Trong vài thập kỷ qua, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, biểu hiện của nhồi máu cơ tim không chỉ đơn giản là cơn đau thắt ngực. Các triệu chứng nhồi máu cơ tim còn khác nhau tùy từng giới tính, lứa tuổi. Hãy cùng tìm hiểu ngay những biểu hiện thường gặp để phát hiện và xử trí sớm nhồi máu cơ tim nhằm hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất.
Các biểu hiện nhồi máu cơ tim ban đầu
Phát hiện các triệu chứng của cơn nhồi máu cơ tim càng sớm, cơ hội sống sót của bạn càng cao. Thật không may là nhiều người lại chủ quan và lười đi khám, ngay cả khi họ đã nghi ngờ có điều gì đó không ổn đang xảy ra. Các chuyên gia Tim mạch khuyến cáo người bệnh cần đi khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ nhồi máu cơ tim. Kể cả khi phát hiện sai thì thăm khám sớm vẫn tốt hơn là để cơ tim bị tổn thương trong thời gian dài.
Trên thực tế, có khoảng 50% người bệnh xuất hiện triệu chứng nhồi máu tim sớm, bao gồm:
– Đau nhẹ hoặc khó chịu ở vùng ngực có thể xuất hiện rồi nhanh chóng biến mất.
– Đau ở vai, cổ và hàm trái.
– Đổ mồ hôi.
– Buồn nôn hoặc nôn mửa.
– Choáng váng hoặc ngất xỉu.
– Khó thở.
– Lo lắng, bồn chồn.
Đau thắt ngực là biểu hiện nhồi máu cơ tim thường gặp
Bạn lo lắng về nguy cơ nhồi máu cơ tim nhưng chưa tìm ra giải pháp phòng ngừa hiệu quả? Hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại (zalo) 0962.546.541 để được tư vấn hỗ trợ.
Các biểu hiện nhồi máu cơ tim ở nam giới
Nam giới có nguy cơ nhồi máu cơ tim cao hơn và xuất hiện sớm hơn so với phụ nữ, nguy cơ này cũng tăng lên nếu người bệnh có tiền sử gia đình mắc bệnh tim, thói quen hút thuốc lá, huyết áp cao, mỡ máu cao, béo phì hoặc các yếu tố nguy cơ khác… Các biểu hiện của nhồi máu cơ tim ở nam giới thường gặp là:
– Đau thắt ngực, cảm giác như “một con voi” đang đè lên ngực hoặc tim bị bóp chặt. Cơn đau ngực dữ dội có thể xuất hiện và biến mất liên tục.
– Đau hoặc khó chịu phần trên cơ thể, bao gồm cánh tay, vai trái, lưng, cổ, hàm, bụng.
– Nhịp tim nhanh hoặc không đều.
– Cảm giác khó tiêu, khó chịu ở dạ dày.
– Khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi.
– Chóng mặt hoặc cảm giác như sắp ngất đi.
– Toát mồ hôi lạnh.
Các biểu hiện nhồi máu cơ tim ở nữ giới
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận ra rằng, các triệu chứng nhồi máu cơ tim ở phụ nữ có nhiều điểm khác biệt so với nam giới. Thực tế nhiều phụ nữ trải qua nhồi máu cơ tim nhưng không hề bị đau ngực; thay vào đó là các triệu chứng mệt mỏi bất thường, rối loạn giấc ngủ và hoang mang, lo lắng. Gần 80% phụ nữ cho biết họ đã có ít nhất 1 biểu hiện nhồi máu cơ tim trong hơn 1 tháng trước khi cơn nhồi máu cơ tim chính thức xuất hiện. Các triệu chứng nhồi máu cơ tim thường gặp ở phụ nữ là:
– Mệt mỏi bất thường kéo dài trong vài ngày hoặc đột ngột mệt mỏi nghiêm trọng.
– Rối loạn giấc ngủ.
– Lo lắng không rõ nguyên nhân.
– Cảm giác lâng lâng.
– Khó thở.
– Đầy hơi, khó tiêu.
– Đau lưng, vai hoặc lan lên cổ, hàm trái.
– Nặng ngực hoặc đau ở giữa ngực, có thể lan xuống cánh tay trái của bạn.
Biểu hiện nhồi máu cơ tim ở nam giới và phụ nữ sẽ khác nhau
Các triệu chứng nhồi máu cơ tim ở phụ nữ trên 50 tuổi
Bước sang tuổi 50, cơ thể người phụ nữ sẽ có những thay đổi đáng kể về thể chất. Trong giai đoạn này, nồng độ hormone estrogen giảm xuống là yếu tố nguy cơ phát triển nhồi máu cơ tim.
