Thuốc Perindopril và những lưu ý cần nắm vững trước khi sử dụng

Rate this post

Perindopril là hoạt chất thuộc nhóm ức chế men chuyển được ứng dụng trong điều trị các bệnh tim mạch từ năm 1988. Nếu bạn được bác sỹ kê Perindopril, điều đầu tiên trước khi sử dụng là bạn cần hiểu rõ tác dụng và những lưu ý trong bài viết này để hạn chế nguy cơ gặp phải tác dụng phụ của thuốc. 

Tác dụng của thuốc Perindopril

Khi vào cơ thể, Perindopril được chuyển hóa thành Perindoprilat. Tương tự như các hoạt chất khác trong nhóm ức chế men chuyển, Perindoprilat có khả năng ức chế angiotensin I chuyển đổi thành angiotensin II; từ đó làm giảm các tác dụng sinh học của angiotensin II. Kết quả là thuốc làm tích lũy bradykinin gây giãn mạch, đồng thời tác động lên vỏ thượng thận làm giảm tiết hormon aldosterone gây giữ muối, nước trong cơ thể; dẫn tới giảm thể tích tuần hoàn, hạ huyết áp.   

Ngoài ra, Perindopril còn ức chế các yếu tố tăng trưởng cơ tim nên có tác dụng chống phì đại tâm thất, ngăn ngừa suy tim tiến triển.  

Thuốc ức chế men chuyển Perindopril

Perindopril được dùng trong trường hợp nào?

Với tác dụng giãn mạch và giảm nguy cơ phì đại cơ tim, Perindopril được dùng phổ biến trong điều trị:

Suy tim: là tình trạng tim giảm khả năng co bóp để tống máu đi nuôi cơ thể và hút máu trở về. Nguyên nhân thường liên quan đến các bệnh lý khác khiến cho cơ tim bị mất tính đàn hồi do phì đại hoặc giãn rộng quá mức.  

Tăng huyết áp: là tình trạng áp lực trong mạch máu tăng cao quá ngưỡng 140/90 mmHg.

Thiếu máu cơ tim cục bộ mạn (bệnh mạch vành): do mảng xơ vữa xuất hiện trong lòng mạch, làm giảm lượng máu đến nuôi tim.

Chống chỉ định của Perindopril

Không dùng Perindopril trong những trường hợp sau:

– Người dưới 18 tuổi.

– Phụ nữ có thai.

– Phụ nữ đang cho con bú (cần cai sữa cho con trước khi dùng thuốc).

– Người bị dị ứng với Perindopril và các thuốc khác thuộc nhóm ức chế men chuyển.

– Người bị phù mạch di truyền.

Một số đối tượng khác cần thận trọng khi sử dụng Perindopril là người có bệnh gan, thận, đái tháo đường, suy tim, lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp…

Tác dụng phụ đáng lưu ý của Perindopril

Tác dụng phụ thường gặp

Dưới đây là một số tác dụng phụ mà người dùng có thể gặp phải khi sử dụng Perindopril:

– Ho khan (12%): do thuốc làm tích lũy bradykinin kích thích gây ho, dùng thuốc trị ho cũng không làm thuyên giảm cơn ho. Khi đó, bạn hãy đi khám để được bác sỹ thay đổi loại thuốc khác. Sau khi ngừng thuốc 1 tháng thì triệu chứng ho mới có thể dứt hẳn.

– Hạ huyết áp tư thế đứng: thường gặp ngay sau liều đầu tiên ở người bệnh đang dùng thuốc lợi niệu hoặc đang bị mất nước qua đường tiêu hóa (tiêu chảy, nôn nhiều).

– Suy thận cấp ở người bị hẹp động mạch thận.

– Tăng kali máu: thường gặp ở người bị đái tháo đường, suy thận.

– Tiêu chảy, nôn: Khi gặp phải tác dụng phụ này, người bệnh cần uống bổ sung nhiều nước và uống từng ngụm nhỏ, không tự ý dùng thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa mà chưa hỏi ý kiến bác sỹ.

Tác dụng phụ nghiêm trọng

Trong trường hợp gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng dưới đây, bạn cần đi khám bác sỹ ngay lập tức:

– Cảm giác choáng váng, ngất xỉu.

– Tiểu rất ít hoặc không đi tiểu.

– Viêm tụy gây đau bụng dữ dội.

– Khó thở, đau thắt ngực.

– Sưng môi, họng, lưỡi… do phù mạch.

– Biểu hiện của tăng kali máu: buồn nôn, tim đập chậm, yếu cơ…

– Dấu hiệu tổn thương gan: vàng da, vàng mắt…

– Triệu chứng giống cúm: sốt, ớn lạnh, đau mỏi toàn thân, đau họng…

– Sưng phù chân, tăng cân nhanh đột ngột không rõ lý do.

