Phù trong suy tim là một triệu chứng khá phổ biến nhưng lại có thể gây nhầm lẫn với phù trong các bệnh lý khác. Việc nhận biết và kiểm soát triệu chứng này được coi là mục tiêu điều trị quan trọng để cải thiện sức khỏe và chất lượng sống cho người bệnh.
Phù trong suy tim biểu hiện như thế nào?
Biểu hiện dễ nhận thấy nhất của phù trong suy tim là bàn chân và mắt cá chân sưng lên, khiến cho bạn mang giày, dép chật hơn bình thường. Triệu chứng phù tăng lên vào cuối ngày, sau khi người bệnh đứng lâu và thuyên giảm vào lúc sáng sớm, sau khi ngủ dậy. Phù cũng là lý do khiến cho những người bị suy tim tăng cân nhanh bất thường (1kg/ngày hoặc 2 – 3kg/tuần), đó cũng chính là dấu hiệu sớm của tình trạng tích trữ nước trong cơ thể.
Với người bệnh suy tim nặng, phù có thể xuất hiện ở bụng phổi gây ra trướng bụng, khó thở khi gắng sức, khi nằm và khó thở kịch phát về đêm. Biến chứng nguy hiểm nhất mà người bệnh có thể gặp phải là phù phổi cấp, còn được gọi là “chết đuối trên cạn” với biểu hiện khó thở dữ dội, ho ra bọt hồng, tím tái…
Phù trong suy tim biểu hiện sớm và rõ nhất ở bàn chân
Nếu bạn đang gặp phải triệu chứng phù do suy tim và chưa biết cách giải quyết tình trạng này, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại (zalo) 0962.546.541 để được tư vấn giải pháp điều trị tốt nhất.
Nguyên nhân gây phù trong suy tim
Phù trong suy tim do 2 nguyên nhân chính gây ra:
– Tim giảm khả năng làm việc: Cơ tim suy yếu làm giảm khả năng hút máu trở về tim, gây ứ trệ máu tại hệ tĩnh mạch ngoại biên, dẫn đến phù.
– Chức năng thận giảm: Tim giảm khả năng co bóp và bơm máu đến thận, khiến cho thận giảm khả năng thải lọc máu, gây tích trữ muối và nước trong cơ thể và sinh ra phù.
Chẩn đoán phân biệt phù trong suy tim
Bác sĩ có thể kiểm tra triệu chứng phù trong suy tim bằng cách ấn ngón tay vào mắt cá chân hoặc cẳng chân của bạn để xem có để lại vết lõm hay không. Nếu phù mềm, trắng, ấn lõm và không gây đau thì nhiều khả năng là phù do suy tim. Ngoài biểu hiện phù chân, người bệnh suy tim còn gặp phải các triệu chứng khác như khó thở, mệt mỏi, đau ngực, tiểu nhiều lần…
Thực tế, phù còn có thể gặp trong rất nhiều bệnh lý khác như bệnh gan, thận. Vì vậy, để xác định chính xác nguyên nhân gây phù, bạn cần đi khám để được bác sĩ thực hiện các xét nghiệm cần thiết khác.
Cách làm giảm triệu chứng phù trong suy tim
Phù trong suy tim là biểu hiện của tình trạng tích trữ dịch trong cơ thể, làm tăng khối lượng tuần hoàn, khiến cho tim phải làm việc nhiều hơn; từ đó sẽ thúc đẩy suy tim tiến triển nghiêm trọng. Vì vậy, điều trị phù là mục tiêu quan trọng để giảm thiểu triệu chứng và ngăn suy tim tiến triển. Để giảm phù, người bệnh sẽ phải áp dụng các phương pháp điều trị sau:
Sử dụng thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu là chỉ định đầu tay trong điều trị phù do suy tim, giúp loại bỏ nhanh chóng dịch dư thừa trong cơ thể qua đường nước tiểu. Một số nhóm thuốc lợi tiểu thường dùng là:
– Thuốc lợi tiểu quai: như furosemid, torsemide… Nhóm thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ hạ kali máu quá mức. Do đó, khi dùng thuốc này thì bạn cần tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu kali như cam, chuối, khoai tây, khoai lang, rau họ cải (cải bó xôi, súp lơ, cải thìa…)
– Thuốc lợi tiểu thiazid: như chlorothiazid, hydrochlorothiazid, indapamid… Các thuốc này cũng có thể gây hạ kali máu quá mức.
