Thuốc chẹn beta giao cảm, hay đối kháng beta-adrenergic, một nhóm thuốc được sử dụng khá phổ biến trong điều trị chứng đau tim, đau thắt ngực trong bệnh mạch vành, huyết áp cao, rối loạn nhịp tim.. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp người bệnh biết cách sử dụng thuốc hiệu quả, đồng thời tránh được rủi ro không đáng có khi sử dụng thuốc dài ngày.
Thuốc chẹn beta giúp làm giảm đau tim, đau thắt ngực như thế nào?
Đau tim, đau thắt ngực vốn là dấu hiệu điển hình của tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ trong bệnh mạch vành, thường khởi phát khi vận động mạnh, làm việc hay tập thể dục quá sức. Lúc này, cơ thể sẽ tự phản ứng lại bằng cách tăng nhịp tim và tăng huyết áp. Do vậy, trong phác đồ điều trị bệnh mạch vành, sẽ không thể thiếu sự đồng hành của các thuốc giãn mạch, kết hợp với chẹn beta giao cảm, nhất là khi bệnh nhân có tiền sử huyết áp cao hoặc nhịp tim không đều.
Thuốc chẹn beta làm việc thông qua việc ức chế các thụ thể beta adrenergic tập trung chủ yếu tại tim, ngăn chặn các xung động kích thích lên hệ thần kinh tim, nhờ đó làm giảm nhịp tim, hạ huyết áp, đồng thời, ức chế sản xuất adrenalin nhằm giãn mạch, giảm tình trạng co thắt và hạn chế bớt gánh nặng cho tim, phòng ngừa cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim xuất hiện. Một số thuốc chẹn beta thường được chỉ định như: Atenolol (Tenormin), Acebutolol (Sectral), Sotalol (Sotacor), Propranolol (Inderal), Bisoprolol (Cardicor)…
Propranolol giúp làm giảm đau thắt ngực, hạ huyết áp
Vai trò của thuốc chẹn beta trong điều trị các bệnh lý tim mạch khác
Ngoài tác dụng ngăn ngừa cơn đau thắt ngực, thuốc chẹn beta cũng được ứng dụng phổ biến trong một số bệnh lý tim mạch khác như:
– Rối loạn nhịp tim nhanh, rung nhĩ
– Phòng nguy cơ tái phát nhồi máu cơ tim
– Tăng huyết áp
– Suy tim
Do các thụ thể beta-adrenergic cũng nằm trên nhiều bộ phận khác của cơ thể, do đó, thuốc chẹn beta cũng được ứng dụng để điều trị chứng đau nửa đầu, cường giáp, tăng nhãn áp, chứng run, rối loạn lo âu…
Để nâng cao hiệu quả điều trị, giảm tần số cơn đau thắt ngực, ổn định định huyết áp phòng ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim, bạn có thể duy trì sử dụng sản phẩm thảo dược mỗi ngày. Hãy liên hệ số điện thoại – zalo 0962.546.541 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết.
Nên làm gì nếu quên một liều thuốc chẹn beta?
Thông thường trong chỉ định điều trị, bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc chẹn beta theo một liều duy nhất, dùng một lần/ngày. Do đó, khi lỡ quên một liều thuốc, bạn hãy lưu ý về khoảng cách thời gian giữa hai lần uống để có hướng xử lý thích hợp. Bỏ qua liều đã quên nếu khoảng cách dùng thuốc tiếp theo dưới 8 giờ đồng hồ và ngược lại, dùng liều quên đó ngay khi nhớ ra nếu khoảng cách trên 8 giờ.
Lưu ý, không nên quên thuốc thường xuyên sẽ làm giảm hiệu quả điều trị; không uống bù hai liều cùng một lúc sẽ rất nguy hiểm, làm xuất hiện tác dụng phụ của thuốc.
Thời gian điều trị bằng thuốc chẹn beta trong bao lâu?
Thời gian điều trị phụ thuộc vào lý do người bệnh phải dùng đến thuốc chẹn beta. Một số trường hợp chỉ cần dùng thuốc chẹn beta trong vài tuần hoặc vài tháng khi điều trị cường giáp… Tuy nhiên, với bệnh mạch vành mạn tính hoặc sau một cơn nhồi máu cơ tim thì người bệnh cần phải dùng thuốc dài ngày hơn, đôi khi là “sống chung” với thuốc để ngăn ngừa cơn đau thắt ngực tái phát.
Thuốc chẹn beta có tác dụng phụ không?
Câu trả lời là CÓ. Bản thân thuốc chẹn beta là một loại thuốc tổng hợp hóa dược, khi dùng lâu ngày cũng có thể làm xuất hiện một số tác dụng không mong muốn, chẳng hạn như:
– Nhịp tim quá chậm khiến người bệnh mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, ngất xỉu
– Sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng
– Thuốc chẹn beta có thể che mất dấu hiệu cảnh báo của tình trạng tụt đường huyết trong bệnh đái tháo đường. Người bệnh có thể không phát hiện được cảm giác tim đập nhanh, đánh trống ngực hoặc run chân tay.. trong những lúc này. Ngoài ra, nhiều bằng chứng cho thấy, thuốc chẹn beta là một trong những tác nhân có thể làm tăng lượng đường trong máu khiến bệnh tiểu đường tuýp 2 tiến triển.
– Lạnh bàn chân, bàn tay do thuốc có thể gây thu hẹp các mạch máu nhỏ, giảm lưu thông máu dưới da bàn chân, tay.
– Mệt mỏi, trầm cảm, rối loạn cương dương, trằn trọc khó ngủ về đêm, những cơn ác mộng có thể xuất hiện ở một số người
– Khi có dấu hiệu phát ban, sưng bàn chân, nhịp tim dưới 50 nhịp/phút, khó thở hoặc thở khò khè… hãy gọi cho bác sĩ hoặc tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Thông thường lợi ích của việc dùng thuốc vẫn luôn được đặt lên hàng đầu. Các tác dụng phụ có thể mất đi sau khi bạn uống thuốc trong một thời gian nhất định bởi cơ thể sẽ dần làm quen với những sự thay đổi đó. Không nên ngưng sử dụng thuốc đột ngột mà không hỏi ý kiến bác sĩ, các dấu hiệu tim đập nhanh, tăng huyết áp hoặc cơn đau thắt ngực có thể tái phát nếu bạn dừng thuốc.
Ai không nên dùng thuốc chẹn beta?
Thuốc chẹn beta không nên dùng cho những người có tiền sử mắc một số bệnh như:
– Hen suyễn, co thắt phế quản
– Bệnh động mạch ngoại biên, bao gồm hội chứng Raynaud
– Suy tim không ổn định, khó kiểm soát bệnh
– Nhịp tim chậm, hội chứng nút xoang
– Huyết áp thấp
Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc chẹn beta
– Nên kiểm tra nhịp tim và tái khám định kỳ thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị khi có dấu hiệu giảm nhịp tim quá mức.
– Mùa đông, nên mặc ấm, hạn chế ra ngoài khi thời tiết lạnh vì thuốc chẹn beta có thể làm bạn dễ bị nhiễm lạnh. Mùa hè, nên mặc áo chống nắng, áo sơ mi dài tay, mũ rộng vành để tránh bị cháy nắng bởi làn da bạn sẽ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời hơn so với người bình thường.
– Thuốc chẹn beta có thể khiến tình trạng dị ứng của cơ thể trở nên trầm trọng hơn, chẳng hạn như khi ăn thực phẩm không phù hợp, côn trùng cắn hoặc do phản ứng phụ từ thuốc khác. Vì vậy, không nên chủ quan khi thấy dấu hiệu phát ban, ngứa dị ứng.. hãy tới cơ sở y tế để được xử lý.
– Bưởi là loại quả rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nó có thể làm giảm tác dụng của thuốc chẹn beta, bạn không nên sử dụng cùng với thuốc hoặc tốt nhất, tránh ăn bưởi khi đang điều trị thuốc chẹn beta.
– Với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nếu không có sự chỉ định của bác sĩ, kể cả thuốc chẹn beta hay những loại vitamin tổng hợp.
Thu Trang
Nguồn:
http://www.webmd.com/heart-disease/beta-blockers-for-heart-attack-and-unstable-angina
http://patient.info/health/beta-blockers
Tôi bị đau thắt ơ ngực trái, có những cơn ho tự phát rất đau trong lồng ngực,điện tim thì phát hiện thiếu máu cơ tim, siêu âm thi hở van 1 lá 1/4, van 3 lá hở 1/4. Xin hỏi cách điều trị và mức độ của bệnh
Chào anh,
Theo nhưng kết quả thăm khám của bác sĩ, anh bị thiếu máu cơ tim cục bộ do vậy, biểu hiện chính mà anh đang gặp phải là các cơn đau thắt ngực, ngoài ra, hở van tim có thể gây ứ huyết tại phổi khiến anh có những cơn ho dai dẳng, đau rát trong lồng ngực. Mặc dù mức độ hở van 1/4 chưa phải là nguy hiểm nhưng anh cần lưu ý điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ để bệnh không tiến triển nặng hơn.
Để có thể kiểm soát tốt tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ mà anh đang gặp phải, anh có thể tham khảo sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ chứa các thảo dược như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm… có tác dụng giãn mạch, tăng lưu lượng tuần hoàn để giảm đi các triệu chứng đau thắt ngực, ngăn ngừa sự ứ huyết tại phổi giúp anh bớt đi những cơn ho khan và cải thiện tốt hơn tình trạng thiếu máu cơ tim mà anh đang gặp phải. Hiện nay, các thảo dược đó đều có trong tpcn Vương Tâm Thống. Anh nên dùng kết hợp với thuốc tây với liều 4 – 6 viên/ngày.
Chúc anh sớm bình phục.
Tôi đang uống thuốc tây (misenbo) và các thuốc lợi tiểu vậy có uống kết hợp cả vuong tam thống đc ko bác sỹ
Chào bạn Trung Kiên,
Để nâng cao hiệu quả điều trị các bệnh lý tim mạch, bên cạnh việc dùng thuốc hay phẫu thuật theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên kết hợp dùng Vương Tâm Thống. Sản phẩm không có tương tác gì với các loại thuốc tây bạn đang dùng, tuy nhiên để nâng cao khả năng hấp thu, bạn nên dùng cách thuốc tây và Vương Tâm Thống khoảng 1 – 2 giờ. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách dùng Vương Tâm Thống để đạt hiệu quả tối ưu trong bài viết:
https://chuadautim.com/bai-viet/vuong-tam-thong/huong-dan-su-dung-vuong-tam-thong-dung-cach-va-som-co-hieu-qua.html
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi điện hoặc liên hệ qua Zalo với chúng tôi theo số: 0962.546.541 để đươc tư vấn chi tiết.
Chúc bạn sức khỏe!