Chẩn đoán bệnh mạch vành thông qua 5 chỉ số xét nghiệm

5/5 - (1 bình chọn)

Thực hiện 5 xét nghiệm chẩn đoán bệnh mạch vành dưới đây và hiểu các trị số của nó sẽ giúp bạn sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, giảm thiểu tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành gây ra.

Xét nghiệm chẩn đoán chính xác bệnh mạch vành

Bệnh động mạch vành vốn được coi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh lý về tim mạch ở cả nam giới và phụ nữ trên thế giới. Bệnh xảy ra khi có sự tích tụ của cholesterol và các “rác thải” của cơ thể bên trong lòng động mạch, hình thành nên những mảng bám xơ vữa làm tắc hẹp dòng chảy của máu đến nuôi tim.

Để chẩn đoán bệnh mạch vành chính xác, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán sau: 

Điện tâm đồ (ECG)

Điện tâm đồ là biểu đồ nhằm ghi lại những thay đổi của nhịp tim và các hoạt động điện trong tim. Bình thường trái tim co bóp theo nhịp được điều khiển của một hệ thống dẫn truyền trong cơ tim. Những dòng điện tuy vô cùng nhỏ, xấp xỉ 1 phần nghìn volt, nhưng có thể ghi lại được thông qua các điện cực (miếng dính nhỏ) đặt trên cánh tay, chân và ngực. Các điện cực được nối với máy ghi điện khuếch đại và in ra kết quả điện tim. 

 Điện tâm đồ giúp chẩn đoán bệnh mạch vành

Điện tâm đồ giúp chẩn đoán bệnh mạch vành

Khi cơ tim bị thiếu máu và dưỡng khí, khả năng dẫn truyền tín hiệu điện của cơ tim sẽ thay đổi. Sự thay đổi này có thể ghi nhận được trên điện tâm đồ. Với phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành này, bác sĩ cũng có thể theo dõi nhịp tim bất thường.

Một số trường hợp có thể cần phải đeo máy đo điện tim Holter trong suốt 24 giờ để giám sát lưu lượng máu động mạch vành khi người bệnh trong sinh hoạt và lao động hằng ngày.

Chẩn đoán bệnh mạch vành bằng siêu âm tim Doppler

Tương tự như siêu âm tim thông thường, siêu âm Doppler cũng sẽ ghi lại hoạt động trong tim nhờ sóng siêu âm. Thời gian siêu âm Doppler mất trung bình khoảng 10 – 20 phút. Trong siêu âm, dầu bôi gel sử dụng bôi lên da để cho phép đầu dò (bộ chuyển đổi) di chuyển nhẹ nhàng và đảm bảo sự liên kết giữa cảm biến và bề mặt da. Kết quả cụ thể được hiển thị trên màn hình máy tính dưới dạng sóng phổ khác nhau hoặc tín hiệu âm thanh có thể nghe được. 

Siêu âm tim Doppler dùng trong chẩn đoán bệnh mạch vành có thể xác định được cấu trúc và chức năng bơm máu của tim, độ dày của cơ tim và sự chuyển động của mỗi van tim. Nhờ đó, các bác sĩ có thể phát hiện ra được tình trạng hẹp hay hở van tim, dịch và màng ngoài tim hay vị trí của nơi cơ tim bị thiếu máu.

Sau khi được chẩn đoán bệnh mạch vành, đừng lo lắng, bạn hãy gọi chúng tôi theo số 0962.546.541 để được hỗ trợ tư vấn về giải pháp giúp kiểm soát bệnh một cách hiệu quả nhất!

Chẩn đoán bệnh mạch vành bằng siêu âm tim gắng sức

Siêu âm tim gắng sức (Stress Echocardiography) là phép thử quan trọng để đánh giá lưu lượng máu tới cơ tim trước và sau khi luyện tập, stress (đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đi xe đạp tại chỗ), đồng thời sẽ kiểm tra được mức độ tắc nghẽn của động mạch vành.

Với phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành này, bác sĩ biết sớm mức độ mắc bệnh để có phác đồ điều trị thích hợp như dùng thuốc hay đặt stent. Bất kể tuổi tác, nếu có các dấu hiệu mắc bệnh tim như khó thở, đau thắt ngực, mệt mỏi khi gắng sức thì nên thực hiện phương pháp siêu âm này.

Chụp động mạch vành – Tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh mạch vành

Chụp động mạch vành còn được gọi là một bài kiểm tra ống thông tim, có thể xác định được chính xác vị trí và mức độ tắc hẹp của động mạch vành cung cấp máu đi nuôi tim. Ngoài ra, nó còn cung cấp những thông tin hữu ích để đánh giá về áp lực bên trong các buồng tim và khả năng hoạt động của chúng tốt như thế nào.