– Thuốc lợi tiểu giữ kali: như spironolacton, verospiron, amiloride, triamterene… Các thuốc này có thể gây tăng kali máu nên khi dùng thuốc, người bệnh cần hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều kali.
Thuốc lợi tiểu nên được uống vào buổi sáng để tránh tình trạng tiểu đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần được khám sức khỏe định kì để kiểm tra nồng độ kali máu và điều chỉnh thuốc nếu cần thiết.
Dùng Vương Tâm Thống để giảm phù trong suy tim
Ngoài các thuốc lợi tiểu, để giảm phù hiệu quả và hỗ trợ chức năng cho tim, người bệnh nên sử dụng kết hợp cùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống. Với các thành phần thảo dược giúp giãn mạch, hoạt huyết và tăng cường lực co bóp cơ tim như Bồ hoàng, Đan sâm, Hoàng bá… Vương Tâm Thống giúp giảm nhanh hiện tượng phù chi, khó thở do suy tim, đồng thời làm tăng phân suất tống máu và ngăn ngừa suy tim tiến triển nặng. Chính giải pháp thảo dược này cũng đã giúp những người bệnh suy tim nặng như bác Đào Gia Đạt (0362.231.874 – thôn Đại Tự, xã Đại Tự, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) thoát khỏi nỗi lo vì khó thở, nặng ngực, phù chi do suy tim gây ra. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của bác tại video dưới đây:
Bí quyết điều trị suy tim chia sẻ từ người bệnh
Điều chỉnh chế độ ăn
Cắt giảm lượng muối ăn là lưu ý quan trọng mà người bệnh cần thực hiện sớm. Bởi ăn quá nhiều muối sẽ gây tích trữ dịch trong cơ thể, khiến triệu chứng phù trong suy tim trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh nên ăn dưới 2 gam muối/ngày, giảm lượng muối bằng cách sử dụng các gia vị khác như quế, hồi, rau thơm, nghệ, gừng… Chú ý đến lượng muối có trong các thực phẩm chế biến sẵn như thịt hộp, cá hộp, dưa muối, cà muối, cá khô… để điều chỉnh lượng muối thêm vào món ăn cho phù hợp.
Ngoài ra, người bệnh cũng không nên uống quá nhiều nước, có thể căn chỉnh tổng lượng nước uống hằng ngày theo công thức = Lượng nước tiểu 24h + 300 đến 500ml (tùy theo mùa) hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng nước bạn cần uống mỗi ngày.
Tăng cường vận động
Người bệnh cần vận động, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng khả năng làm việc của tim và thúc đẩy lưu thông tuần hoàn nhằm cải thiện tình trạng phù chi, khó thở do suy tim. Những bài tập thích hợp cho người mới bắt đầu là đạp xe, yoga, thiền tịnh, đi bộ… Mỗi ngày, người bệnh nên dành thời gian luyện tập tối thiểu 30 phút; tránh vận động gắng sức vì có thể làm tăng thêm gánh nặng cho tim.
Mặc dù các dấu hiệu như sưng phù mắt cá chân, khó thở không nhất thiết là biểu hiện của phù trong suy tim, nhưng bạn không nên chủ quan trước triệu chứng này. Hãy đi khám càng sớm càng tốt để phát hiện nguyên nhân và điều trị đúng cách trước khi bệnh tình chuyển biến xấu đi.