra động mạch tới các cơ quan trong cơ thể.
Chẩn đoán mức độ suy tim
Bên cạnh các triệu chứng cơ năng có thể nhận biết như: xung huyết phổi đặc trưng bởi tình trạng khó thở, giảm cung lượng tim khiến người bệnh mệt mỏi, lú lẫn, đau đầu, hay một số biểu hiện khác như đau ngực, chóng mặt, choáng ngất, thở nhanh, nông… thì để chẩn đoán chính xác mức độ suy tim, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm sau:
– Xét nghiệm máu
– Chụp X – quang ngực
– Siêu âm tim
– Điện tâm đồ
– Chụp mạch vành
Suy tim có nguy hiểm không?
Trong vài năm trở lại đây, suy tim luôn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở những người bệnh tim mạch với tỉ lệ đang ngày càng tăng nhanh và trẻ hóa.
Suy tim thực sự là một căn bệnh rất nguy hiểm, bởi khi tim bị suy, đồng nghĩa với việc hoạt động bơm máu của tim ngưng trệ, mọi cơ quan trong cơ thể rơi vào tình trạng thiếu máu khiến người bệnh thường xuyên mệt mỏi, khó thở, đau tức ngực, hụt hơi…
Nếu không sớm được điều trị, suy tim có thể tiến triển gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh chẳng hạn như nhồi máu cơ tim, rung nhĩ gây đột quỵ và hình thành huyết khối…
Đối phó với suy tim như thế nào?
Để điều trị suy tim, việc đầu tiên người bệnh cần tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời thay đổi lối sống lành mạnh hơn.
Lối sống lành mạnh cho người bệnh suy tim
– Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế đường, muối, lượng nước uống mỗi ngày và chất béo bão hòa; tăng cường rau xanh, trái cây tươi.
– Ngưng hút thuốc lá, tránh lạm dụng rượu bia, ma túy và các chất kích thích.
– Giảm căng thẳng mệt mỏi bằng các bài tập yoga, thiền tịnh, đi bộ nhẹ nhàng và hít sâu thở chậm 15 – 20 phút mỗi ngày.
– Kiểm tra cân nặng thường xuyên, nếu tăng cân nhanh bất thường có thể do tích nước gây ra. Hãy giữ mức cân nặng hợp lý, thực hiện giảm cân nếu có tình trạng béo phì.
– Hạn chế suy nghĩ nhiều, lo lắng, căng thẳng quá độ.
– Tập thể dục thường xuyên, hãy lựa chọn bài tập vừa sức và bắt đầu tập với cường độ nhẹ rồi nâng dần lên tùy theo khả năng của bạn.
Sử dụng thuốc
Một số nhóm thuốc thường được dùng cho người bệnh suy tim là thuốc giãn mạch, thuốc lợi tiểu, thuốc chống đông máu, thuốc hạ mỡ máu, thuốc trợ tim… Liều lượng và loại thuốc sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe của người bệnh. Những thuốc này mặc dù không thể loại bỏ được nguyên nhân gây suy tim, nhưng sẽ giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng tốt hơn.
Dùng thảo dược hỗ trợ điều trị suy tim ngay từ giai đoạn sớm
Bên cạnh thuốc tây điều trị, các chuyên gia Tim mạch khuyến cáo người bệnh nên sử dụng kết hợp cùng các sản phẩm chứa thảo dược tự nhiên như Bồ hoàng, Hoàng bá, Đan sâm… Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh vai trò của những thảo dược này trong điều trị suy tim.
Điển hình như nghiên cứu của Bệnh viện Thành Đô (Trung Quốc) về tác dụng của berberin – hoạt chất có trong thảo dược Hoàng bá trên người bệnh suy tim độ 3, độ 4. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 2 tuần sử dụng hoạt chất này, tất cả các bệnh nhân đều gia tăng phân suất tống máu – chỉ số cho thấy hiệu suất làm việc của tim đã tăng lên.
Nghiên cứu khác về Bồ hoàng của Đại học Y khoa Nam Kinh (Trung Quốc) và Đan sâm của Đại học Hoshi (Nhật Bản) cũng đã chứng minh tác dụng giãn mạch, cải thiện lưu thông tuần hoàn của 2 vị thảo dược này; từ đó giúp đẩy lùi mọi triệu chứng do ứ trệ tuần hoàn như ho, phù, khó thở, mệt mỏi…
Sự kết hợp của Bồ hoàng, Hoàng bá, Đan sâm trong viên uống thảo dược Vương Tâm Thống đã và đang trở thành giải pháp thảo dược tối ưu giúp người bệnh nâng cao sức khỏe và phòng ngừa suy tim tiến triển.
Hiệu quả của Vương Tâm Thống cũng đã được làm sáng tỏ qua chương trình “Khảo sát đánh giá người dùng về Vương Tâm Thống trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch”, kết quả cho thấy:
97.05% người bệnh tim mạch đánh giá rất hài lòng về tình trạng sức khỏe sau khi dùng Vương Tâm Thống. Trong đó có 93.36% người bệnh cải thiện rõ rệt tình trạng đau tim, đau thắt ngực, nhói ở ngực và 64.94% trong số đó ghi nhận chỉ số huyết áp/mỡ máu về mức bình thường, tình trạng khó thở, tim đập nhanh, hồi hộp thuyên giảm hẳn.