Trong phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành này, một ống thông được dẫn tới các động mạch vành thông qua một động mạch khác ở háng hoặc cánh tay. Lúc này, chất cản quang cũng được tiêm vào ống thông để có thể hiện rõ hình ảnh dòng máu di chuyển bên trong lòng động mạch vành. Bất kỳ vị trí tắc nghẽn nào cũng có thể phát hiện được nhờ hình ảnh X-quang chụp lại.

Chẩn đoán bệnh mạch vành bằng phương pháp chụp mạch vành

Chụp mạch vành giúp xác định mức độ tắc hẹp do xơ vữa

Chụp mạch vành được đánh giá là phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành tương đối an toàn và rất hiếm khi xảy ra các biến chứng nghiêm trọng. Nguy cơ xuất hiện cơn đau tim, đột quỵ trong khi chụp mạch vành ước tính khoảng 1 – 2/1.000 đối tượng. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ cũng có thể xảy ra như: cảm giác hơi khó chịu khi chất cản quang được đưa vào ống thông; chảy máu khi ống thông được lấy ra; xuất hiện vết bầm ở bẹn hoặc cánh tay…

Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan)

Khi quét qua máy cộng hưởng từ hoặc chụp CT scan sử dụng X-quang, các hình ảnh chi tiết của tim sẽ được chụp lại. Các phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành này sẽ giúp bác sĩ phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của mạch vành tim.

Xét nghiệm đánh giá các yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch vành

Bên cạnh việc chẩn đoán bệnh mạch vành, người bệnh cũng cần được đánh giá các yếu tố nguy cơ liên quan cần được kiểm soát tốt. Bao gồm:

Huyết áp cao

Huyết áp là áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch, được thể hiện bằng 2 chỉ số là huyết áp tâm thu/ huyết áp tâm trương. Huyết áp tối ưu nhất ở người khỏe mạnh bình thường là 120/ 80mmHg. Thông thường, huyết áp được đo từ 2 – 3 lần khác nhau ở cả tư thế nằm và ngồi. Khi HA tâm thu  140 mmHg và/hoặc HA tâm trương  90 mmHg thì được coi là huyết áp cao.

Đo huyết áp không thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh mạch vành nhưng do huyết áp là thủ tục cần thiết khi thăm khám bệnh mạch vành. Bởi tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu có thể làm tổn thương lòng động mạch, tạo điều kiện cho mảng xơ vữa hình thành gây thiếu máu cơ tim cục bộ. Dưới đây là bảng phân độ tăng huyết áp theo tiêu chuẩn quốc tế JNC 7:

 

Huyết áp tâm thu

(mmHg)

 

Huyết áp tâm trương

(mmHg)

Bình thường

< 120

< 80

Tiền tăng huyết áp

120 – 139

hoặc

80 – 89

Tăng huyết áp giai đoạn 1

140 – 159

hoặc

90 – 99

Tăng huyết áp giai đoạn 2

> 160

hoặc

> 100

Xét nghiệm kiểm tra mỡ máu

Bộ xét nghiệm mỡ máu gồm 4 thông số: cholesterol toàn phần, LDL- Cholesterol, HDL-Cholesterol và triglyceride. Rối loạn chuyển hóa mỡ máu, cụ thể là HDL-C thấp và LDL-C, triglycerid cao có thể kéo theo nhiều bệnh lý liên quan như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đột quỵ… Để kết quả chính xác, cần nhịn đói trong khoảng thời gian 12 giờ trước khi lấy máu.

Xét nghiệm chỉ số mỡ máu

Bảng đối chiếu kết quả mỡ máu trong cơ thể

Nếu các trị số mỡ máu bình thường, vẫn nên kiểm tra lại mỗi năm. Với người bệnh được điều trị rối loạn chuyển hóa mỡ, xét nghiệm này nên được kiểm tra 6 tuần sau khi bắt đầu điều trị và mỗi 4 đến 6 tháng sau đó. 

Xem thêm:

Tổng hợp các phương pháp điều trị bệnh mạch vành

Giải pháp thảo dược chuyên biệt cho người bệnh mạch vành

Chỉ số khối lượng cơ thể (BMI)

Thừa cân, béo phì có thể làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu và các vấn đề tim mạch khác. Có nhiều cách để biết có béo phì hay không, trong đó cách tính BMI (Body Mass Index – chỉ số khối lượng cơ thể) cho kết quả tương đối chính xác.

Công thức tính: BMI = CN / CC2

Trong đó:

– BMI: Body Mass Index – Chỉ số khối lượng cơ thể, đơn vị Kg/m2

– CN: Cân nặng (kg)

– CC: Chiều cao (m)

Bảng kết quả đo chỉ số BMI

VD: một người cao 1,66 m, cân nặng 62 kg thì có BMI = 62 / (1,66)2 = 22,5, đây được coi là trọng lượng lý tưởng.

