Dấu hiệu bệnh mờ nhạt, gây biến chứng đột ngột và nguy hiểm là những gì mà người cao huyết áp lâu năm thường xuyên gặp phải. Hậu quả phổ biến nhất và cũng là thủ phạm đã giết chết 370.000 người mỗi năm, đó chính là tình trạng tắc hẹp mạch vành. Vậy vì sao cao huyết áp lại gây ra biến chứng mạch vành và giải pháp nào để ngăn chặn rủi ro này? Lời giải sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.
Huyết áp cao – “Thủ phạm” gây biến chứng mạch vành
Huyết áp cao là tình trạng áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch tăng cao hơn mức bình thường và duy trì trong một thời gian dài. Thông qua chỉ số đo huyết áp, người bệnh hoàn toàn có thể xác định được bệnh của mình. Huyết áp cao được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.
Tăng huyết áp là yếu tố hàng đầu gây biến chứng mạch vành
Vì sao huyết áp cao lại gây ra biến chứng mạch vành?
Huyết áp cao là căn bệnh rất nguy hiểm vì nó làm cho tim hoạt động quá sức và gây tổn hại tới mọi động mạch lớn nhỏ trong cơ thể, đặc biệt nguy hiểm là biến chứng mạch vành và mạch máu não. Áp lực của dòng máu tăng cao tác động lâu dài sẽ khiến thành mạch máu yếu và dễ bị tổn thương.
Huyết áp cao có thể tạo ra những vết rách tại lớp lót trong của thành mạch máu, đó là vị trí khởi phát cho sự hình thành của mảng xơ vữa mạch vành và làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim do cục máu đông.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, cứ tăng 20mmHg huyết áp tâm thu hoặc 10mmHg tâm trương (bắt đầu từ 115/75mmHg) thì có 53% trường hợp trong số đó tử vong và có biến chứng bệnh mạch vành.
Đánh giá về nguy cơ biến chứng mạch vành do tăng huyết áp, GS.TS Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam có nhận định như sau:
Nhận định của GS.TS Phạm Gia Khải về nguy cơ biến chứng mạch vành do tăng huyết áp
Càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành càng gia tăng. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, trong suốt quãng đời của một người, huyết áp tâm thu tăng tuyến tính trong độ tuổi từ 30 đến 84.
Ban đầu, huyết áp tâm trương cũng tăng nhưng trong khoảng 50 tuổi trở lên, nó bắt đầu giảm và độ chênh lệch giữa huyết áp tâm trương và tâm thu tăng dần. Bởi quá trình tưới máu động mạch vành được thực hiện chủ yếu trong thời kì tâm trương nên khi khoảng cách các chỉ số này quá lớn, có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu cơ tim.
Ngoài ra, những người bị tăng huyết áp kèm theo mỡ máu, cholesterol máu cao sẽ có nguy cơ gặp biến chứng mạch vành sớm hơn so với người bình thường.
Triệu chứng cho thấy huyết áp cao đã gây biến chứng mạch vành
Huyết áp cao thường được gọi là “kẻ sát nhân thầm lặng” vì nó thường không có triệu chứng gì cho đến khi gặp rắc rối về tim mạch và các cơ quan trong cơ thể. Ngược lại, người bệnh mạch vành mắc kèm cao huyết áp sẽ có các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số dấu hiệu điển hình như:
– Đau ngực: Cảm giác đau thắt hoặc nhói ở chính giữa ngực, có khi lan ra cổ, sau lưng, hai vai và hai cánh tay
– Khó thở, có cảm giác đè nặng trong lồng ngực
– Mệt mỏi mỗi khi làm việc gì gắng sức
– Đau đầu, choáng váng mỗi khi cơn huyết áp tăng lên
– Ho dai dẳng kéo dài
– Sưng phù chân hoặc mắt cá chân
– Chán ăn, ăn không ngon miệng
Nếu bạn bị huyết áp cao và đang lo lắng về những biến chứng mạch vành do cao huyết áp, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại – zalo 0962 546 541 để được chuyên gia tư vấn giải pháp phòng tránh tốt nhất.
Chẩn đoán biến chứng mạch vành do huyết áp cao
Để chẩn đoán huyết áp cao, bạn có thể kiểm tra huyết áp của mình tại các trung tâm y tế hoặc tự kiểm tra bằng máy đo huyết áp điện tử tại nhà.
Bạn cần lưu ý không uống cà phê hoặc hút thuốc lá trong vòng 30 phút, đi tiểu tiện và nghỉ ngơi khoảng 5 phút trước khi đo. Nếu sau nhiều lần đo mà chỉ số luôn luôn lớn hơn 140/90mmHg có thể chẩn đoán mắc cao huyết áp.
Trong trường hợp cần xác định các biến chứng mạch vành do tăng huyết áp, bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm như: Điện tâm đồ, siêu âm tim, nghiệm pháp gắng sức, thông tim và chụp động mạch vành tim…
Hãy đi khám định kì để được chẩn đoán sớm biến chứng mạch vành do huyết áp cao
Các biến chứng khác của bệnh huyết áp cao
Ngoài biến chứng mạch vành, huyết áp cao lâu ngày còn có thể dẫn tới một số hậu quả như:
– Đột quỵ: Xảy ra khi dòng máu giàu oxy lên não bị tắc nghẽn, khiến người bệnh đột ngột bị yếu, tê liệt vùng mặt, cánh tay hoặc chân; khó nói hoặc khó hiểu khi giao tiếp.
– Suy tim: Tim không thể bơm máu đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, lâu ngày sẽ dẫn tới suy tim.
– Suy thận: do mạch máu trong thận bị hẹp lại và tổn thương dưới tác động của huyết áp cao.
– Giảm thị lực: Huyết áp cao dễ làm tổn thương đến mạch máu trong mắt, gây xuất huyết, suy giảm thị lực, thậm chí có thể dẫn tới mù lòa.
– Bệnh mạch máu ngoại biên: Là trường hợp mảng xơ vữa tích tụ và cản trở lưu thông máu đến chân.
Điều trị huyết áp cao cho người có biến chứng mạch vành
Phải hết sức thận trọng khi điều trị huyết áp cao cho những người bệnh mạch vành có tiền sử nhồi máu cơ tim. Trong trường hợp này, việc ổn định huyết áp là vô cùng cần thiết, không để huyết áp tâm thu quá cao nhưng cũng không được giảm quá nhiều huyết áp tâm trương.
Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo rằng mục tiêu huyết áp là 130/85mmHg với bệnh nhân có tổn thương cơ quan đích hoặc bệnh tim và 140/90mmHg ở người không mắc các bệnh lý này.
Điều trị bằng thuốc
Một số thuốc nhóm ức chế beta, ức chế men chuyển ACE có thể dùng để hạ áp cho người bệnh không có rối loạn chứng năng tâm thu thất trái. Ngoài ra, người bệnh còn phải sử dụng thêm thuốc chống đông máu để ngăn ngừa hình thành cục máu đông trong lòng mạch.
Sản phẩm thảo dược
Hiện nay, các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thảo dược cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ điều trị huyết áp cao và dự phòng biến mạch vành do cao huyết áp.
Các chuyên gia Tim mạch đặc biệt đánh giá cao những sản phẩm chứa thảo dược có tác dụng giãn mạch, hạ áp, chống xơ vữa động mạch như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Đan sâm, Mạch môn… điển hình như Vương Tâm Thống.
Sản phẩm này không chỉ giúp hạ áp hiệu quả mà còn bảo vệ mạch vành, ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa, làm tan cục máu đông… nên rất hữu ích trong việc phòng ngừa biến chứng mạch vành do cao huyết áp.
Hơn 10 năm qua, rất nhiều người bệnh huyết áp cao đã kiểm soát được huyết áp và không còn phải lo lắng về biến chứng mạch vành trong tương lai nhờ Vương Tâm Thống. Bạn có thể tìm hiểu về một trường hợp điển hình là cô Vũ Thị Dung (0386.322.081 – xã Ngọc Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) được chia sẻ qua video dưới đây:
Bí quyết phòng ngừa biến chứng mạch vành do cao huyết áp từ thảo dược.
Một số lưu ý khác để phòng ngừa biến chứng mạch vành do huyết áp cao
– Người bệnh cần có chế ăn uống lành mạnh, nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, các sản phẩm sữa ít hoặc không chứa chất béo, ngũ cốc nguyên hạt, cá và thịt gia cầm.
– Nên ăn nhạt, không ăn quá 2,3g muối natri mỗi ngày.
– Tập thể dục cũng rất tốt cho sức khỏe, nên vận động ít nhất 2,5 tiếng mỗi tuần.
– Duy trì cân nặng khỏe mạnh và giảm cân nếu bạn bị thừa cân hoặc béo phì.
– Hạn chế đồ uống có cồn, rượu bia, bỏ thuốc lá.
– Tránh lo âu, căng thắng và sống tích cực hơn mỗi ngày. Các bài tập tốt cho tinh thần như thiền, yoga,… cũng rất tốt để thư giãn tinh thần.
Ban đầu, người bệnh có thể thấy khó thay đổi lối sống nhưng nếu duy trì được thói quen lành mạnh kết hợp với sử dụng đúng các sản phẩm hỗ trợ, chắc chắn rằng bệnh huyết áp cao được cải thiện đáng kể và phòng ngừa được biến chứng mạch vành cũng như các biến chứng nguy hại khác do huyết áp cao gây ra.
Xem thêm:
Tăng huyết áp nên ăn gì? – Top 9 loại thực phẩm tốt nhất!
97,05% người bệnh tim mạch rất hài lòng sau khi dùng Vương Tâm Thống
Nguồn tham khảo: nihseniorhealth.gov, ncbi.nlm.nih.gov, cdc.gov, world-heart-federation.org, healthline.com