– Da nhợt nhạt, xuất hiện vết bầm tím dưới da, chảy máu chân răng…

Vết bầm tím dưới da do tác dụng phụ của Perindopril

Tương tác của Perindopril với các thuốc khác

Perindopril có thể gây tương tác bất lợi với các thuốc khác khi dùng phối hợp, do đó người bệnh cần thông báo với bác sỹ khi đang sử dụng các thuốc này. Các cặp tương tác đáng chú ý là Perindopril với:

– Thuốc hạ áp khác: gây tụt huyết áp quá mức.

– Thuốc chẹn β-adrenergic, thuốc lợi tiểu spironolactone… có thể gây tăng kali máu.

– Thuốc chống viêm không steroid NSAIDs (aspirin, diclofenac…): làm giảm tác dụng hạ huyết áp và tăng độc tính trên thận của Perindopril.

– Thuốc hạ đường huyết (metformin, các sulfonylurea, acarbose, insulin…) gây hạ đường huyết quá mức.

– Phối hợp với lithium: Gây ngộ độc do tích lũy lithium trong cơ thể.

– Phối hợp với allopurinol làm tăng nguy cơ sốc phản vệ, Hội chứng Stevens-Johnson…

Ngoài những tương tác bất lợi kể trên, khi kết hợp Perindopril cùng những thảo dược có chung tác dụng giãn mạch, hạ áp, chống phì đại cơ tim như Bồ hoàng, Đan sâm, Hoàng bá, Sơn tra… sẽ giúp người bệnh sớm đạt được chỉ số huyết áp mục tiêu, ngăn suy tim hiệu quả mà không gây ra tác dụng hạ áp quá mức như khi kết hợp với thuốc hạ áp tây y. Đây chính là một tương tác có lợi được các bác sỹ ứng dụng rộng rãi trong điều trị. Hiện nay, các thảo dược này đã được chiết xuất và bào chế dưới dạng viên nén có tên là Vương Tâm Thống, rất thuận tiện cho người bệnh sử dụng kết hợp cùng Perindopril.

Nếu bạn hoặc người thân đang sử dụng Perindopril và quan tâm về giải pháp kết hợp thuốc cùng  sản phẩm thảo dược, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại (zalo) 0962.546.541 để được tư vấn hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.


Lưu ý khi sử dụng Perindopril

Để đảm bảo phát huy tác dụng của thuốc Perindopril và giảm thiểu nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc, người dùng cần lưu ý:

– Uống thuốc vào một thời điểm nhất định trong ngày, nên uống vào buổi sáng, lúc đói (trước bữa điểm tâm) để khả năng hấp thu thuốc là tốt nhất.

– Nên nuốt trọn viên thuốc với nước lọc, không nghiền nát hay pha với các loại thức uống nào khác.

– Trong thời gian dùng thuốc nên uống nhiều nước mỗi ngày.

– Hạn chế ăn nhiều các thực phẩm giàu kali như rau họ cải, cam, dưa hấu, bưởi… khi đang dùng Perindopril.

– Tránh đứng dậy đột ngột từ tư thế nằm hoặc ngồi, nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy. Người bệnh nên ngồi ở mép giường một lúc rồi mới từ từ đứng dậy để tránh gặp phải hiện tượng tụt huyết áp tư thế đứng.

– Cần theo dõi huyết áp hằng ngày và tái khám sức khỏe định kỳ để theo dõi đáp ứng của cơ thể với Perindopril.

– Khi quên liều: Bạn cần uống ngay khi nhớ ra, nếu thời điểm đó quá gần với liều kế tiếp thì có thể bỏ qua liều đã quên và uống theo lịch như thường lệ; không uống liều gấp đôi để tránh gây ngộ độc do quá liều.

– Không tự ý dùng thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm NSAIDs như indomethacin, ibuprofen, meloxicam… mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

– Nếu phải phẫu thuật, bạn cần thông báo với bác sỹ về việc đang sử dụng Perindopril.

– Ngay cả khi đã đạt được chỉ số huyết áp mục tiêu với Perindopril, bạn vẫn phải tiếp tục duy trì dùng thuốc, không được tự ý ngừng thuốc mà chưa có ý kiến của bác sỹ.

Mặc dù có mặt trên thị trường hơn 30 năm qua nhưng những tác dụng phụ của Perindopril là không thể lường trước. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn có thể sử dụng thuốc an toàn và đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Xem thêm:

Vương Tâm Thống – viên uống thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch

Tương tác thuốc trong điều trị bệnh tim mạch – Kiểm tra ngay!

Ds. Lê Lương

Nguồn tham khảo:

https://www.drugs.com/mtm/perindopril.html

https://www.healcentral.org/perindopril/

BẢNG GIÁ

Điện thoại đặt hàng:  0962.546.5410866.746.966

1. Vương Tâm Thống hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2-5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

2. Vương Tâm Thống 2 lọ x 90 viên (Tặng 1 hộp 30 viên):

– Giá: 1.100.000 đồng/hộp 2 lọ

3. Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Ngoài ra đơn hàng thành công sẽ được chúng tôi tặng thêm 01 cuốn cẩm nang điện tử “Sống khỏe với bệnh tim mạch” qua email đăng ký

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận