Mặc dù triệu chứng bệnh suy tim có thể dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp, tiêu hóa… nhưng bạn cũng không được chủ quan. Hãy nghĩ ngay đến suy tim và đi khám khi gặp phải 1 trong 9 triệu chứng sau đây.
9 triệu chứng bệnh suy tim thường gặp
1. Khó thở
Khó thở là triệu chứng phổ biến có thể gặp ở mọi cấp độ suy tim. Trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể xuất hiện khó thở khi gắng sức; chẳng hạn như leo cầu thang, chạy bộ… nhưng khi bước sang giai đoạn suy tim độ 3, độ 4, người bệnh không cần gắng sức mà chỉ cần đi bộ quãng ngắn, tắm giặt, phơi đồ… thậm chí là nghỉ ngơi cũng cảm thấy khó thở.
Nguyên nhân gây khó thở ở người bệnh suy tim là do khả năng bơm và hút máu trở về tim kém, khiến cho máu bị ứ tại phổi và thoát dịch vào các phế nang, gây cản trở lưu thông và trao đổi khí tại phổi dẫn đến khó thở. Mức độ khó thở thường tăng lên khi người bệnh nằm ở tư thế đầu thấp hoặc cúi xuống.
Triệu chứng khó thở còn gặp trong rất nhiều bệnh lý đường hô hấp. Điểm khác biệt là khó thở trong suy tim xuất hiện cả ở thì hít vào và thở ra, còn khó thở do bệnh hô hấp như hen phế quản lại xảy ra ở khi thở ra là chính.
2. Ho nhiều
Người bệnh có thể xuất hiện ho khan hoặc có đờm trắng, bọt hồng (do ho nhiều làm vỡ các mao mạch nhỏ gây xuất huyết). Ho chính là phản xạ tự nhiên của cơ thể để tống xuất dịch, đờm bị ứ trệ tại phổi do suy tim gây ra. Điểm khác biệt của ho trong suy tim là thường xuất hiện ở người bệnh tăng huyết áp hoặc bệnh van tim và kèm theo triệu chứng khó thở. Cơn ho thường xảy ra vào ban đêm hoặc khi người bệnh gắng sức, liên quan đến sự thay đổi tư thế của người bệnh, chẳng hạn như đang ngồi rồi đột ngột nằm xuống.
3. Mệt mỏi
Triệu chứng mệt mỏi có thể xuất hiện trong rất nhiều bệnh lý khác không chỉ riêng suy tim. Tuy nhiên nếu để ý, người bệnh sẽ cảm nhận thấy những hoạt động thường ngày trước đây có thể thực hiện dễ dàng thì nay đã trở nên khó khăn, cảm giác chân tay vô lực. Người bệnh suy tim nặng dù nghỉ ngơi nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi cùng cực. Nguyên nhân là do sức co bóp của tim yếu khiến cho lượng máu bơm đi không đáp ứng đủ nhu cầu của các cơ quan, gây suy nhược cơ thể.
Một số triệu chứng bệnh suy tim
Nếu bạn đang gặp phải bất kì triệu chứng bệnh suy tim nào dù chỉ là thoáng qua, hãy đi khám và liên hệ ngay với chúng tôi theo tổng đài (zalo) 0962.546.541 để được tư vấn giải pháp điều trị hiệu quả nhất.
4. Phù
Ở người bệnh suy tim, máu bị ứ trệ tại hệ tĩnh mạch sẽ làm thoát dịch vào các mô gây ra phù nề. Đặc điểm của phù trong suy tim là phù mềm, ấn lõm. Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể cảm thấy mí mắt nặng, mặt căng tròn sau khi ngủ dậy. Về buổi chiều, bàn chân bị sưng phù, biểu hiện rõ nhất ở mắt cá chân, người bệnh có thể cảm nhận đi giày dép chật hơn so với buổi sáng. Suy tim càng nặng thì biểu hiện phù ngày càng rõ rệt hơn ở cả chân, tay và bụng.
5. Tăng cân nhanh bất thường
Tăng cân không rõ lý do cũng chính là một dấu hiệu của tích trữ dịch trong cơ thể. Nếu thấy cơ thể tăng nhiều hơn 1 kg/ngày hoặc 2 – 3 kg/tuần thì hãy cẩn trọng vì đó có thể là triệu chứng bệnh suy tim.
6. Chán ăn, đầy trướng, khó tiêu
Người bệnh suy tim có thể gặp phải các triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với bệnh đường tiêu hóa như chán ăn, đầy trướng, khó tiêu… do lượng máu đến nuôi dưỡng cho hệ tiêu hóa bị sụt giảm. Đồng thời, dịch bị ứ trệ tại ống tiêu hóa khiến người bệnh luôn có cảm giác no, chán ăn.
7. Tim đập nhanh
Tim đập nhanh, đập loạn nhịp là biểu hiện cho thấy sự nỗ lực co bóp của tim để bù đắp lại lượng máu bị thiếu hụt. Cơ chế tự bù trừ này thường chỉ mang lại hiệu quả ở giai đoạn đầu của suy tim.
8. Tiều nhiều lần
Để đào thải lượng dịch dư thừa trong cơ thể, thận phải tăng cường chức năng lọc máu và tăng lượng nước tiểu, đó là lý do mà người bệnh suy tim có xu hướng tăng số lần đi tiểu trong ngày.
9. Lú lẫn, hay quên
Lú lẫn, hay quên là những biểu hiện của sự sa sút trí tuệ ở người bệnh suy tim. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do não bộ không nhận được đủ máu nuôi dưỡng, kết hợp với sự thay đổi nồng độ một số chất trong máu (VD: Natri) đã ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ và nhận thức của người bệnh.