Thật không may là khả năng sống sót của phụ nữ sau cơn nhồi máu cơ tim thấp hơn so với nam giới. Do đó, việc phòng ngừa đau tim ở phụ nữ độ tuổi mãn kinh lại càng trở nên quan trọng. Các biểu hiện nhồi máu cơ tim mà phụ nữ trên 50 tuổi có thể gặp phải là:
– Đau ngực dữ dội.
– Đau hoặc khó chịu ở 1 hoặc cả 2 cánh tay, lưng, cổ, hàm, bụng.
– Tim đập nhanh hoặc không đều.
– Đổ mồ hôi.
Các triệu chứng của cơn nhồi máu cơ tim thầm lặng
Nhồi máu cơ tim thầm lặng cũng xảy ra giống như mọi cơn nhồi máu cơ tim khác, nhưng lại không hề gây ra triệu chứng điển hình như đau thắt ngực. Thậm chí, nhiều người không hề hay biết mình đã trải qua một cơn nhồi máu cơ tim.
Nhồi máu cơ tim thầm lặng vẫn gây ra những tổn thương tim và làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim tái phát trong tương lai. Một số dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim thầm lặng mà bạn cần theo dõi là:
– Cảm giác khó chịu ở ngực, cánh tay hoặc hàm và nhanh chóng biến mất sau khi nghỉ ngơi.
– Khó thở.
– Dễ mệt mỏi.
– Rối loạn giấc ngủ.
– Đau bụng, ợ chua.
– Vã mồ hôi lạnh.
Các biểu hiện nhồi máu cơ tim sẽ khác nhau tùy từng người và không chỉ đơn giản là cơn đau thắt ngực. Bạn là người hiểu rõ cơ thể mình hơn bất kì ai, nếu nhận thấy có bất kì dấu hiệu nào bất thường trên đây, hãy đi khám ngay lập tức bởi cơ hội sống sót của bạn phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm bạn phát hiện ra nhồi máu cơ tim.
Xem thêm:
Bí quyết trị đau tim, đau thắt ngực hiệu quả chặn đứng nguy cơ nhồi máu cơ tim
Hướng dẫn cách cấp cứu nhồi máu cơ tim tại nhà
Dược sĩ Lê Lương
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh tim mạch
Nguồn tham khảo:
https://www.medicinenet.com/heart_attack_symptoms_and_early_warning_signs/article.htm
https://www.cdc.gov/heartdisease/images/HA-signs-symptoms-social2.png
https://www.healthline.com/health/heart-disease/heart-attack-symptoms
Nếu lên cơn nhồi máu cơ tim thì sơ cứu thế nào ạ?
Chào bạn Thọ,
Khi gặp phải những triệu chứng cảnh báo nhồi máu cơ tim, người bệnh có thể tự xử trí theo hướng dẫn sau:
– Dừng ngay mọi công việc đang làm, ngồi nghỉ hoặc nằm theo tư thế nửa nằm nửa ngồi (nghiêng 1 góc 75 độ so với mặt đất), co đầu gối lên.
– Nới rộng quần áo, tháo cà vạt, khăn quàng cổ.
– Cố gắng giữ bình tĩnh bằng cách hít sâu, thở chậm.
– Báo cho người thân hoặc nhanh chóng gọi 115 để yêu cầu sự trợ giúp.
– Trong khi chờ đợi sự trợ giúp, người bệnh có thể dùng ngay 1 liều thuốc cấp cứu nhồi máu cơ tim (theo đơn của bác sỹ) dạng xịt hoặc đặt dưới lưỡi. Thuốc thông dụng nhất là Niitroglycerin.
– Nhai 1 viên Aspirin (theo chỉ định kê đơn của bác sỹ), việc này có thể thực hiện đồng thời với Nitroglycerin.
Nếu người thân bị nhồi máu cơ tim và đã bất tỉnh, trong thời gian chờ cấp cứu, bạn có thể thực hiện sơ cứu bằng cách ép tim ngoài lồng ngực, hô hấp nhân tạo để giúp người bệnh hồi tỉnh trở lại. Thông tin chi tiết về hướng dẫn cách sơ cứu khi nhồi máu cơ tim xảy ra, mời bạn vui lòng tham khảo tại bài viết:
https://chuadautim.com/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/huong-dan-cach-cap-cuu-nhoi-mau-co-tim-tai-nha.html
Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0962.546.541 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!