Đường huyết

Mặc dù kiểm tra đường huyết không phải là phương pháp chính dùng để chẩn đoán bệnh mạch vành nhưng đây là một xét nghiệm cần được thực hiện. Bởi tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa gây tăng nồng độ glucose trong máu, nó có thể kéo theo các rối loạn chuyển hóa khác như mỡ máu, đạm và là một yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh mạch vành. Người bệnh mạch vành nên kiểm tra đường huyết đói ít nhất mỗi 2 năm.

Xét nghiệm đường huyết khi đói (bệnh nhân nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm ít nhất 8 giờ) được dùng để chẩn đoán tiểu đường và tiền tiểu đường. Đường huyết sau ăn hoặc thử bất kỳ ≥ 200mg/dL (≥ 11,1mmol/L) cũng coi là bị tiểu đường. Tiền tiểu đường là tình trạng đường huyết cao hơn mức bình thường nhưng chưa đủ cao để chẩn đoán là tiểu đường, nếu không có biện pháp can thiệp thì những người bị tiền tiểu đường sẽ tiến triển thành tiểu đường.

Chỉ số đường huyết

Kết quả

Dưới 100 mg/dL (5,55 mmol/L)

Bình thường

Từ 100 đến 125 mg/dL (5,55 đến 6,94 mmol/L)

Tiền tiểu đường

Từ 126 mg/dL (7 mmol/L) trở lên

Tiểu đường

Bảng theo dõi chỉ số đường huyết

Với bất kỳ một phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành nào cũng đều có những ý nghĩa nhất định trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh, tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể, các bác sĩ sẽ có những chỉ định xét nghiệm phù hợp. Do vậy, mọi người bệnh nên thực hiện theo những gì bác sĩ hướng dẫn để có kết quả chính xác nhất.

Dược sĩ An Chu 

Nguồn tham khảo:

www.nhs.uk

Sau thăm khám, nếu bạn hoặc người thân của mình được chẩn đoán mắc bệnh mạch vành, hãy tìm hiểu ngay kinh nghiệm trị bệnh hiệu quả được nhiều người bệnh áp dụng thành công qua video dưới đây:

 

Chia sẻ của người bệnh mạch vành về bí quyết trị bệnh hiệu quả

BẢNG GIÁ

Điện thoại đặt hàng:  0962.546.5410866.746.966

1. Vương Tâm Thống hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2-5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

2. Vương Tâm Thống 2 lọ x 90 viên (Tặng 1 hộp 30 viên):

– Giá: 1.100.000 đồng/hộp 2 lọ

3. Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Ngoài ra đơn hàng thành công sẽ được chúng tôi tặng thêm 01 cuốn cẩm nang điện tử “Sống khỏe với bệnh tim mạch” qua email đăng ký

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      8 Bình luận
      Cũ nhất
      Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      nguyen thi hien
      nguyen thi hien
      8 Năm Trước

      Thưa bác sĩ cháu năm nay 49 tuổi, mấy tháng trước cháu bị đau tức ngực có đi khám, siêu âm bị thiếu máu cơ tim và xơ vữa động mạch cảnh, bác sĩ cho cháu uống thuốc concor, cháu vẫn uống thuốc đều nhưng mấy ngày hôm nay hay bị đau tức ngực, vậy cháu có cần phải đi siêu âm gắng sức và chụp động mạch vành không? Nếu có thì phải làm các xét nghiệm này ở đâu và bao nhiêu tiền với các xét nghiệm?

      Quỳnh
      Quỳnh
      8 Năm Trước

      Thưa bác sĩ, ba của cháu năm nay 55 tuổi, ba bị đau thắt ngực sau khi khám tại bệnh viện Tim Tâm Đức Q7, kết quả ba cháu bị hẹp mạch vạnh dẫn đến nhồi máu cơ tim, bác sĩ nói ba cháu phải tiến hành chụp mạch vành (chi phí 14,5tr) sau khi chụp nếu phát hiện chỗ hẹp sẽ tiến hành lắp stent (chi phí 115tr/1 stent). Vì chi phí quá cao, nên bác sĩ có thế tư vấn giúp cháu nên làm ở bệnh viện nào chi phí tiết kiệm hơn mà vẫn an toàn được không ạ? Cháu cảm ơn!

      Trần Quốc Tấn
      Trần Quốc Tấn
      7 Năm Trước

      Chào Bác sỹ,
      Tôi năm nay 54 tuổi. Từ nhỏ sức khoẻ tốt, không có biểu hiện gì. Cách đây 01 tháng tôi bị đau thắt ngực, tôi đã đi kiểm tra: xạ hình có khuyết xạ cố định diện trung bình, mức độ nhẹ- vừa phía dưới mỏm tim; chụp mạch vành: hẹp đọn giữa liên thất trước (LCA). Mong bác sỹ tư vấn giúp.

      Phúc
      Phúc
      4 Năm Trước

      Người ko bị bệnh nhưng muốn uống phòng có được không