Cần làm gì khi xuất hiện các triệu chứng bệnh suy tim?
Khi nhận thấy sự xuất hiện dù chỉ là một trong số những triệu chứng bệnh suy tim kể trên, bạn cần bình tĩnh thực hiện theo những lời khuyên sau:
Đi khám
Bạn cần đến chuyên khoa Tim mạch của các bệnh viện tuyến tỉnh, Trung ương để được tiến hành các thăm khám cần thiết như nghe tim phổi, chụp X quang lồng ngực, điện tâm đồ, siêu âm tim, chụp CT, nghiệm pháp gắng sức… nhằm chẩn đoán chính xác mức độ bệnh suy tim. Đồng thời, bác sĩ cũng có thể xác định một số nguyên nhân gây suy tim và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Nên đi khám ngay khi thấy xuất hiện triệu chứng bệnh suy tim
Tuân thủ theo phác đồ điều trị
Thuốc tây là chỉ định đầu tay để kiểm soát các triệu chứng bệnh suy tim. Các thuốc điều trị suy tim mặc dù không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn, nhưng sẽ giúp làm giảm các triệu chứng, ngăn ngừa suy tim tiến triển nặng hơn.
Trong những trường hợp cần thiết, khi đã xác định nguyên nhân gây suy tim là do các bệnh lý tim mạch khác như bệnh van tim, bệnh mạch vành… bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp phẫu thuật như thay/sửa van tim, đặt stent, bắc cầu động mạch vành… với những người bệnh không đáp ứng với điều trị bằng thuốc.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Duy trì lối sống khoa học là liệu pháp không dùng thuốc giúp kiểm soát các triệu chứng suy tim hiệu quả. Theo đó, người bệnh cần chú ý ăn nhạt, cắt giảm lượng chất béo, đường có trong khẩu phần ăn; tăng cường bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám… để bổ sung chất xơ, giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. Lượng nước uống trong này cũng nên hạn chế dưới 1.5 lít nước/ngày.
Từ bỏ thói quen xấu
Người bệnh cần tuyệt đối không hút thuốc lá, tránh xa môi trường có khỏi thuốc. Đồng thời hạn chế sử dụng đồ uống có cồn và các chất kích thích… Ngoài ra nên chú ý ngủ đủ giấc, không thức khuya.
Sử dụng sản phẩm thảo dược
Để cải thiện các triệu chứng suy tim được hiệu quả thì ngoài thuốc tây theo đơn, người bệnh nên kết hợp sử dụng cùng những sản phẩm hỗ trợ chứa thành phần thảo dược có hoạt tính giãn mạch, hạ áp, hạ mỡ máu, chống đông máu, tăng khả năng co bóp của cơ tim để trợ lực cùng thuốc tây giúp giải quyết nhanh triệu chứng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh như tăng huyết áp, mỡ máu cao… Điển hình là các thảo dược Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Đan sâm có trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống. Đó cũng chính là bí quyết giúp người bệnh suy tim nặng như bác Đạt (Vĩnh Phúc) cải thiện nhanh triệu chứng suy tim độ 3 và sống khỏe mạnh trong nhiều năm qua. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của bác tại video dưới đây:
Bác Đạt (Vĩnh Phúc) chia sẻ bí quyết giảm nhanh triệu chứng suy tim
Tăng cường luyện tập thể dục
Luyện tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp nâng cao sức khỏe tổng thể và tăng khả năng làm việc của tim, thúc đẩy lưu thông tuần hoàn để cải thiện triệu chứng được hiệu quả hơn. Điều quan trọng là người bệnh suy tim cần lựa chọn được bài tập vừa sức, tránh làm tăng thêm áp lực cho tim.
Việc nhận biết biết sớm các triệu chứng bệnh suy tim có ý nghĩa rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị căn bệnh này. Đừng chủ quan trước bất kì dấu hiệu nào dù chỉ thoáng qua để tránh bỏ lỡ cơ hội điều trị suy tim hiệu quả từ giai đoạn đầu.
Chào bạn Chu Tuấn,
Bạn có thể đến một số địa chỉ khám bệnh uy tín sau tại Hà Nội để thăm khám:
– Bệnh viện Tim Hà Nội: Số 92, đường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
– Trung Tâm Tim Mạch – Viện E: Số 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Hà Nội.
– Viện Tim – Bệnh viện TWQĐ 108: Số 1, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Bạn có thể tìm hiểu thêm danh sách các địa chỉ khám tim mạch uy tín trong bài viết dưới đây: https://chuadautim.com/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/danh-sach-mot-so-benh-vien-kham-benh-tim-mach-uy-tin
Sau thăm khám, nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ qua điện thoại hoặc zalo số: 0962.546.541 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bạn sức khỏe!
tôi ở hưng yên, muốn lên hà nội khám thì nên đi khám tim ở bệnh viện nào là uy tín vậy?
Chào bạn Chu Tuấn,
Bạn có thể đến một số địa chỉ khám bệnh uy tín sau tại Hà Nội để thăm khám:
– Bệnh viện Tim Hà Nội: Số 92, đường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
– Trung Tâm Tim Mạch – Viện E: Số 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Hà Nội.
– Viện Tim – Bệnh viện TWQĐ 108: Số 1, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Bạn có thể tìm hiểu thêm danh sách các địa chỉ khám tim mạch uy tín trong bài viết dưới đây:
https://chuadautim.com/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/danh-sach-mot-so-benh-vien-kham-benh-tim-mach-uy-tin
Sau thăm khám, nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ qua điện thoại hoặc zalo số: 0962.546.541 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bạn sức khỏe!