Nhồi máu cơ tim có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này cũng như tầm quan trọng của việc phòng ngừa biến chứng kịp thời. Vậy nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không? Bài viết này sẽ trả lời câu hỏi giúp bạn.
Nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không?
Nhồi máu cơ tim là tình trạng nguy hiểm xảy ra khi động mạch vành nuôi tim bị tắc nghẽn hoàn toàn, gây tổn thương cơ tim vĩnh viễn do thiếu máu nuôi dưỡng, dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:
– Suy tim: Suy tim là biến chứng muộn thường gặp ở 25 – 50% người bệnh sau nhồi máu cơ tim, nguyên nhân là do cơ tim bị tổn thương và suy yếu, không thể bơm đủ máu để nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể.
– Rối loạn nhịp tim: Nhồi máu cơ tim có thể gây ra rối loạn nhịp tim, bao gồm nhịp tim nhanh, chậm hoặc không đều; nguy hiểm nhất là các rối loạn nhịp tim như rung nhĩ, rung thất, nhịp nhanh thất… có thể gây đột tử hoặc xuất hiện cục máu đông trong tim.
– Sốc tim: Sốc tim tương tự như suy tim, nhưng nghiêm trọng hơn. Biến chứng này phát triển khi cơ tim bị tổn thương nghiêm trọng đến mức không thể bơm đủ máu để duy trì nhiều chức năng quan trọng của cơ thể; gây ra các triệu chứng như rối loạn tâm thần, tay chân lạnh, trụy mạch, tiểu ít, khó thở…
– Vỡ tim: Vỡ tim là một biến chứng cực kỳ nghiêm trọng nhưng tương đối hiếm gặp; xảy ra khi các thành cơ tim hoặc van tim bị nứt vỡ, thường xuất hiện từ 1 đến 5 ngày sau nhồi máu cơ tim. Ước tính rằng cứ 2 người thì có 1 người tử vong trong vòng 5 ngày sau khi gặp biến chứng vỡ tim.
– Tăng huyết áp phổi: Nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến tăng huyết áp phổi, nguyên nhân là do cơ tim bị tổn thương hoạt động kém hiệu quả, khiến cho huyết áp trong các mạch máu ở phổi tăng cao.
– Trầm cảm: Đây là biến chứng về tâm lý rất hay gặp ở người bệnh nhồi máu cơ tim. Trầm cảm có thể thúc đẩy những suy nghĩ tiêu cực, thậm chí là tự sát ở người bệnh.
Ngoài ra, nhồi máu cơ tim còn có thể dẫn đến suy giảm chức năng của nhiều cơ quan khác trong cơ thể, bao gồm não, thận và gan.
Nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không? – Nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm
Nhồi máu cơ tim gây ra nhiều hậu quả nặng nề cả về sức khỏe lẫn tâm lý. Hãy liên hệ ngay tổng đài (zalo) 0962.546.541 để được tư vấn giải pháp ngăn chặn biến chứng kịp thời.
Cách phòng ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim
Để phòng ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
Sử dụng thuốc
Người bệnh có thể được chỉ định một số loại thuốc như thuốc hạ mỡ máu (statins), thuốc hạ huyết áp (nhóm ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin II), thuốc chống đông máu (aspiriin, clopidoggrel) để ngăn ngừa các biến chứng sau nhồi máu cơ tim.
Việc sử dụng các loại thuốc cần được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ điều trị để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc phòng ngừa biến chứng.
Vương Tâm Thống – viên uống thảo dược dự phòng biến chứng nhồi máu cơ tim dài hạn
Để phục hồi tổn thương tim sau nhồi máu và ngăn chặn biến chứng nhồi máu cơ tim lâu dài, các chuyên gia Tim mạch khuyến cáo người bệnh nên sử dụng sớm viên uống thảo dược Vương Tâm Thống ngay sau khi xuất viện.
Với công thức gồm 9 thành phần tự nhiên, nổi bật là thảo dược Bồ hoàng, Mạch môn, Hoàng bá có tác dụng phục hồi mạch máu tổn thương, làm sạch mỡ máu và ức chế mảng xơ vữa phát triển kết hợp cùng Đỏ ngọn, Đan sâm có tác dụng chống oxy hóa, chống cục máu đông; nhờ đó Vương Tâm Thống giúp dự phòng hiệu quả các biến chứng sau nhồi máu cơ tim.
Tác dụng của Vương Tâm Thống cũng đã được khẳng định qua khảo sát đánh giá người dùng do Báo Khoa học & Đời sống và Tạp chí Sức khỏe & Môi trường thực hiện, kết quả cho thấy:
97.76% người bệnh mạch vành đánh giá hài lòng về Vương Tâm Thống; tình trạng đau thắt ngực, mệt mỏi, khó thở, tim đập nhanh được cải thiện rõ rệt.
Nhờ Vương Tâm Thống mà hàng ngàn người bệnh đã hồi phục sức khỏe nhanh chóng và không còn lo lắng về biến chứng nhồi máu cơ tim trong tương lai. Đó cũng chính là chia sẻ của bác Lương Quyết Thắng (0985.023.510 – huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) – một người bệnh nhồi máu cơ tim điển hình đã giảm được mảng xơ vữa nhờ Vương Tâm Thống trong video dưới đây:
Chia sẻ kinh nghiệm phòng ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim
Phẫu thuật
Phẫu thuật có thể bao gồm can thiệp mạch vành qua da (nong mạch, đặt stent), bắc cầu động mạch vành để khơi thông đoạn mạch bị tắc nghẽn, cải thiện lưu lượng máu đến nuôi tim nhằm giảm nhẹ triệu chứng và dự phòng biến chứng nhồi máu cơ tim tái phát.
Tuy nhiên, phẫu thuật là một quá trình phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, quyết định áp dụng phương pháp phẫu thuật nào để phòng ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim phải được bác sĩ cân nhắc dựa trên tình trạng sức khỏe của từng người bệnh.
Điều chỉnh lối sống
– Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế ăn đồ ăn có chứa chất béo bão hòa và cholesterol cao, muối, đường; tăng cường ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như rau củ, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám…
– Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng sau nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, người bệnh nên hạn chế các bài tập có tính chất đối kháng hay quá sức.
– Giảm căng thẳng, lo âu: Các biểu hiện căng thẳng, lo âu và stress có thể gây tăng huyết áp và tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng trầm cảm sau nhồi máu cơ tim. Vì vậy, người bệnh nên thực hiện các phương pháp giải tỏa căng thẳng như yoga, thiền, tập hít thở sâu và thư giãn.
– Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia: Việc hạn chế hoặc ngừng uống rượu và hút thuốc lá sẽ giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim tái phát và biến chứng sau nhồi máu cơ tim.
– Điều trị tốt các bệnh lý liên quan: như tiểu đường, cao huyết áp và rối loạn lipid máu…
– Thường xuyên khám sức khỏe: Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm và kiểm soát kịp thời các biến chứng nhồi máu cơ tim.
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không và nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc kiểm soát biến chứng sau nhồi máu. Hãy chủ động điều chỉnh lối sống khoa học, sử dụng sản phẩm hỗ trợ phù hợp để giảm thiểu nguy cơ biến chứng ngay từ sớm.
Xem thêm:
Nhồi máu cơ tim sống được bao lâu? – Cách để kéo dài tuổi thọ
Biểu hiện nhồi máu cơ tim không đơn giản chỉ là đau thắt ngực!
Nguồn tham khảo: emedicine.medscape.com