Theo con số thống kê có đến 80% người mắc bệnh đái tháo đường, đặc biệt là ở tuýp II có tỉ lệ mắc bệnh mạch vành (còn gọi là xơ vữa động mạch) cao hơn gấp hai cho đến bốn lần ở người bình thường. Do vậy việc kiểm soát đường huyết trong máu là việc rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe nói chung và biến chứng của chúng lên tim mạch nói riêng.
Hiểu thêm về bệnh lý đái tháo đường
Đái tháo đường (còn gọi là tiểu đường) là một căn bệnh mạn tính thường xảy ra do cơ thể (tuyến tụy) không thể sản xuất đủ ra insulin hoặc có thể sản xuất đủ lượng insulin nhưng lại không thể sử dụng được chúng. Khi cơ thể hấp thụ nhiều tinh bột, đường hoặc các loại chất dinh dưỡng khác sẽ được phân tách thành glucose, máu sẽ có nhiệm vụ chuyển những glucose đến các tế bào. Các tế bào sẽ thông qua insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng. Trong trường hợp nếu như Insulin không đủ để làm nhiệm vụ của mình sẽ làm cho glucose tăng lên một lượng đáng kể và vượt mức cho phép trong máu và nước tiểu… hậu quả để lại là vô cùng nguy hại cho sức khỏe, đặc biệt là tim mạch.
Bảng phân lượng chỉ số đường huyết trong máu
Cũng giống như bệnh lý về tim mạch, bệnh sẽ có nguy cơ phát triển cao nếu như tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường, hoặc chế độ ăn uống hàng ngày do tiếp xúc với nhiều tinh bột, chất đường, chất béo và những chất kích thích có ga cộng với lối sống lười vận động thể chất là một trong những nguyên nhân cao gây ra bệnh mà ít người không hề hay biết.
Tại sao đái tháo đường lại gây nguy hại cho sức khỏe tim mạch?
Theo con số thống kê được có tới hơn 70% số người nhập viện điều trị bệnh mạch vành do biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra. Ở những người bị đái tháo đường sẽ có nguy cơ cao làm tăng huyết áp, làm rối loạn lipid máu gây lắng đọng và tích tụ nhiều cholesterol và tạo thành nhữngmảng xơ vữa ở thành động mạch. Hậu quả để lại là động mạch vành bị chít hẹp, gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim, gây suy tim, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Bệnh tiểu đường làm động mạch bị xơ vữa
Ở những đối tượng này, triệu chứng điển hình là xuất hiện các cơn đau thắt ngực, tiếp đến có thể lan sang vùng xương ức, quai hàm và xuống thẳng tới cánh tay trái. Biểu hiện ban đầu có thể không được rõ rệt, nhưng khi làm việc gắng sức, hoặc đã nghỉ ngơi nhưng cơn đau vẫn kéo dài và mức độ đau và khó thở tăng dần khiến người bệnh vả mồ hôi, toàn thân bị tím tái, chóng mặt và ngất đi … những trường hợp này nếu không nhanh chóng đưa đi cấp cứu hoặc xử trí không đúng cách, khả năng tử vong là rất cao.
Thay đổi lối sống để phòng ngừa bệnh mạch vành do biến chứng của tiểu đường
Từ những hậu quả nặng nề do đái tháo đường gây nên biến chứng nguy hại cho tim mạch, chúng ta cần phải có những phương pháp phòng ngừa ngay từ thói quen sinh hoạt hàng ngày. Không hút thuốc lá, hoặc tiếp xúc với chúng qua đường trung gian, những chất kích thích hoặc cafein nên hạn chế dùng với liều lượng nhất định. Tăng cường ăn nhiều rau xanh, uống nước, hạn chế đồ ăn mặn, chứa nhiều dầu mỡ và chất đạm, đặc biệt là kiêng “ngọt” kết hợp với chế độ tập luyện thể thao hợp lý để kiểm soát tốt lượng đường trong máu được ổn định, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Tập luyện thể thao để nâng cao sức khỏe tim mạch
Định kỳ nên đi thăm khám bác sĩ để kiểm soát lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định, kết hợp với kiểm tra sức khỏe tim mạch, chủ động phòng ngừa bệnh khi bạn gặp những dấu hiệu bất thường như : đau tức vùng ngực, cảm thấy khó thở, chóng mặt…phải nhanh chóng xử lý ngay để hạn chế những điều đáng tiếc xảy ra nếu không xử trí kịp thời.
Cách tốt nhất là tìm đến các sản phẩm từ thiên nhiên để pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh lý về tim mạch, cao huyết áp, rối loạn lipid máu do biến chứng của đái tháo đường gây ra. Bởi nếu phòng ngừa tốt không những hạn chế được rủi ro tiềm ẩn cho sức khỏe, mà còn có thể rút ngắn được thời gian điều trị nếu như cơ thể đã mắc bệnh do biến chứng của đái tháo đường
Kim Ánh
Chia sẻ người bệnh: Hạnh phúc giản dị khi có một trái tim khỏe