Chương trình khảo sát đánh giá hiệu quả của Vương Tâm Thống
Kết quả khảo sát này đã giúp người bệnh tim mạch (suy tim, hẹp mạch vành, hẹp/hở van tim…) thêm vững tin hơn khi lựa chọn Vương Tâm Thống là người bạn đồng hành trên hành trình trị bệnh của mình. Và trên thực tế cũng đã có hàng ngàn người bệnh suy tim cải thiện được sức khỏe nhờ dùng sản phẩm này.
Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của bác Đào Gia Đạt (0362.231.874 – thôn Đại Tự, xã Đại Tự, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) – người bệnh suy tim độ 3 do tắc nghẽn mạch vành hoàn toàn đã trị bệnh thành công nhờ Vương Tâm Thống để hiểu rõ hơn về tác dụng của sản phẩm này qua video dưới đây:
Bác Đạt chia sẻ giải pháp thảo dược điều trị suy tim hiệu quả
Xem thêm:
Điều trị suy tim bằng Đông y với 6 vị thảo dược an toàn, hiệu quả
8 lý do khiến người bệnh suy tim nên lựa chọn dùng Vương Tâm Thống mỗi ngày
Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn đọc có thể trả lời được câu hỏi “Suy tim có mấy cấp độ?” cũng như hiểu rõ hơn về cách để biết mình đang ở cấp độ nào, từ đó sớm có những quyết định đúng đắn trong điều trị bệnh, hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra trong tương lai.
Nguồn tham khảo: healthline.com, healio.com
——————————
Thông tin cho bạn:
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống – sản phẩm hỗ trợ điều trị suy tim chứa bộ 9 thảo dược gồm Bồ hoàng, Hoàng bá, Đan sâm kết hợp cùng Đỏ ngọn, Sơn tra Cao Natto, Mạch môn, L – carnitine fumarate, Alpha lipoic acid.
Với công thức thảo dược toàn diện, phát triển và kế thừa công thức trị bệnh tim từ nhiều sản phẩm tim mạch khác trên thị trường, Vương Tâm Thống là giải pháp thảo dược hỗ trợ điều trị suy tim tối ưu được sản xuất bởi Công ty sản xuất và thương mại Hồng Bàng – đơn vị tiên phong trong công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe hàng đầu Việt Nam.
Tìm hiểu thêm về hành trình 10 năm đồng hành và phát triển của Vương Tâm Thống qua video dưới đây:
Vương Tâm Thống – 10 năm đồng hành và phát triển cùng người bệnh tim mạch
Cho tôi hỏi, mẹ tôi năm nay 70 tuổi, cũng bị suy tim độ 3 như ông Đạt. Liệu mẹ tôi dùng Vương Tâm Thống thì có được không?
Chào bạn Kim Thư,
Suy tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, nếu không điều trị tốt có thể tiến triển nặng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và hạn chế khả năng vận động, sinh hoạt của người bệnh. Hiện tại, mẹ bạn cũng đã lớn tuổi, bởi vậy để kiểm soát tốt bệnh, gia đình bạn cần tuân thủ cho mẹ điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ và thăm khám sức khỏe tim mạch định kỳ 3 – 6 tháng/lần nhằm theo dõi bệnh.
Vương Tâm Thống là sản phẩm hỗ trợ tim mạch chuyên biệt có thành phần gồm các thảo dược như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm… và hoạt chất sinh học tự nhiên, giúp giãn mạch, tăng lượng máu đến nuôi tim, cải thiện chức năng co bóp của cơ tim, từ đó làm giảm tiến triển của suy tim; cải thiện các triệu chứng ứ trệ tuần hoàn do suy tim như khó thở, mệt mỏi, đau tức ngực…; đồng thời phòng ngừa các biến chứng tim mạch khác cho mẹ bạn. Do vậy, bên cạnh dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, để cải thiện sức khỏe tốt hơn, mẹ bạn nên sử dụng thêm Vương Tâm Thống liều 6 viên/ngày, chia làm 2 lần, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ, cách các thuốc khác từ 1 – 2 giờ, trong khoảng thời gian 3 – 6 tháng. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về Vương Tâm Thống và cách sử dụng sản phẩm trong bài các viết sau:
https://chuadautim.com/bai-viet/vuong-tam-thong/7-ly-do-khien-nguoi-benh-suy-tim-nen-lua-chon-dung-vuong-tam-thong-moi-ngay.html
https://chuadautim.com/bai-viet/vuong-tam-thong/huong-dan-su-dung-vuong-tam-thong-dung-cach-va-som-co-hieu-qua.html
Thực tế, có rất nhiều người bị suy tim nhờ kiên trì sử dụng Vương Tâm Thống kết hợp cùng thuốc tây đã cải thiện bệnh rất tốt. Bạn có thể lắng nghe thêm chia sẻ của họ qua bài viết sau:
https://chuadautim.com/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/kinh-nghiem-dieu-tri-suy-tim-tu-cong-thuc-thao-duoc-9-vi.html
Ngoài ra, trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày mẹ bạn cũng nên lưu ý:
Tăng cường rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, cá biển…
Hạn chế muối, đường và thực phẩm giàu cholesterol, chất béo bão hòa như đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh chế biến sẵn, bánh kẹo ngọt…
Duy trì tập thể dục đều đặn mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, yoga, thiền…
Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh căng thẳng, làm việc quá sức
Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ qua điện thoại hoặc zalo số: 0962.546.541 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc mẹ bạn sức khỏe!